Cách bóc lớp ép plastic không rách giấy tại nhà

Hiện nay, nhiều người lựa chọn phương pháp ép plastic để bảo quản giấy tờ, tài liệu. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, họ cần bóc lớp ép plastic này ra. Vậy cách gỡ miếng ép plastic tại nhà như thế nào để không làm hỏng giấy tờ? Hãy cùng tham khảo những cách gỡ giấy ép plastic đơn giản trong bài viết sau nhé.

Ép plastic có bóc ra được không?

Ép plastic là một phương pháp bảo quản giấy tờ, tài liệu hay các vật dạng mỏng khác bằng cách sử dụng máy ép nhiệt plastic để bọc một lớp màng nhựa mỏng bên ngoài đồ vật.  Lớp màng này sẽ giúp cho đồ vật không tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, từ đó tránh được các tình trạng ẩm mốc, thấm nước, nhoè màu hay ố vàng.

Ép plastic có thể bóc ra để phục vụ cho các mục đích khác nhau
Ép plastic có thể bóc ra để phục vụ cho các mục đích khác nhau

Có một vài trường hợp bạn có thể cần bóc lớp màng ép plastic này ra như sau:

  • Khi đi công chứng các giấy tờ, tài liệu, cán bộ công chứng cần gỡ màng ép để xác minh thông tin.
  • Khi sửa đổi các thông tin liên quan đến ngày sinh, tôn giáo, họ tên… trên giấy khai sinh đã ép plastic; khi cần chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thay đổi thông tin trong sổ đỏ…
  • Lớp màng ép plastic của bạn đã được sử dụng trong thời gian dài và có dấu hiệu bong tróc, ố vàng, trầy xước, cần tháo ép để thay lớp màng mới.
  • Khi ép plastic nhưng thao tác không đúng hoặc máy ép trục trặc khiến màng ép nhăn nheo, không đẹp mắt, cần tháo ra để ép lại.

Vậy ép plastic có gỡ ra được không? Bạn có thể tách lớp màng ép ra khỏi tài liệu giấy bằng cách tác dụng nhiệt hoặc dùng các chất hóa học để làm lớp keo tan chảy và dễ bóc hơn. Tuy nhiên, việc gỡ ép có thể làm hỏng tài liệu nếu không được thực hiện đúng cách.

Các vấn đề có thể gặp phải khi gỡ ép sai cách

Nếu bạn áp dụng các cách bóc màng ép plastic sai thì giấy tờ tài liệu của bạn rất có thể sẽ bị ảnh hưởng. Một vài vấn đề mà bạn có thể gặp phải như sau:

  • Mực in dính vào màng ép plastic: Có nhiều trường hợp các kí tự, chữ in hay hình ảnh trên tài liệu bị dính vào màng ép khi bóc ra, khiến giấy tờ này không thể sử dụng được nữa.
  • Giấy bị dính vào màng ép: Khi bóc màng ép quá mạnh hay bóc màng ép khi lớp keo còn dính chặt, bề mặt giấy tiếp xúc với màng ép cũng có thể bị tách ra khỏi giấy khi bóc ép. Trong trường hợp này, tài liệu khó có thể khôi phục được như ban đầu.
  • Lớp keo trên màng ép vẫn dính vào bề mặt tài liệu: Lớp keo dán còn sót lại sẽ khiến tài liệu dễ bám bẩn hơn, che đi các thông tin trên tài liệu và gây mất thẩm mỹ.
Các vấn đề có thể gặp phải khi bóc ép không đúng cách
Các vấn đề có thể gặp phải khi bóc ép không đúng cách

Ngoài việc áp dụng đúng phương pháp tháo ép plastic, trước khi tiến hành bóc ép, có một số yếu tố cần xem xét sẽ giúp bảo vệ tài liệu của bạn khỏi bị hư hại:

  • Tài liệu của bạn cũ hay mới: Với những loại tài liệu, giấy tờ đã được sử dụng trong thời gian dài, lớp giấy có dấu hiệu lão hoá thì dù bạn có bóc tách cẩn thận, tài liệu của bạn vẫn sẽ bị hỏng.
  • Độ cũ của màng ép plastic: Một lớp màng ép được ép từ lâu sẽ dễ tách hơn so với màng ép mới được gia công.
  • Chất liệu giấy hay mực in trên giấy của bạn có nhạy cảm với nhiệt độ hay không? Nếu có thì bạn không nên sử dụng nhiệt để lột giấy ép plastic.

XEM THÊM: Kinh nghiệm chọn mua máy ép plastic A4 phù hợp với nhu cầu

Hướng dẫn cách gỡ giấy ép plastic tại nhà tiện lợi 

Để gỡ miếng ép plastic ra khỏi giấy tờ, bạn có thể sử dụng nhiệt hoặc hóa chất chuyên dụng. Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo để tháo ép ngay tại nhà của mình với các dụng cụ đơn giản, dễ tìm.

Cách gỡ giấy ép plastic bằng máy sấy

Máy sấy tóc là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Bạn có thể sử dụng máy sấy cùng 1 chiếc kéo để bóc màng ép plastic.

Các bước sử dụng máy sấy để gỡ ép plastic đơn giản như sau:

  • Cắt các cạnh thừa ra của màng ép gần sát với giấy, để lộ các cạnh của giấy nhưng cẩn thận để không cắt vào tài liệu bên trong.
  • Dùng đầu kéo hay dao rọc giấy, vật nhọn mảnh khác để tách nhẹ phần cạnh để tạo khe hở nhỏ giữa màng ép và giấy.
Tự bóc ép plastic tại nhà bằng máy sấy
Tự bóc ép plastic tại nhà bằng máy sấy
  • Sử dụng máy sấy ở chế độ sấy nóng, mức gió nhẹ hoặc trung bình để làm nóng cạnh đã được tách.
  • Sau khi sấy một lúc bạn sẽ thấy lớp keo tan chảy, màng ép hơi cong lên.
  • Bây giờ bạn có thể sử dụng ngón tay của mình để cẩn thận bóc lớp màng ra khỏi bề mặt giấy.
  • Thực hiện các thao tác như thế với toàn bộ lớp màng ép cho đến khi bóc tách được hết.

Cách gỡ giấy ép plastic bằng bàn ủi

Bàn ủi cũng có thể được sử dụng để bóc ép plastic. Với phương pháp này, bạn nên chuẩn bị bàn ủi, kéo hay dao rọc giấy và một miếng vải.

Các bước sử dụng bàn ủi để bóc giấy ép plastic như sau:

  • Bật bàn ủi để làm nóng trước trong vài phút.
  • Cắt các phần màng ép thừa ra xung quay giấy tờ.
  • Đặt giấy tờ, tài liệu lên một bề mặt bằng phẳng, sau đó dùng miếng vải phủ lên trên để tránh cho bàn ủi có thể làm nóng chảy màng ép.
  • Sau khi bàn ủi của bạn được làm nóng, hãy dùng bàn ủi là lên trên cho đến khi lớp keo bắt đầu tan chảy và màng ép hơi bong ra.
  • Dùng tay bóc màng ép, nếu phần nào chưa tan hết keo thì tiếp tục là. Làm tương tự các bước cho đến khi bóc hết 2 mặt màng ép.

XEM THÊM: Top 4 máy ép plastic A3 được ưa chuộng nhất trên thị trường

Cách bóc giấy ép plastic bằng hoá chất

Hiện nay trên thị trường có bán các loại hoá chất chuyên dụng dùng để bóc tách màng ép plastic. Các hoá chất này hoạt động bằng cách làm giảm độ kết dính của keo dính trên màng ép, từ đó giúp người dùng có thể dễ dàng bóc tách mà không lo bị hỏng giấy.

Gỡ ép plastic bằng hóa chất một cách đơn giản
Gỡ ép plastic bằng hóa chất một cách đơn giản

Ngoài ra nếu như bạn không tự tin khi gỡ miếng ép tại nhà, bạn có thể sử dụng dịch vụ bóc ép plastic của các địa chỉ uy tín. Những cơ sở này không chỉ có thể gỡ ép một cách an toàn, đảm bảo cho tài liệu của bạn mà còn có thể khôi phục lại những tài liệu bị hỏng do bóc ép không đúng cách.

Bài viết đã bật mí những cách gỡ giấy ép plastic tại nhà đơn giản mà bạn có thể tự mình thực hiện. Để bóc ép plastic, bạn cần thao tác cẩn thận và tỉ mỉ, tránh làm hỏng bề mặt giấy tờ, tài liệu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể áp dụng các cách trên để tự bóc ép thành công nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *