Động đất là gì? Các biện pháp phòng tránh khi có động đất xảy ra

Động đất là một trong những t.h.i.ê.n t.a.i có sức tàn phá khủng khiếp, gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản của con người. Vậy động đất là gì? Hãy cùng suppclean.vn và nêu các biện pháp phòng tránh khi có động đất xảy ra qua những thông tin chia sẻ dưới đây nhé!

Động đất là gì? 

Động đất hay còn được gọi là địa chấn. Đây là hiện tượng rung chuyển mặt đất đột ngột do sự giải phóng năng lượng ở lớp vỏ Trái Đất và tạo ra các sóng địa chấn. Hay nói cách khác, động đất là sự giải phóng của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó trong Trái Đất, gây nên sóng địa chấn, tác động lên bề mặt làm phá hoại công trình và có thể gây ảnh hưởng đến tính m.ạ.n.g của con người. 

động đất là gì
Động đất là gì?

Một chấn động đơn độc thường chỉ kéo dài khoảng vài giây. Nhưng các trận động đất nghiêm trọng có thể kéo dài đến vài phút, tàn hóa nhà ở, công trình xây dựng của con người. Thậm chí, nó có thể đe dọa đến tính m.ạ.n.g của con người. 

Vậy động đất thường xảy ra ở đâu? Động đất thường xảy ra phổ biến ở những khu vực có nhiều núi lửa. Các nơi xảy ra động đất nhiều trên thế giới là: Chile, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Peru, Hy Lạp, Pakistan,… 

Độ richter là gì? Các mức độ của động đất

Độ richter là đơn vị được dùng để xác định sức tàn phá của các cơn động đất. Dưới đây là các mức độ của động đất và tác động cụ thể của nó: 

Cấp độ Độ richter Mô tả Tác hại Tần suất xuất hiện
0 < 1 Vô hại Dường như không đo lường được. Khoảng 8000 lần/ ngày
1 1.1 – 1.9 Không đáng kể Chấn động nhỏ, không thể nhận biết được.  Khoảng 1000 lần/ ngày
2 2.0 – 2.9  Nhỏ Không thể cảm nhận được nhưng có thể đo lường được. Khoảng 49.000 lần/ năm
3 3.0 – 3.9 Nhẹ Cảm nhận được nhưng không gây nhiều thiệt hại 6.200 lần/ năm
4 4.0 – 4.9  Trung Bình Làm rung chuyển các đồ vật trong nhà, gây ra thiệt hại không đáng kể. Mặt đất rung chuyển Khoảng 800 lần/ năm
5 5.0 – 5.9  Trầm trọng Những công trình kiến trúc có kết cấu yếu kém có thể bị sụp đổ. Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt, vỡ. Khoảng 120 lần/ năm
6 6.0 – 6.9 Khiếp đảm Có sức tàn phá nặng nề trong chu vi khoảng 180km bán kính, làm sập nhà ở, các công trình có mức độ kiên cố ở cấp 4. Khoảng 50 lần/ năm
7 7.0 – 7.9 Kinh hoàng Tàn phá trên diện tích lớn, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng. Khoảng 18 lần/ năm
8 8.0 – 8.9 Thảm khốc Có sức tàn phá kinh khủng, có khả năng phá hủy 1 thành phố. Cấp độ này sẽ tạo ra những vết gãy thảm khốc trên bề mặt của địa cầu.  Khoảng 1 lần/ năm
9 9.0 – 9.9 Hủy diệt Tất cả mọi vật thể trên Trái Đất đều bị tàn phá, cực kỳ khủng khiếp.  Khoảng 1 lần mỗi 20 năm
10 > 10 Không có từ ngữ diễn tả Không có từ ngữ để diễn đạt Cực kỳ hiếm, chưa xảy ra tính đến thời điểm hiện tại

Nguyên nhân xảy ra động đất là gì? 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng động đất như: 

Nguyên nhân nội sinh

  • Động đất xảy ra do hang động ngầm dưới mặt đất bị sạt lở hoặc do các vụ sạt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn. Nguyên nhân này chiếm khoang 3% tổng số các vụ động đất trên thế giới và thường chỉ làm rung chuyển 1 khu vực nhất định. 
  • Hoạt động phun trào của núi lửa cũng gây nên các địa chấn nhỏ, không mạnh lắm. Nguyên nhân này chiếm khoảng 7% tổng số các trận động đất trên thế giới. 
  • Do các kiến tạo bị đứt gãy, nhất là các đứt gãy ở rìa mảng thạch quyển hay vận động kiến tạo ở đới hút chìm hoặc do hoạt động macca xâm nhập khiến lớp vỏ trái đất bị ảnh hưởng,… Nó được biết đến là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng động đất. 
động đất là gìNguyên nhân gây nên động đất là do đâu?

Nguyên nhân ngoại sinh

Do các mảnh thiên thạch va chạm vào Trái Đất nên gây các chấn động lớn hoặc nhỏ tùy theo khối lượng của mảnh thiên thạch cũng như mức độ va chạm. 

Nguyên nhân nhân sinh

Các hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt như nổ nhân tạo dưới lòng đất, thử hạt nhân, tác động áp suất cột nước của hồ thủy điện,.. cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng động đất. 

Những hậu quả do động đất gây ra

Động đất là gì? Đó là một hiện tượng tự nhiên, đến một cách bất ngờ, không dự báo trước và để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho con người. Có thể kể đến như: 

  • Làm rung chuyển mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, sụp đổ các công trình xây dựng, gây ra sạt lở đất.
  • Gây ra hỏa hoạn do chúng phá hủy các đường dây điện và đường ống khí. 
  • Động đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính m.ạ.n.g và tài sản của con người.

Bên cạnh đó, động đất còn là nguyên nhân gây nên sóng thần. Khi động đất xảy ra trong lòng đại dương sẽ đẩy một khối nước khổng lồ lên cao, tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. 

Theo các nhà khoa học, sóng thần có thể di chuyển với tốc độ lên đến 800km/ giờ tùy theo độ sâu. Nó có thể di chuyển hàng ngày cây số và quét sạch tất cả mọi thứ chỉ sau vài giờ xảy ra động đất. Thông thường, động đất xảy ra với cường độ thấp hơn 7.5 độ richter sẽ không tạo ra sóng thần, nhưng cũng có các trường hợp ngoại lệ. 

Những nơi thường xảy ra sóng thần trên thế giới là: Nhật Bản, Indonesia, Nepal, Ấn Độ, Philippines,… 

động đất là gì
Sóng thần là một trong những hậu quả cực kỳ nguy hiểm do động đất gây ra

Các biện pháp phòng tránh khi có động đất xảy ra

Động đất có thể bất ngờ xuất hiện, không được dự báo trước song chúng ta cần phải có sự chuẩn bị để tránh hoặc giảm thương tích và các thiệt hại do động đất gây nên: 

Trước khi xảy ra động đất

  • Những vật dụng trong nhà cần được dựng đứng vững chắc. Ví dụ như tivi, máy tính cần được dán chặt vào tường để tránh không để rơi xuống đất gây thương tích. 
  • Các đồ dùng nặng như tủ chén, kệ sách,… không nên đặt gần các cửa hay những lối đi lại vì khi bị đổ, chúng có thể cản lối đi. Đồng thời, những đồ vật đó cũng phải được dính chặt vào tường. 
  • Sơ tán người dân ra khỏi những vùng được dự báo là có nguy cơ xảy ra động đất mạnh.
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: thuốc men, băng y tế, đèn pin, đồ ăn đóng hộp,… để sử dụng khi cần thiết. 

Trong lúc xảy ra động đất

* Trong nhà

Nếu động đất xảy ra trong lúc bạn đang ở trong nhà thì hãy: 

  • Chui xuống gầm bàn hoặc tìm các góc phòng để đứng. 
  • Tránh không đứng gần cửa kính, gương, tủ kính,… hay bất kỳ đồ vật nào được làm bằng kính. 
  • Không đứng gần những đồ vật có khả năng bị rơi xuống như: đèn trần, bóng đèn, tranh ảnh,… 
  • Dùng sách, báo,… để che đầu và mặt khỏi các mảnh vụn có thể bắn trúng. 
  • Nếu mất điện thì phải dùng đèn pin, tuyệt đối không dùng diêm vì nó có thể gây ra hỏa hoạn. 
  • Mở radio để nghe tin tức khẩn cấp. 
các cách ứng phó khi có thiên tai
Cách xử lý khi có động đất xảy ra

* Trong các tòa nhà cao tầng

  • Không nên dùng thang máy hoặc thang bộ để bỏ chạy. Bởi khi động đất xảy ra thường kèm theo mất điện, nếu dùng thang máy có thể bị kẹt trong đó. Ngược lại nếu dùng thang bộ có thể bị thương do tường đổ hoặc bị các mảnh kính vỡ văng vào người. 
  • Tránh xa những khu vực có đèn điện, cửa kính. 
  • Mở cửa ra vào hoặc cửa sổ. 

* Ngoài đường

  • Tìm chỗ trống để đứng. Tuyệt đối không đứng gần các tòa nhà, dây điện, cây cổ thụ,.. 
  • Nếu động đất xảy ra khi đang lái xe, hãy dừng xe ở lề đường. Tránh không chui xuống gầm xe, tránh không đứng gần đường cầu, cột điện, dây điện. 

Sau khi có động đất

  • Kiểm tra xem có người bị thương không. Tuyệt đối không di chuyển người bị thương khi họ đang ở trong khu vực nguy hiểm  như gần nguồn điện,… Nếu có người t.ắ.t t.h.ở, cần phải gọi cấp cứu gấp. 
  • Nếu nhà bị sập, hãy tìm cách gây ra tiếng động lớn để kêu cứu. 
  • Luôn phải mở radio nếu có thể để xem có tin tức khẩn cấp hay không. 

Một số trận động đất, sóng thần kinh hoàng trên thế giới

Indonesia: 7,5 độ richter (năm 2018)

Ngày 28/9/2018, trận động đất với độ lớn 7,5 độ richter kèm theo sóng thần đã xảy ra tại thành phố Palu khiến hơn 4.300 người t.h.i.ệ.t m.ạ.n.g. 

Nhật bản: 9,0 độ richter ( năm 2011)

Ngày 11/3/2011, một trận động đất với sức tàn phá lên đến 9,0 độ richter đã xảy ra tại khu vực miền Đông của Nhật Bản. Trong 1 giờ xảy ra động đất, những đợt sóng thần khổng lồ đã xóa sổ nhiều thị trấn, cướp đi s.i.n.h m.ạ.n.g của hơn 20.000 người dân. Số người bị t.h.ư.ơ.n.g gần 2.400 người và hơn 190 người bị nhiễm p.h.ó.n.g x.ạ. 

Không chỉ vậy, thảm họa còn gây ra các sự cố liên tiếp tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima 1 và 2 cùng nhiều nhà máy hạt nhân khác phải ngừng hoạt động. Đây được biết đến là một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử nhân loại. 

Nepal: 7,9 độ richter (năm 2015)

Ngày 25/4/2015, trận động đất kinh hoàng đã xảy ra tại Gorkha (giữa thủ đô Kathmandu và thành phố Pokhara). Nó đã cướp đi s.i.n.h m.ạ.n.g của hơn 4000 người và khoảng 6500 người bị ảnh hưởng. Đồng thời, nó còn kéo theo vụ lở tuyết trên đỉnh núi Everest khiến 17 nhà leo núi bị thiệt m.ạ.n.g và hơn 60 người b.ị t.h.ư.ơ.n.g.

Haiti: 7,0 độ richter (năm 2010)

Ngày 12/10/2010, thủ đô của Haiti là Port-Au-Prince đã bị san phẳng bởi một trận động đất có độ lớn 7,0 độ richter kéo dài 55 giây khiến 1.5 triệu người mất nhà, số người c.h.ế.t ước tính khoảng từ 46.000 – 300.000. Chưa dừng lại đó, nó còn khiến cho rất nhiều người dân bị t.à.n t.ậ.t vĩnh viễn, đến nay vẫn chưa khôi phục lại cuộc sống của mình. 

Trung Quốc: 8,0 độ richter (năm 2008)

Ngày 12/5/2008, một trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã khiến hơn 87.000 người t.h.i.ệ.t m.ạ.n.g và hơn 10 triệu người m.ấ.t nhà cửa, hàng triệu công trình bị phá hủy. Dù tâm chấn nằm ở Tứ Xuyên nhưng các thành phố lân cận như Bắc Kinh, Thượng Hải đều cảm nhận được sự rung chuyển của mặt đất. 

Pakistan: 7,6 độ richter (năm 2005)

Trận động đất với độ lớn 7,6 độ richter xảy ra tại khu vực Kashmir (của Pakistan) đã làm 4 triệu người m.ấ.t nhà cửa và hơn 80000 người t.h.i.ệ.t m.ạ.n.g,…

Ngoài ra, còn rất nhiều trận động đất khủng khiếp khác gây thiệt lớn về người và của xảy ra trên thế giới.

Bài viết tham khảo: WFH là gì? Cần nhìn nhận đúng về trào lưu làm việc WFH hiện nay

Hy vọng qua bài viết trên supperclean.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ động đất là gì và một số biện pháp phòng tránh. 

4/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *