Nhật thực là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

Vũ trụ bao la ẩn chứa nhiều điều bí ẩn kỳ thú chờ chúng ta đến khám phá, trong đó phải kể đến hiện tượng nhật thực. Vậy nhật thực là gì? Nguyên nhân dẫn đến nhật thực là do đâu? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá rõ hơn qua bài viết bên dưới đây nhé!

Nhật thực là gì? 

Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng di chuyển vào vị trí giữa Mặt Trời và Trái Đất, chặn ánh sáng từ Mặt Trời nên Trái Đất không thể nhận được ánh sáng từ Mặt Trời. 

Khi quan sát từ Trái Đất, ta có cảm giác Mặt Trăng che khuất một phần hoặc che khuất toàn bộ Mặt Trời tùy từng vị trí quan sát. 

nhật thực là gì
Hiện tượng nhật thực xuất hiện khi nào?

Bài viết tham khảo: Nguyệt thực là gì? Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

Nhật thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng. Đồng thời, Mặt Trăng sẽ nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất. Lúc này, Mặt Trăng che khuất Mặt Trời nên ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu đến mặt đất được.

Có những loại nhật thực nào?

Khi đã hiểu rõ nhật thực là gì và nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng nhật thực, chúng ta cùng tìm hiểu xem có những loại nhật thực nào nhé!

Theo đó, có 4 loại nhật thực: 

Nhật thực toàn phần

Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra Mặt Trăng che khuất toàn bộ Mặt Trời và tạo nên các vùng bóng tối, bóng nửa tối ở trên Trái Đất. Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng ở quanh điểm cận quỹ đạo. 

Để quan sát được nhật thực toàn phần, chúng ta phải đứng trên đường di chuyển vùng bóng tối của Mặt Trắng. Nếu không chỉ có thể quan sát được nhật thực một phần. (đứng ở vùng bóng nửa tối). 

nhật thực là gì
Hình ảnh nhật thực toàn phần

Nhật thực một phần

Hiện tượng này sẽ xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất 1 phần. Từ đó, hình thành nên vùng bóng nửa tối trên mặt đất. 

Nhật thực hình khuyên

Đây là một hiện tượng thiên văn cực kỳ thú vị và đặc biệt. Lúc này, nhật thực có hình dạng giống như một chiếc nhẫn. Nguyên nhân là bởi Mặt Trăng chỉ che khuất được phần trung tâm của Mặt Trời, chỉ để lộ phần rìa Mặt Trời. Hiện tượng này rất hiếm khi xuất hiện bởi khi đó, cả Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất phải nằm thẳng hàng nhau trên một đường thẳng nhưng do khoảng cách nhất định khiến Mặt Trăng không thể che hết Mặt Trời. Do vậy,  Mặt Trời hiện ra giống như một “vòng lửa” bao bọc lấy Mặt trăng. 

nhật thực là gì
Nhật thực hình khuyên

Nhật thực lai

Hiện tượng này cũng rất ít khi xuất hiện, được xem là kiểu trung gian nữa nhật thực hình khuyên và nhật thực toàn phần. 

Một số lần nhật thực xuất hiện trong những năm gần đây

Nhật thực 2021

Trong năm 2021, chúng ta được chiêm ngưỡng 2 lần nhật thực: 

  • Ngày 10/6/2021: Một số quốc gia lớn ở phía Bắc thế giới như Nga, Canada được chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên. Trong khi đó, phần lớn các nước ở khu vực Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ chỉ có thể chiêm ngưỡng nhật thực một phần. 
  • Ngày 4/12/2021: Khu vực Nam Cực được quan sát nhật thực toàn phần. Trong khi đó, các quốc gia phía Nam bán cầu chỉ có thể quan sát được Nhật thực một phần. 

Nhật thực 21/6/2020

Vào ngày 21/6/2020, Việt Nam được chiêm ngưỡng nhật thực một phần, tăng dần từ khu vực phía Nam ra đến phía Bắc. Thời gian bắt đầu nhật thực từ 13h15 – 19h20 phút. 

Nhật thực 2018

Ngày 11/8/2018 xuất hiện hiện tượng nhật thực một phần. Các khu vực có thể quan sát được hiện tượng này là: Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nước thuộc khu vực Châu Á. 

Giải đáp một số câu hỏi thắc mắc liên quan đến nhật thực

Nhật thực diễn ra trong thời gian bao lâu?

Nhật thực có thể kéo dài trong một vài phút bởi vùng tối của Mặt Trăng di chuyển khá nhanh. Thông thường, thời gian quan sát nhật thực dài nhất sẽ không quá 7 phút 31 giây và ngắn hơn 5 phút. 

Theo các nhà thiên văn học, trong mỗi thiên nhiên kỷ sẽ có khoảng 10 lần nhật thực toàn phần kéo dài hơn 7 phút. 

nhật thực thường kéo dài trong bao lâu?
Nhật thực kéo dài trong bao lâu?

Nhật thực xảy ra bao nhiêu lần mỗi năm?

Mỗi năm sẽ có ít nhất khoảng 2 lần nhật thực và nhiều nhất khoảng 5 lần nhật thực. Tuy nhiên, số lần nhật xảy ra 5 lần nhật thực trong năm thực sự rất hiếm. Theo nghiên cứu của Nasa, trong vòng 5000 năm mới có 25 năm có 5 lần nhật thực xảy ra/ năm. Lần cuối cùng là vào năm 1935. Năm tiếp theo ước tính sẽ là năm 2206. 

Lưu ý khi quan sát nhật thực

Do bức xạ Mặt Trời rất mạnh nên nếu như quan sát nhật thực không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho mắt như: bỏng giác mạc, mất thị lực trong thời gian ngắn, đau đớn, đục thủy tinh,… Vì vậy, hãy sử dụng các dụng cụ bảo vệ mắt khi quan sát nhật thực như: kính quan sát chuyên dụng, dùng các tấm lọc ánh sáng mặt trời,..

Bài viết tham khảo: HDI là gì? Chỉ số HDIcủa Việt Nam những năm gần đây như thế nào?

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi nhật thực là gì và nguyên nhân gây nên hiện tượng nhật thực. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc thêm phần nào hiểu biết về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này nhé! Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc hay góp ý cho bài viết thì hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *