Những người sống hướng ngoại, sôi nổi và nhiệt tình, rất dễ thu hút sự chú ý của người khác hơn là người sống nội tâm. Vậy nội tâm là gì? Những người sống nội tâm thường ít nói và rất nhàm chán – liệu có phải như vậy không? Hãy cùng supperclean.vn khám phá qua bài viết này nhé!
Contents
Nội tâm là gì?
Nội có nghĩa là bên trong; còn tâm có nghĩa mặt tình cảm, suy nghĩ, ý chí của con người. Như vậy, có thể hiểu đơn giản nội tâm là tâm tư, tình cảm của con người; nó được xem là một phần tính cách của con người.
Những người sống nội tâm thường rất ít khi chia sẻ cảm xúc, tâm tư của mình với người khác. Và khi tiếp xúc, bạn luôn cảm thấy họ thật khó hiểu và có vẻ hơi khó để làm quen.

Độc thoại nội tâm là gì?
Độc thoại nội tâm là những lời nói độc thoại không cất lên thành tiếng, là lời nói mà nhân vật tự nói với chính mình. Thông qua độc thoại nội tâm, chúng ta có thể dễ dàng khám phá nội tâm nhân vật. Thủ pháp này được sử dụng rất phổ biến trong văn học.
Ví dụ: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… (Làng – Kim Lân).
=> Thể hiện tâm trạng đau khổ, buồn bã và thất vọng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng mình đã theo giặc.
Miêu tả nội tâm là gì?
Là tái hiện lại cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm trạng nhân vật. Thủ thuật này được dùng nhiều trong văn tự sự nhằm khắc họa đặc điểm và tính cách nhân vật; giúp cho hình ảnh nhân vật trở nên sống động và hấp dẫn hơn.
Ví dụ về miêu tả nội tâm nhân vật trong văn tự sự: “Mặt lỗi đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại, ép cho những dòng nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như con nít. (Lão Hạc – Nam Cao).
=> Miêu tả nội tâm của Lão Hạc thông qua việc miêu tả ngoại hình (về cử chỉ, nét mặt). Đó là sự đau đớn, dằn vặt và ân hận của lão khi bán cậu Vàng.
Người sống nội tâm – Bạn đã biết gì về họ?
Khi được hỏi người sống nội tâm là gì, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ họ là những con người ít nói, ngại giao tiếp, chỉ sống khép kín trong vỏ bọc do chính họ tạo ra. Những người sống nội tâm thường rất nhàm chán, họ thích cô đơn, không muốn tiếp xúc với và không biết tận hưởng cuộc sống. Phải chăng điều đó có đúng không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Sống nội tâm không có nghĩa là sống khép kín, tự ngăn cách mình với thế giới bên ngoài. Bạn luôn cảm thấy họ thật khó hiểu, thật khó để làm quen. Nhưng không phải đâu, đơn giản là họ không thích chia sẻ cảm xúc của mình với người khác hoặc không tìm được người có cùng “tần sóng”. Họ luôn cảm thấy rất khó để tìm được người tâm đồng ý hợp với mình nên không muốn nói ra suy, cảm xúc cá nhân. Vì vậy, họ rất nhạy cảm, thường nghĩ nhiều hơn là nói, họ thích quan sát mọi thứ xung quanh, họ cười một mình, vui một mình mà buồn cũng chỉ một mình.

Người sống nội tâm không hẳn là người ít giao tiếp, lầm lì, ít nói. Có những người sống nội tâm nhưng họ vẫn rất hòa đồng với mọi người. Họ nói nhiều, cười nhiều để khéo léo che đậy cảm xúc của bản thân. Nhưng cũng có những người sống nội tâm rất ít khi giao tiếp. Họ rất giỏi che đậy cảm xúc, vui hay buồn cũng chỉ riêng mình họ biết, không hề chia sẻ hay tâm sự với ai.
Họ cũng không thích nhờ vả người khác mà sẽ tự làm tất cả mọi việc. Họ thà tìm đường vòng còn hơn là nhờ sự hỗ trợ của người khác. Họ cũng thích dùng hành động thay cho những lời họ muốn nói. Họ cũng không thích khoe khoang thành tích của mình với người khác.
Người sống nội tâm luôn thích sống trong hoài niệm, họ thích yên lặng suy nghĩ một mình. Họ có cả rừng cô đơn nhưng đó là nơi an toàn nhất của họ.
Người nội tâm sống rất chân thành và tình cảm. Họ không chiếm được nhiều cảm tình của người khác bởi họ không giỏi lấy lòng người khác.
Người nội tâm mỗi khi gặp biến cố sẽ bị shock nặng. Bởi bản thân họ luôn cố gắng xử lý mọi chuyện một mình. Trong khi đó, những người hướng ngoại sẽ có bạn bè, có gia đình giúp đỡ.
Người sống nội tâm cũng không khó gần và khó tính như nhiều người thường nghĩ. Bạn có thể làm bạn với họ, sẵn sàng để họ “moi hết ruột gan” để tâm sự nếu biết cách “gãi đúng chỗ ngứa”.
Những dấu hiệu cho thấy bạn là người sống nội tâm
Những người sống nội tâm thường có những đặc điểm sau đây:
- Không thích trò chuyện xã giao, thay vào đó bạn thích những cuộc hội thoại có ý nghĩa.
- Thích đi chơi với một nhóm ít người hơn là nhóm nhiều người.
- Cần rất nhiều thời gian để cởi mở, thân quen với người khác.
- Cực kỳ giỏi quan sát và rất hay để ý đến mọi thứ xung quanh.
- Cực kỳ thận trọng trong việc chọn bạn. Do vậy, số lượng bạn bè của người sống nội tâm thường rất ít.
- Bạn rất giỏi trong việc lắng nghe người khác nói. Bạn nghe không chỉ đơn giản là để đáp lại mà còn để hiểu.
- Luôn tự xem xét, đánh giá các vấn đề của bản thân, nhất là những nhược điểm của mình.
- Suy nghĩ rất cẩn thận trước khi tranh luận hay bàn luận về một vấn đề nào đó.
- Rất thích ở một mình và cảm thấy thoải mái vì điều đó.

- Dành nhiều thời gian để quan sát mọi người xung quanh.
- Dễ rơi vào trạng thái lo lắng khi gặp điều gì đó.
- Không giỏi thể hiện cảm xúc cá nhân.
- Luôn có hàng tá lý do để từ chối các cuộc gặp mặt.
- Thích giao tiếp thông qua hình thức viết tay hơn là gặp mặt nói chuyện trực tiếp.
Có nên làm bạn với người sống nội tâm không?
Có một sự thật mà ít ai biết là người nội tâm thường rất thân thiện, tốt bụng và tử tế. Họ luôn chậm rãi, thoải mái đến một cách đáng mến dù thế giới có vội vàng và ồn ào như thế nào đi chăng nữa. Họ sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không cần được trả ơn. Họ sẵn sàng lắng nghe bạn tâm sự cả mấy tiếng trời mà không hề phàn nàn. Họ không bao giờ bỏ mặc bạn mỗi khi bạn gặp khó khăn hay vấn đề gì trong cuộc sống. Vậy nên nếu bạn đang có một người bạn sống nội tâm thì hãy luôn trân trọng người đó nhé!
Làm thế nào để bước vào thế giới của người sống nội tâm?
Người sống nội tâm là gì? Đó là những người rất khó hiểu, thế giới của họ phức tạp hơn những gì ta nghĩ. Tuy nhiên, bạn có thể bước chân vào thế giới đó nếu hiểu rõ tâm lý của họ.
- Người nội tâm thích sự yên lặng, không thích những nơi náo nhiệt, ồn ào hay những buổi tiệc tùng. Vì vậy, nếu muốn đến gần họ, hãy bắt đầu từ những cuộc hẹn đơn giản ở nhà sách, thư viện hay những quán cà phê yên tĩnh hoặc bất kỳ nơi nào đó yên tĩnh, không ồn ào, không xô bồ.

- Người nội tâm thường không thích nói nhiều, họ thích hành động hơn. Họ cũng không giỏi ăn nói hay giao tiếp. Vậy nên hãy tiếp cận họ một cách từ từ, đừng dùng lời nói, hãy dùng hành động của mình cho họ thấy rằng bạn muốn làm bạn với họ. Muốn làm quen với người sống nội tâm, bạn sẽ phải thật kiên nhẫn đấy!
- Người nội tâm thường rất hay để ý đến khuyết điểm của bản thân. Vì vậy, bạn đừng bao giờ nói chuyện trực tiếp về những nhược điểm đó của họ. Hãy nói về chủ đề đó một cách khéo léo để họ cảm nhận được bạn mong muốn được giúp đỡ họ khắc phục nhược điểm chứ không hề có ý định chê bai hay cười nhạo khuyết điểm đó.
- Cuối cùng, hãy dùng chính sự chân thành, quan tâm của mình để họ sẵn sàng mở cửa trái tim và dành cho bạn một vị trí nhất định trong đó.
Bài viết tham khảo: In terms of là gì? Cấu trúc và cách dùng của “in terms of”
Hy vọng qua bài “Nội tâm là gì? Những dấu hiệu cho thấy bạn là người sống nội tâm” sẽ mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin hay và bổ ích. Với những người sống nội tâm, chỉ cần một chút tinh tế, một chút quan tâm, một chút chân thành là bạn có thể đọc vị được tâm lý của họ và cảm thấy họ hoàn hảo, tốt bụng hơn những gì chúng ta nghĩ đấy!