Khi làm bài tiểu luận, luận văn hoặc ký kết hợp đồng, chúng ta thường nhìn thấy mục phụ lục. Vậy phụ lục là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phụ lục cũng như mục đích, vai trò và cách trình bày phụ lục trong luận văn!
Contents
Phụ lục là gì? Phụ lục tiếng Anh là gì?
Phụ lục là phần văn bản, những tài liệu đi kèm và bổ trợ cho nội dung của bài tiểu luận, luận văn hoặc hợp đồng,…. Phụ lục không được dày hơn phần chính và có mối quan hệ mật thiết, bị ràng buộc với những nội dung có trong hợp đồng hay bài luận đó.
Mỗi loại phụ lục khác nhau sẽ có cách tạo và trình bày khác nhau, không theo bất kỳ mẫu nào. Vì vậy, chúng ta cần phải phân biệt được để trình bày nó tốt nhất!
Trong tiếng Anh, phụ lục được viết là Appendix.

Phân loại phụ lục
Phụ lục được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Dưới đây là một số loại phụ lục được dùng phổ biến trong cuộc sống:
Phụ lục hợp đồng
Phụ lục hợp đồng trong tiếng Anh được viết là Addendum. Đây là phần nội dung đính kèm với hợp đồng nhằm mục đích sửa đổi các điều khoản, điều kiện; có hiệu lực tương đương như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng phải phù hợp, không được trái với nội dung của hợp đồng. Hay nói cách khác, phụ lục của hợp đồng và các nội dung trong hợp đồng có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.

Trong thực tế, có rất nhiều hợp đồng với nội dung dài, phức tạp. Trong khi đó, những điều khoản hình thành hợp đồng phải đáp ứng các yêu dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích, chứa đựng thông tin cần thiết để việc thực hiện hợp đồng đạt kết quả tốt nhất. Do vậy, khi tiến hành ký kết, các bên thỏa thuận thường đính kèm phụ lục để giải thích chi tiết hơn các quy định có trong hợp đồng.
Ví dụ: phụ lục hợp đồng thuê nhà có thể bao gồm các nội dung như số lượng, tình trạng,… các tài sản có trong ngôi nhà cho thuê.
Phụ lục hợp đồng không phải là hợp đồng phụ mà nó là một bộ phận của hợp đồng. Các bên tham gia ký kết phải thực hiện đầy đủ các nội dung trong hợp đồng và phụ lục của hợp đồng đó.
Tùy theo mục đích, chức năng sử dụng mà phụ lục hợp đồng sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau: phụ lục gia hạn hợp đồng, phụ lục thành viên hộ gia đình, phụ lục hợp đồng điều chỉnh thuế, phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thanh toán mới nhất, phụ lục hợp đồng mua bán bất động sản/ hàng hóa,….
Phụ lục luận văn
Trong các bài luận văn hay tiểu luận, phụ lục là phần thông tin được đưa ra để chứng minh, giải thích về một vấn đề nào đó được đề cập đến trong bài luận văn mà không đưa trực tiếp vào bài. Đó có thể là đồ thị, biểu đồ, ghi chú, bảng dữ liệu thô, hình ảnh, phiếu câu hỏi khảo sát,…
Thông thường, phần phụ lục này sẽ được trích riêng và trình bày ở đoạn kết hoặc mở đầu của bài luận văn.
Phụ lục được chia thành 2 loại khác nhau: phụ lục dài và phụ lục được tách ra thành nhiều phụ lục nhỏ hơn. Mỗi phụ lục sẽ có tiêu đề, ký tự nhận dạng và cách trình bày khác nhau.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về phụ lục trong luận văn.
Vai trò của phụ lục luận văn là gì?
Vai trò của phụ lục là gì? Khi trình bày luận văn hay tiểu luận, phần phụ lục đóng vai trò cực kỳ quan trọng nên bạn cần phải đặc biệt chú ý, không nên trình bày qua loa, sơ sài. Các vai trò của nó là:
- Diễn giải, chứng minh, đưa ra những bằng chứng thuyết phục nhất về những thông tin mà bạn đã trình bày trong luận văn. Từ đó, đảm bảo độ chính xác, minh bạch và tin cậy cho bài luận văn. Đồng thời, đây cũng là phần thông tin tham khảo rất hữu ích đối với độc giả.
- Tạo điều kiện giúp bài luận văn được trình bày ngắn gọn và khoa học nhất. Việc đưa quá nhiều thông tin vào bài luận có thể dẫn đến tình trạng loãng thông tin, quá lan man và tắc mạch trình bày. Thay vào đó, chúng ta chỉ nên đưa kết luận cuối cùng. Còn phần diễn giải hay quá trình làm khảo sát,… như thế nào thì nên đưa vào phụ lục. Như vậy, mạch cảm xúc khi làm sẽ đi theo một chiều, không bị lan man quá!
- Hoàn thiện luận văn tốt nhất, không tốn quá nhiều thời gian. Khi chúng ta thống kê, sắp xếp luận văn theo thứ tự của bài viết sẽ giúp người học dễ dàng và nhanh chóng tra cứu dữ liệu cần kiểm tra hay sửa đổi. Như vậy, bạn đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức để làm bài luận.

Các lưu ý khi trình bày phụ lục luận văn
Những nội dung được đưa vào phụ lục của luận văn
Mục đích của những nội dung trong phụ lục là minh họa, diễn giải, giải thích cho những suy luận được trình bày trong bài là có cơ sở. Những nội dung nên đưa vào gồm có:
- Dữ liệu thô: Đây là dữ liệu thu được trong quá trình nghiên cứu và có liên quan đến nội dung bài luận. Dữ liệu thô là những dữ liệu chưa được xử lý hay phân tích. Đó có thể là bảng thống kê, dữ liệu mở rộng,…
- Đồ thị, hình ảnh và biểu đồ: Đây là những thông tin được thu thập trong quá trình thống kế hoặc từ các tài liệu tham khảo (cần phải được trích dẫn nguồn). Các hình ảnh, đồ thị hay biểu đồ cần phải được đặt tên và đánh số thứ tự.
- Phiếu khảo sát: Dù là khảo sát trực tiếp hay khảo sát online thì bạn cũng cần phải ghi lại những câu hỏi đó vào phiếu khảo sát và trình bày trong phần mục lục. Các thiết bị mà bạn sử dụng như máy ghi âm, máy tính, email,… phục vụ cho quá trình khảo sát cũng cần được ghi lại để người đọc có thể hình dung được.
Cách định dạng phục lục
- Tiêu đề của phụ lục có thể viết in hoa tất cả hoặc chỉ viết hoa chữ cái đầu tùy theo yêu cầu của từng trường.
- Đảm bảo giữa khoảng cách duy nhất trong suốt quá trình trình bày phụ lục.
- Phụ lục cần được đánh số thứ tự hoặc theo ký tự alphabet để có thể dễ dàng phân biệt.
Cách sắp xếp nội dung trong phụ lục
- Các phụ lục có thể được sắp xếp theo trình tự xuất hiện như trong nội dung bài luận. Cái nào được đề cập trước thì viết trước; đề cập sau thì trình bày sau.
- Hoặc cũng có thể phân chia thành từng nhóm để người xem tiện theo dõi, không bị rối và tăng tính logic cho bài luận. Thông thường, người ta sẽ trình bày các nhóm theo trình tự như sau: phiếu khảo sát – nội dung phỏng vấn – đồ thị/ biểu đồ – hình ảnh.
Lựa chọn vị trí đặt phụ lục
- Phụ lục thường được đặt ở phần cuối của luận văn, sau mục tài liệu tham khảo.
- Việc đánh số trang cho phụ lục phải đồng nhất với nội dung của bài luận để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm.

Rà soát lại nội dung
Sau khi hoàn tất, cần phải kiểm tra tính rõ ràng cũng như súc tích của nội dung phụ lục. Điều chỉnh các lỗi chính tả, ngữ pháp để không làm mất thiện cảm với người xem.
Ngoài ra, phải đảm bảo bằng tên phụ lục được đề cập đến trong nội dung bài luận phải trùng khớp với tên trong mục phụ lục. Điều này sẽ đảm bảo được tính chính xác và phát huy tối đa công dụng của phụ lục.
Bài viết tham khảo: [Hướng dẫn] Các cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ phụ lục là gì và một số lưu ý khi làm phụ lục cho bài luận văn, tiểu luận. Mọi ý kiến góp ý về bài viết xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, supperclean.vn luôn sẵn sàng đón nhận để hoàn thiện bài viết và mang đến cho độc giả những thông tin có giá trị nhất!