Tự mãn được ví là căn bệnh “ngấm ngầm” triệt tiêu động lực phấn đấu và cố gắng của mỗi người. Vậy tự mãn là gì? Đâu là dấu hiệu nhận biết sự tự mãn? Tác hại của căn bệnh tự mãn là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và khám phá trong bài viết này nhé!
Contents
Tự mãn là gì?
Tự mãn là trạng thái tự tin thái quá dẫn đến ảo tưởng về chính mình. Tự mãn là cảm giác thỏa mãn về những gì đã đạt được hoặc làm được mà cho rằng bản thân không cần nỗ lực. Tự mãn có thể xuất hiện ở bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống như học tập, công việc,…
Dân gian ta có câu tục ngữ “ngủ quên trong chiến thắng” để diễn tả sự tự mãn của con người.
Tự mãn tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, có nhiều từ thể hiện sự tự mãn như complacent, full of oneself, self-satisfied.
Ví dụ:
- “Our house is the cleanest in the row,’ she said in her self-satisfied way. (Nhà của chúng tôi sẽ sạch sẽ nhất dãy phố này – cô ấy nói với vẻ tự mãn)
- Complacency does have a tendency to breed contempt. (Sự tự mãn có xu hướng sinh ra sự khinh thường)
Dấu hiệu nhận biết sự tự mãn là gì?
Luôn cho rằng mình đúng
Ranh giới giữa sự tự tin và tự mãn thường rất mong manh. Những người tự tin quá mức về trình độ cá nhân thường hay đánh giá người khác không bằng mình. Họ luôn cho rằng mình đúng, sống bảo thủ, từ chối tiếp nhận ý kiến từ những người xung quanh.
Lâu ngày, sự tự mãn khiến họ ngày càng chủ quan, ảo tưởng về năng lực cá nhân, không chịu lắng nghe, không chịu học hỏi thêm kiến thức mới. Từ đó, khiến bản thân tụt hậu so với bạn bè, đồng nghiệp.
Luôn tự hài lòng, thỏa mãn về bản thân
Người tự mãn rất dễ thỏa mãn với những gì mình đang có. Họ cho rằng làm như vậy là đạt yêu cầu, không cần cố gắng cũng không phải phấn đấu làm gì cho mệt.
Họ làm việc rập khuôn theo cách cũ, không có sự cải tiến và đổi mới. Tâm lý của người tự mãn chả khác gì “ếch ngồi đáy giếng”; tự coi miệng giếng là bầu trời, không cố gắng tìm kiếm những giải pháp mới. Kết quả là họ trở nên lười biếng, ỷ lại, tự tiêu diệt ý chí tiến thủ của chính mình.
Tự xem mình là trung tâm
Đây là dấu hiệu thường gặp ở người tự mãn. Bản thân họ luôn cho rằng mình quan trọng với tất cả mọi người xung quanh. Dù việc lớn hay nhỏ, người tự mãn luôn có xu hướng phóng to mọi chuyện.
Hơn nữa, vì luôn xem mình là trung tâm nên họ không thích lắng nghe ý kiến của người khác. Cho dù đó là lời khuyên chân thành và có ích cho họ.
Luôn kể về thành tích cá nhân
Đặc điểm của những kẻ tự mãn là gì? Kẻ tự mãn rất hay nói về thành tích của mình. Niềm vui của họ là khoe khoang những thứ mình đạt được và thổi phồng chúng lên. Thậm chí, họ có thể “nhai đi nhai lại” một chuyện mà không biết chán.
Thái độ vô lễ, xem thường tất cả mọi người
Khó ai có thể lọt vào “mắt xanh” của kẻ tự mãn. Những người này thường có thái độ trịnh thượng, xấc xược, nghĩ rằng mình giỏi nên luôn coi thường người khác; kể cả những người lớn tuổi hay cấp trên.
Tác hại của căn bệnh tự mãn là gì?
Tự mãn là căn bệnh đe dọa sự phát triển của cá nhân và doanh nghiệp. Các tác hại của số tự mãn là:
Khiến công việc bị trì trệ
Người tự mãn luôn ảo tưởng mình có thể làm công việc này tốt và không mất nhiều thời gian như người khác. Vì vậy, họ thường để đến lúc gần hết hạn mới bắt tay làm. Điều này khiến công việc bị đình trệ do có phát sinh khó khăn ngoài ý muốn hoặc không đạt hiệu quả như mong đợi.
Gây ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh
Trong mắt người khác, người tự mãn thường là những kẻ hợm hĩnh, tự kiêu và tự cho mình điểm tuyệt đối trên mọi phương diện. Khi làm việc nhóm, họ luôn muốn mọi người thực hiện theo kế hoạch của mình và đánh giá thấp ý kiến của các thành viên khác. Điều này làm nảy sinh bất đồng, tranh cãi trong công việc và gây ảnh hưởng đến hiệu quả. Đồng thời, mối quan hệ giữa họ và đồng nghiệp ngày càng trở nên xa cách, khó có thể hòa hợp.
Sự nghiệp kém phát triển
Có hai nguyên nhân khiến sự nghiệp của người tự mãn tụt lùi. Một là dễ dàng thỏa mãn với những thứ mình đang có nên cho rằng bản thân không cần nỗ lực nữa. Hai là họ luôn cho rằng mình tài giỏi nên không chịu học tập, cập nhật kiến thức nên dễ thất bại do cách làm cũ không phù hợp với thời thế. Những thứ này khiến họ ngày càng tụt lùi, không có sự thăng tiến và phát triển trong công việc.
Bí quyết thoát khỏi sự tự mãn là gì?
Tự mãn không phải là căn bệnh của một cá nhân mà của cả tập thể. Không riêng người tri thức mà cả người lao động chân tay đơn giản cũng mắc phải. Vậy có cách nào để thoát khỏi sự tự mãn không? Dưới đây là một số tips hay dành cho bạn:
Tự nhận thức
Để thoát khỏi sự tự mãn, mỗi chúng ta phải tự nhận thức rằng sống là phải cố gắng và nỗ lực từng giây từng phút. Thế giới bao la rộng lớn, có nhiều điều mà chúng ta không biết. Vì vậy, hãy không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, trải nghiệm và tiến thân về phía trước.
Coi thất bại là bài học quý
Tâm lý sợ thất bại cũng là nguyên nhân khiến nhiều người trở nên tự mãn, không muốn thoát khỏi chiến thắng hiện tại. Họ sợ thất bại, sợ người khác chê cười.
Tuy nhiên, nếu không có vấp ngã thì bạn sẽ chẳng thể nào tích lũy được kinh nghiệm mới để gặt hái nhiều thành công khác. Vì vậy, đừng sợ thất bại; hãy coi nó là cơ hội để ta đánh giá lại chính mình và có những bước tiến xa hơn.
Tìm người thầy tốt
Hiểu rõ tự mãn nghĩa là gì bạn sẽ thấy tầm quan trọng của người dẫn dắt trong cuộc đời của mỗi người. Một đứa trẻ sẽ tự mãn nếu không ai nói cho nó biết điểm 10 hôm nay chỉ là một hạt cát nhỏ trong sa mạc. Một nhân viên sẽ trở nên tự mãn nếu người lãnh đạo không cho họ biết phương án này của họ chưa hẳn là tối ưu nhất và chưa chắc sẽ đúng vào ngày mai. Một tập thể sẽ tự mãn nếu người đứng đầu không nhắc nhở họ phải không ngừng sáng tạo và đổi mới.
Trong cuộc sống sẽ có những lúc chúng ta “lầm đường lạc lối” dẫn đến suy nghĩ, hành động mang tính chủ quan. Khi đó, một người dẫn dắt tốt sẽ giúp bạn vượt qua “đầm lầy” đen tối đó.
Hạ bớt cái tôi
Cái tôi của người tự mãn thường rất lớn. Vì vậy, bạn sẽ không thể thoát khỏi chúng nếu như không chịu hạ bớt cái tôi để lắng nghe lời khuyên và góp ý chân thành từ người xung quanh.
Hãy học cách lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Điều này không chỉ giúp bạn hòa đồng hơn với mọi người mà còn loại bỏ dần tính tự mãn.
XEM THÊM:
Cuộc đời là đường đua vô tận mà lúc nào chúng ta cũng phải cố gắng chạy đua với thời gian. Đôi khi một vài lời tâng bốc hay thành công nhỏ khiến chúng ta tự mãn, ngủ quên trong chiến thắng. Điều vô cùng nguy hiểm, có thể giết chết sự nghiệp của một người ngay tức khắc. Hy vọng qua bài viết này của supperclean sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về tự mãn là gì để biết cách bảo vệ bản thân khỏi tính xấu này nhé!