Văn tự sự là gì? Bí quyết làm bài văn tự sự đạt điểm cao

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, các bạn học sinh được làm quen với khái niệm văn tự sự. Vậy văn tự sự là gì? Bí quyết để bài văn tự sự đạt điểm cao là gì? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Văn tự sự là gì Ngữ Văn 6?

Văn tự sự là văn gì? Văn tự sự là loại văn kể chuyện bằng cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này tiếp nối sự việc kia. Cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện ý nghĩa nhất định. Văn tự sự giúp độc giả có cái nhìn khái quát nhất về toàn bộ sự việc hoặc đối tượng được nhắc đến. 

Khái niệm về văn tự sự
Khái niệm về văn tự sự

Văn tự sự có nhiều điểm khác biệt với văn miêu tả và văn biểu cảm. Sự khác biệt rõ nhất là văn tự sự dùng lời kể để tái hiện toàn bộ sự việc. Trong khi đó, văn miêu tả sẽ dùng ngôn từ để giúp độc giả hình dung về sự vật, sự việc đang diễn ra. Còn văn biểu cảm dùng ngôn từ để bộc lộ cảm xúc của nhân vật. 

Nguồn gốc của văn bản tự sự là gì?

Trong các thể loại văn học, có lẽ văn tự sự tồn tại sớm nhất. Chúng bắt đầu từ những mẩu chuyện ngắn hay các tác phẩm văn học dân gian. Khi chữ viết được hình thành vào khoảng thế kỷ X, văn học dân gian chuyển mình thành văn viết thì văn tự sự được dùng nhiều hơn. 

Bố cục bài văn tự sự

Một bài văn tự sự có bố phục 3 phần, đó là:

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát về con người, hiện tượng hoặc sự vật được nhắc đến trong câu chuyện.
  • Thân bài: Tường thuật, kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định. 
  • Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Đồng thời đưa ra đánh giá và bài học được rút ra từ câu chuyện. 

Mục đích của văn tự sự là gì?

Tường thuật câu chuyện theo trình tự nhất định

Vai trò của bài văn tự sự là gì? Văn tự sự dùng để kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định. Người viết có thể tùy ý thiết kế cốt truyện theo cách mà mình muốn. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các tuyến nhân vật phù hợp; cốt truyện mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu. 

Tường thuật, kể lại câu chuyện theo trình tự nhất định
Tường thuật, kể lại câu chuyện theo trình tự nhất định

Lưu truyền nhiều câu chuyện kể khác nhau

Văn tự sự dùng để trình bày các tác phẩm văn học dưới dạng chữ viết và lưu truyền cho thế hệ sau. Các thể loại văn học dân gian như truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,… đều dùng hình thức tự sự để truyền tải thông điệp ý nghĩa đến người đọc. 

Các thành phần quan trọng của văn tự sự là gì?

Một bài văn tự sự cần có 3 thành phần chính là:

Nhân vật

Văn tự sự có 2 tuyến nhân vật là nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là linh hồn của câu chuyện; thường đại diện cho cái tốt và là tượng đài chính nghĩa. Nhân vật phụ thường là nhân vật phản diện; đại diện cho những thứ xấu xa và tiêu cực trong cuộc sống. Họ là đòn bẩy giúp cho nhân vật chính tỏa sáng hơn.

Chuỗi các sự việc

Trong văn tự sự, chuỗi các sự việc được trình bày cụ thể về thời gian, địa điểm, do ai thực hiện, nguyên nhân, kết quả,… Tất cả các sự việc được sắp xếp theo trật tự nhất định nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn truyền đạt. 

Chuỗi các sự việc, hành động tạo nên câu chuyện 
Chuỗi các sự việc, hành động tạo nên câu chuyện

Ngôi kể

Người kể chuyện trong văn tự sự thường xuất hiện dưới 2 hình thức, đó là:

  • Ngôi thứ nhất: Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật. 
  • Ngôi thứ ba: Tạo sự khách quan và mở rộng không gian, phạm vi cho câu chuyện. Người kể giấu mình nên có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trong văn bản. 

Hướng dẫn làm bài văn tự sự hay và đạt điểm cao

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn học sinh đã hiểu rõ về văn tự sự là gì lớp 8 rồi phải không? Vậy để có bài văn tự sự hay, chúng ta cần chú ý những gì? Dưới đây là một số điều mà các bạn cần lưu ý khi làm văn tự sự:

Xác định đúng yêu cầu đề bài

Khi làm văn tự sự, chúng ta thường gặp 2 dạng bài sau:

  • Kể lại câu chuyện có sẵn: Ví dụ “kể lại câu chuyện Tấm Cám hoặc Thánh Gióng,…”. Với dạng bài này, các bạn sẽ xác định nhân vật, các sự việc đã xuất hiện trong tác phẩm và xâu chuỗi để tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh. Nhìn chung, đây là dạng bài dễ nhất trong phần làm bài văn tự sự.
  • Kể lại câu chuyện không có sẵn: Ví dụ như “ Hãy kể lại câu chuyện em gặp gỡ với Thánh Gióng và nghe Thánh Gióng kể về câu chuyện sau khi trở về trời” hay “Kể về bản thân em trong tương lai”,… Đây là dạng bài nâng cao hơn, yêu cầu học sinh phải tự thiết kế nhân vật và sự việc cho câu chuyện của mình. 

Bên cạnh đó, các bạn học sinh cũng có thể gặp các dạng bài sau:

  • Kể chuyện dân gian: Cần đảm bảo cốt truyện được giữ nguyên, không bị thay đổi. Chú ý sáng tạo đoạn mở đầu và kết thúc để gây ấn tượng với người đọc. 
  • Dạng kể về người: Tránh nhầm lẫn sang văn tả bằng cách kể về công việc, hành động,… mà người đó đã thực hiện. Nên giới thiệu về hình dáng, tính cách,… đan xen trong lời kể chuyện để không bị sa đà vào miêu tả nhân vật. 
  • Kể các sự việc đời thường: Hình dung các sự việc và xâu chuỗi theo một thứ tự nhất định để làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện. Lưu ý, lựa chọn ngôi kể phù hợp với yêu cầu đề bài.

Ngoài ra, còn một dạng bài tập khác là tóm tắt văn bản tự sự. Vậy tóm tắt văn bản tự sự là gì? Đây là việc dùng lời văn của mình để trình bày ngắn gọn nội dung chính (gồm có nhân vật chính và các sự việc quan trọng) của một văn bản tự sự. 

Văn bản tóm tắt thường có các đặc điểm sau:

  • Trung thành với nội dung chính của văn bản gốc
  • Có dung lượng ngắn, số lượng sự việc ít hơn so với văn bản gốc
  • Lời văn của văn bản tóm tắt là giọng văn của mình. 

Khi tóm tắt văn bản tự sự, bạn cần nắm rõ toàn bộ nội dung tác phẩm và các sự kiện chính. Sau đó, sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lý và diễn đạt bằng lời văn của mình. 

Sắp xếp sự việc theo trình tự nhất định

Điều quan trọng khi làm văn tự sự là gì? Đó là cần sắp xếp sự việc theo một trình tự nhất định. Nhiều bạn học sinh rất tùy hứng khi chọn trình tự kể chuyện. Tuy nhiên, đã là câu chuyện thì cần tuân theo trình tự phù hợp. 

Có 3 trình tự sắp xếp sự việc chính là: trình tự không gian, trình tự thời gian và đảo lộn trình tự thời gian. Bạn có thể tùy chọn cách sắp xếp theo năng lực của mình. 

Ngoài ra, khi sắp xếp các sự việc cần xác định sự việc nào là tình huống truyện. Dù đây chỉ là một lát cắt nhưng nó có thể thể hiện rõ nét số phận, tính cách, hoàn cảnh nhân vật. Vì vậy, hãy cố gắng chọn sự việc thích hợp để xây dựng nó thành tình huống truyện thì bài văn tự sự sẽ nổi bật hơn. 

Cách làm bài văn tự sự hay và đạt điểm cao 
Cách làm bài văn tự sự hay và đạt điểm cao

Tìm nhân vật cho câu chuyện

Xác định nhân vật chính khi kể chuyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn nên xây dựng thêm hệ thống nhân vật phụ để làm nổi bật tính cách, tâm tư, cảm xúc của nhân vật chính. Nhân vật phụ có thể có tên gọi hoặc không nhưng cần làm rõ đặc điểm về xuất thân, hành động, số phận và tính cách. 

Chọn ngôi kể phù hợp

Tùy theo yêu cầu đề bài để chọn ngôi kể phù hợp. Nếu đề bài không yêu cầu thì có thể linh động chọn giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi thứ ba. 

Ưu điểm của ngôi kể thứ nhất là làm nổi bật cảm xúc, tâm tư tình cảm của nhân vật. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo sự khách quan cho bài viết thì nên chọn ngôi thứ ba. 

Kết hợp các phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt chính của văn tự sự là gì? Đó là phương thức tự sự; tuy nhiên, bài viết sẽ trở nên khô khan, nhàm chán và không thu hút người đọc nếu như chỉ kể chuyện đơn thuần. Vì vậy, hãy kết hợp linh động các phương thức khác nhau để bài văn thêm hấp dẫn và sinh động hơn.

Lựa chọn từ ngữ phù hợp

Ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú. Ví dụ từ “vợ” có nhiều cách gọi khác như phu nhân, mình ơi, em yêu,… hay như các từ “khuất núi”, “hy sinh” có thể dùng thay thế cho từ “chết”. Mỗi cách diễn đạt mang sắc thái biểu cảm khác nhau. 

Do vậy, việc lựa chọn từ ngữ cho cuộc đối thoại, độc thoại vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, ngoại hình, tính cách, hành động,… của nhân vật cũng được thể hiện sâu sắc hơn khi lựa chọn từ ngữ phù hợp. 

Các phương thức biểu đạt dùng trong bài văn tự sự là gì?

Các phương thức biểu đạt thường dùng trong văn tự sự
Các phương thức biểu đạt thường dùng trong văn tự sự
  • Phương thức tự sự: Tự sự là gì? Tự dự là phương thức dùng ngôn ngữ để trình bày, tường thuật lại các sự việc diễn ra. Từ đó, giúp người đọc/người nghe dễ dàng nắm bắt nội dung.
  • Phương thức miêu tả: Trong văn bản tự sự, phương thức miêu tả được dùng để miêu tả vẻ ngoài, tính cách, nội tâm nhân vật. Sự góp mặt của miêu tả giúp bài văn không bị nhàm chán mà trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. 
  • Phương thức biểu cảm: Ngoài miêu tả, biểu cảm cũng giúp bài văn trở nên lôi cuốn hơn. Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự có thể là cảm xúc của người viết hoặc cảm xúc của nhân vật.
  • Phương thức nghị luận: Nghị luận trong văn bản tự sự là gì? Trong văn tự sự, chúng ta cần đưa ra lập luận chặt chẽ kết hợp với các dẫn chứng phù hợp để bày tỏ quan điểm và thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó được đề cập trong chuyện. Nhờ vậy bài văn tự sự có chiều sâu và giàu ý nghĩa hơn. 

XEM THÊM: 

Văn bản tự sự rất gần gũi với chúng ta bởi nó mang hơi thở của cuộc sống. Vì vậy, không khó để có thể viết được bài văn tự sự hay và hấp dẫn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ văn tự sự là gì và cách làm bài văn tự sự nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *