Hikikomori là gì? Nguyên nhân, hậu quả của “căn bệnh” xã hội hiện đại

Hikikomori là hội chứng tâm lý xuất hiện nhiều trong giới trẻ Nhật Bản và có xu hướng lan sang nhiều quốc gia khác. Vậy Hikikomori là gì? Hikikomori có nguy hiểm không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hikikomori là gì? 

Hikikomori trong tiếng Nhật là ひきこも; được hiểu là “thu mình vào trong, tự giam hãm”. Đây là hội chứng mà một cá nhân tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ, từ chối tham gia các hoạt động cùng gia đình và xã hội trong khoảng thời gian dài hơn 6 tháng. 

Họ không đi học, không làm bất cứ điều gì, chỉ ru rú ở nhà. Họ chỉ cần ăn uống ở mức độ tối thiểu để duy trì sự sống và tập trung vào sở thích cá nhân; có thể là chơi game, xem phim hoạt hình, đọc truyện tranh,… 

Hikikomori là lối sống tách biệt với gia đình và xã hội, chỉ ru rú trong căn phòng hẹp, không làm bất cứ thứ gì
Hikikomori là lối sống tách biệt với gia đình và xã hội, chỉ ru rú trong căn phòng hẹp, không làm bất cứ thứ gì

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân Hikikomori vẫn có sự liên hệ với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, càng về sau, họ sẽ sống biệt lập, thậm chí người thân bị bệnh nặng cũng không quan tâm. Những người sống Hikikomori bị coi là kẻ thất bại trong xã hội và là nỗi xấu hổ của gia đình. Vì vậy, nhiều gia đình tìm mọi cách che giấu và từ chối tìm kiếm sự giúp đỡ khiến vấn nạn này ngày càng diễn biến trầm trọng hơn. 

Hikikomori xuất hiện khi nào?

Hikikomori xuất hiện và dần trở nên phổ biến từ sau giai đoạn 1980 – 1900. Đây là một hiện thực đáng buồn của xã hội Nhật Bản khi số người mắc Hikikomori lên đến hàng triệu người. Tồi tệ hơn nữa là đa số đối tượng mắc phải thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên – thành phần lao động chính trong xã hội. 

Hiện nay, Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng 8050, tức là cha mẹ già 80 phải chu cấp và nuôi đứa con 50 tuổi. Những người này đã trải qua vài chục năm sống biệt lập xã hội, không có kỹ năng giao tiếp, không việc làm, không tự sinh hoạt nên phải “sống ký sinh” vào cha mẹ. 

Khi cha mẹ mất, các thanh niên Hikikomori cũng nhanh chóng chết theo. Bởi họ đã cô lập bản thân quá lâu, không thể sinh hoạt như người bình thường. 

Ngày nay, Hikikomori không chỉ xuất hiện tại Nhật Bản mà còn lan ra nhiều quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha,…  

Hội chứng Hikikomori cũng rất phổ biến tại Mỹ, xuất hiện chủ yếu ở nhóm thanh niên trong độ tuổi lao động 
Hội chứng Hikikomori cũng rất phổ biến tại Mỹ, xuất hiện chủ yếu ở nhóm thanh niên trong độ tuổi lao động

Phân loại Hikikomori

Tại Nhật Bản, căn bệnh này được chia thành 2 loại, đó là:

  • Thứ nhất là kiểu người có chướng ngại giao tiếp, không chịu được áp lực cuộc, không có cơ hội việc làm hoặc chịu tổn thương tâm lý khiến họ chọn cách nhốt mình trong phòng. 
  • Thứ hai là kiểu người đam mê thế giới ảo, đắm mình vào phim hoạt, truyện tranh, game,… như một cách để thỏa mãn bản thân và trốn tránh hiện thực. 

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Hikikomori là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng tách biệt thế giới Hikikomori tại Nhật Bản như: 

  • Hệ thống giáo dục quá nghiêm khắc và nhiều áp lực. Giới trẻ phải đối mặt với sự kỳ vọng của cha mẹ, áp lực đồng trang lứa,… nên nảy sinh cảm giác chán nản và chọn Hikikomori như một cách giải thoát.
  • Nhiều thanh niên bị chế giễu, cô lập, bạo lực do không có ngoại hình xinh đẹp, học kém, ít nói, hiền lành hoặc có thành tích tốt. Vì vậy, họ chọn cách sống tách biệt với xã hội. 
  • Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh chóng. Đứa trẻ khi trưởng thành phải chịu nhiều áp lực như gia đình, con cái, công việc, chăm sóc ba mẹ già yếu,…. Điều này khiến họ không muốn yêu đương, không muốn đi làm mà chọn cách nhốt minh trong nhà và tìm kiếm thú vui trong thế giới ảo. 
Do không chịu được áp lực trong cuộc sống 
Do không chịu được áp lực trong cuộc sống
  • Thanh niên Nhật phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường việc làm, mức lương không như kỳ vọng khiến họ tuyệt vọng, chạy trốn hiện thực bằng cách cô lập chính mình với xã hội. 
  • Văn hóa Nhật Bản đề cao lối sống cá nhân, tĩnh lặng, không xâm phạm đến không gian riêng tư. Điều này kết hợp với áp lực trong cuộc sống khiến thanh niên cảm thấy bí bách, khó chịu và không muốn hòa nhập vào tập thể.
  • Các phương tiện giải trí hiện đại như game, anime, manga, mạng xã hội,… phát triển khiến nhiều bạn trẻ thích lối sống “ẩn dật”, đắm chìm vào thế giới ảo của riêng mình, không màng đến công việc, học tập hay cuộc sống thực. 

Dấu hiệu nhận biết Hikikomori là gì?

Người mắc hội chứng Hikikomori thường có các đặc điểm sau:

  • Sống khép kín, không bao giờ bước chân ra khỏi phòng hoặc phạm vi lãnh thổ của họ. Cuộc sống của họ gói gọn trong một diện tích nhỏ, dơ bẩn, không được sắp xếp gọn gàng và lười lau dọn. 
  • Hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày, họ chỉ ăn uống và ngủ
  • Không có nhu cầu quá lớn về đồ ăn. Món ăn yêu thích của họ là mì gói, đồ ăn nhanh để duy trì sự sống
  • Từ chối tất cả các hoạt động xã hội, không đi học, không đi làm, không giao lưu kết bạn,… 
  • Người gầy gò, hốc hác, trông thiếu sức sống vì nhốt mình thời gian dài trong nhà,…
Hình ảnh căn phòng của thanh niên sống Hikikomori
Hình ảnh căn phòng của thanh niên sống Hikikomori

Hội chứng Hikikomori có nguy hiểm không?

Khi gõ từ khóa “Hikikomori là gì có nguy hiểm không?” trên Google, bạn có thể thấy một số hành vi phạm tội của nhóm người này. Ví dụ, ngày 28/5/2019, một Hikikomori 57 tuổi đã điên cuồng lao vào tấn công đám đông khiến 19 người thiệt mạng (trong đó có 17 học sinh và 2 phụ nữ).

Hay một bệnh nhân khác nghiện phim con heo đã biến hoang tưởng của mình thành hiện thực bằng việc hãm hại trẻ vị thành niên. Một chàng Hikikomori 24 tuổi đã bắt cóc cô gái 17 tuổi và đóng rọ miệng nạn nhân trong suốt 4 tháng liên tiếp.

Từ những vụ việc nghiêm trọng này, xã hội Nhật rất e ngại với Hikikomori và cho rằng hội chứng này có liên hệ với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thực tế các hành vi bạo lực hay cáu gắt với người thân chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Vì vậy, nếu xếp Hikikomori vào nhóm tội phạm bạo lực thì nhóm người này có tỷ lệ phạm tội thấp nhất. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý cho rằng hầu hết Hikikomori không mắc bệnh hay thích làm điều ác. Đơn giản, họ là những con người yếu đuối, không dám đương đầu với khó khăn và áp lực nên chọn lối sống ẩn dật, bỏ mặc sự đời. \

Người mắc hội chứng Hikikomori cần được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng 
Người mắc hội chứng Hikikomori cần được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng

Họ không làm việc, không học tập, không có mục tiêu phấn đấu, không có khả năng nuôi sống bản thân. Họ không đóng góp cho xã hội, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. 

Việc gắn cho họ cái mác có nguy cơ trở thành tội phạm khiến việc tái hòa nhập cộng đồng của Hikikomori trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, bản thân họ đang rất nhạy cảm, nếu chúng ta chỉ trích và đưa ra đánh giá tiêu cực có thể khiến họ trở thành tội phạm thật sự. Do vậy, điều tốt nhất chúng ta nên làm là thấu hiểu, hỗ trợ để họ lấy lại lòng tin và tái hòa nhập xã hội. 

Ngoài ra, để hạn chế sự gia tăng của Hikikomori, xã hội cần tạo điều kiện cho thanh thiếu niên phát triển khỏe mạnh và chăm lo nhiều hơn đến đời sống tinh thần của họ. Gia đình cũng nên trò chuyện, quan tâm nhiều hơn đến con cái. 

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ về thanh niên Hikikomori là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé! Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều tông tin bổ ích về cuộc sống nữa nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *