Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc đẹp, chuẩn phong thủy

Bàn thờ ngày Tết miền Bắc được bày biện đẹp mắt với đầy đủ các lễ vật như mâm ngũ quả, hoa, đèn,… Vậy cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc đúng phong thủy như thế nào? Hãy cùng supperclean.vn khám phá ngay nhé!

Ý nghĩa của việc chưng bàn thờ Tết miền Bắc

Người miền Bắc bày trí bàn thờ ngày Tết thật trang hoàng và chăm chút từng chi tiết nhỏ. Điều này nhằm thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và các vị thần linh. Đồng thời, việc làm này cũng mang ý nghĩa như một lời gửi gắm chân thành, cầu mong gia đình sang năm mới luôn khỏe mạnh, vui vẻ, hạnh phúc và hòa thuận.

Ngoài ra, việc trang trí bàn thờ còn giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bởi vậy, không chỉ ngày Tết mà các dịp quan trọng khác như đám cưới, lễ ăn hỏi, lễ về nhà mới,… bàn thờ của người dân miền Bắc đều được chăm chút rất cẩn thận và tỉ mỉ.

Hình ảnh trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết miền Bắc

Bàn thờ ngày Tết miền Bắc gồm có những gì?
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc gồm có những gì?

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của người dân 3 miền. Tùy từng địa phương sẽ lựa chọn các loại quả khác nhau.

Mâm ngũ quả bày Tết miền Bắc thường có các loại quả như chuối, bưởi, quất, lựu,… Mỗi loại quả sẽ đại diện cho ước muốn của gia chủ trong năm mới về Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh.

Mâm cơm cúng gia tiên

Bàn thờ ngày tết miền Bắc không thể thiếu mâm cơm cúng gia tiên. Trên mâm cúng, các món ăn truyền thống được bày trí gọn gàng, đầy đủ và tinh tế.

Mâm cúng ngày Tết miền Bắc thường bao gồm các món như gà luộc, nem rán, thịt đông, canh măng, miến xào thập cẩm, đĩa xôi, bánh chưng,… Tùy theo điều kiện mà gia đình có thể chuẩn bị thêm nhiều món ăn khác nhau để làm phong phú thêm cho mâm cúng.

Mâm cơm cúng gia tiên ngày Tết của người miền Bắc
Mâm cơm cúng gia tiên ngày Tết của người miền Bắc

Đồ trang trí bàn thờ

Người Bắc sử dụng rất nhiều món để trang trí bàn thờ như đèn cầy, nến, cây tài lộc, cây vàng bạc, hoa tươi,… Những món đồ này sẽ được sắp xếp gọn gàng, hài hòa, đẹp mắt, góp phần tạo nên không khí linh thiêng và sang trọng cho không gian thờ.

Cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc đẹp, đúng phong thủy

Cách bày trí bàn thờ miền Bắc khá đơn giản, không quá cầu kỳ. Cụ thể như sau:

Cách sắp xếp đồ vật trang trí bàn thờ

Khu vực chính giữa bàn thờ là nơi đặt bát hương, hai bên đặt hai bát hương nhỏ để tạo thế Tam cấp. Tiếp đến là hai cây đèn dầu hoặc hai cây nến đặt ở vị trí ngoài cùng với ngụ ý là mặt trăng và mặt trời.

Đối với hoa tươi, bạn nên chuẩn bị hai lọ hoa đặt ở hai bên để tạo sự cân bằng. Tuyệt đối không trưng hoa nhựa, hoa khô hay hoa héo lên bàn thờ vì đây được xem là hành vi bất kính. Khi cắm hoa nên tuân thủ theo nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử, chọn số cành hoa lẻ để rơi vào cung Sinh hoặc Lão sẽ gặp nhiều may mắn.

Ngoài ra, trong cách bày trí bàn thờ ngày tết miền Bắc còn có 3 chén rượu, 3 chén nước và 1 bình hồ lô nhỏ. Người Bắc thường dùng hương vòng đốt trong ngày Tết vì thời gian cháy lâu và mùi hương dễ chịu. Các lễ vật như tiền, vàng mã, quần áo giấy, ly rượu,… đặt hai bên sao cho thuận mắt là được.

Bên cạnh đó, một số gia đình có tập tục trưng hai cây mía cao và nhiều lá hai bên bàn thờ với hy vọng năm mới gặt hái nhiều thành công và may mắn.

Cách bày trí bàn thờ ngày Tết
Cách bày trí bàn thờ ngày Tết

Cách trưng mâm ngũ quả miền Bắc

Bàn thờ ngày tết miền Nam có các loại quả “cầu – dừa – đủ – xoài – sung thì người Bắc chọn các loại quả như:

  • Chuối: Tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy, được bề trên che chở. Nên chọn những nải chuối có quả đều nhau, còn xanh vỏ.
  • Bưởi: Mang ý nghĩa phúc lộc trọn vẹn, gia đình hạnh phúc, êm ấm. Nên chọn những quả bóng đẹp, căng tròn, còn nguyên cành lá.
  • Quất, quýt: Mong muốn “vạn sự như ý”, năm mới luôn “thuận buồm xuôi gió”.
  • Phật thủ: Trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc thường chưng quả phật thủ với hàm ý sẽ được thần phật che chở, ban cho nhiều phước lành.
  • Quả lựu: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, con đàn cháu đống.

Cách bày bàn thờ miền Bắc ngày Tết với mâm ngũ quả không quá cầu kỳ. Nải chuối được đặt lên đầu tiên. Sau đó, đặt quả bưởi hoặc quả phật thủ lên chính giữa nải chuối. Các loại quả khác xếp đan xen xung quanh nải chuối để tạo hình chóp cân xứng.

Lưu ý, chỉ chọn duy nhất 5 loại quả và không bày mâm ngũ quả quá thấp hoặc quá cao. Số lượng quả là số lẻ cho hợp phong thủy và gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Cách chuẩn bị mâm cúng ngày Tết chuẩn miền Bắc

Ngoài việc chuẩn bị các món ăn đầy đủ và tươm tất, bạn cần chú ý tới việc chọn số lượng bát đĩa. Theo quan niệm, nên chọn số chẵn (như 4, 6, 8) với ý nghĩa tròn đầy, thịnh vượng.

Cách chọn hoa trang trí bàn thờ ngày Tết

Các loài hoa được người dân miền Bắc chọn để chưng trên bàn thờ ngày Tết là:

  • Hoa đào: Đây là loài hoa đặc trưng của ngày Tết miền Bắc. Hoa đào tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, xua đuổi tà khí.
  • Hoa cúc vàng: Tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ và nhiều phúc lộc.
  • Hoa huệ: Xua đuổi quỷ, tà ma, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
  • Hoa đồng tiền: Mang ý nghĩa tài lộc, làm ăn phát đạt.
  • Hoa lay ơn: Tượng trưng cho sự trang nhã, thuần khiết và thanh cao.

Nên tránh các loại hoa như hoa râm bụt, hoa mẫu đơn,… vì nó mang ý nghĩa không tốt.

Hoa đào được nhiều người dân Bắc chọn để chưng Tết
Hoa đào được nhiều người dân Bắc chọn để chưng Tết

Nguyên tắc quan trọng khi trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc

Nhất vị, nhị hướng

Theo các chuyên gia phong thủy nên có phòng riêng dành cho bàn thờ gia tiên. Nếu không có điều kiện thì có thể đặt bàn thờ ở phòng khách hoặc phòng sinh hoạt gia đình. Tránh đặt tại các khu vực như phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp. Hơn nữa, bàn thờ là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên nên hãy đặt ở vị trí trung tâm, cao và trang trọng nhất trong nhà.

Nguyên tắc này giúp tạo sự hài hòa và cân bằng theo quan niệm phong thủy. Đồng thời mang lại nguồn năng lượng tích cực và nhiều may mắn cho gia đình.

Lau dọn bàn thờ sạch sẽ

Cần lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước khi trang trí. Có khăn và chổi riêng để lau bàn thờ, không nên dùng chung với khăn lau bàn ghế.

Ngoài ra, cần lưu ý không xê dịch bát hương khi lau bàn thờ. Tỉa bớt chân hương, chỉ để lại khoảng 9 chân là được. Các chân hương sau khi rút cần được hóa đốt và rải xuống sông.

Lau dọn bàn thờ sạch sẽ
Lau dọn bàn thờ sạch sẽ

Những điều đại kỵ cần tránh khi trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc

  • Tuyệt đối không dùng hoa, quả giả khi trang trí bàn thờ.
  • Đèn trang trí bàn thờ có cường độ ánh sáng vừa phải. Tốt nhất là màu vàng vì màu sắc này giúp không gian ngôi nhà ấm cúng hơn.
  • Không để người lấm lem bụi đất hay mặc quần áo quá ngắn khi trang trí bàn thờ. Hành động này cho thấy sự thiếu sự tôn trọng đối với người thân đã khuất và các vị thần.

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về cách thức chuẩn bị cũng như bày trí bàn thờ ngày Tết của người dân miền Bắc nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *