Bồn giải nhiệt cho tháp giải nhiệt nước làm mát cooling tower

Hiện nay, các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất ưa chuộng sử dụng các sản phẩm tháp giải nhiệt chất lượng cao của Tashin, Alpha, Liang Chi,… bởi chúng được cấu thành bởi những linh kiện cao cấp. Trong đó, bồn giải nhiệt hay bồn chứa nước giải nhiệt cần đòi hỏi có độ bền cao, chống chịu được nhiệt và lực để đảm bảo hiệu quả làm mát. Tham khảo nội dung dưới đây để có thể hiểu hơn về linh kiện này bạn nhé! 

Bồn giải nhiệt là gì?

Bồn giải nhiệt hay còn được gọi với nhiều cái tên như bồn chứa nước giải nhiệt, đáy tháp giải nhiệt, bồn chứa nước lạnh,… Đây là một linh kiện tháp giải nhiệt https://yenphat.vn/linh-kien-thap-giai-nhiet.html có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với mọi loại tháp. 

Bồn giải nhiệt của tháp tản nhiệt là gì?
Bồn giải nhiệt của tháp tản nhiệt là gì?

Bồn giải nhiệt dùng để chứa nước sau khi đã được làm mát; và thực hiện đưa nước đã làm mát vào hệ thống ống dẫn để quay trở lại chu trình làm mát cần phải dùng nước.

Đặc điểm cấu tạo bồn giải nhiệt 

Linh kiện bồn chứa nước giải nhiệt không thể thiếu với mọi thiết bị tháp giải nhiệt. Một số đặc điểm cơ bản của bồn chứa nước gồm:

1. Về chất liệu cấu thành

Bồn giải nhiệt được làm từ thép không gỉ hoặc vật liệu F.R.P (composite) – hợp chất được nhập khẩu và được chế tạo từ sợi thủy tinh với một loại keo kết dính đặc biệt. 

Vật liệu cấu thành bồn giải nhiệt có cấu trúc bền chắc, khả năng chịu nhiệt và chịu lực cực tốt; đồng thời không gỉ sét, tránh rong rêu và vi sinh vật đeo bám. Đặc biệt, bồn chứa nước còn được gia công hiện đại khi trải qua quá trình quang hóa đặc biệt nên có bề mặt ngoài trơn bóng và chống được tia UV, đảm bảo độ bền cao. 

Bồn giải nhiệt lắp đặt ở đáy tháp 
Bồn giải nhiệt lắp đặt ở đáy tháp

2. Về thiết kế 

Thông thường, bồn giải nhiệt được đặt ngay tại đáy tháp là nơi nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp giải nhiệt. Bể sẽ thường có một phận thu nước hoặc một điểm trũng để nối xả nước lạnh. Với nhiều thiết kế tháp giải nhiệt, bể nước lạnh được đặt ngay dưới khối đệm. 

Tuy nhiên, đối với thiết kế đối lưu ngược dòng; nước ở đáy khối đệm được nối với một vành đai đóng vai trò như bể nước lạnh. Quạt hút được lắp đặt dưới khối đệm để hút khí từ dưới lên. Với thiết kế này thì tháp giải nhiệt sẽ được lắp thêm chân giúp người sử dụng dễ lắp quạt và động cơ. 

Nguyên lý bù nước cho bồn giải nhiệt 

Sau 1 thời gian tháp hoạt động, nhiệt độ nước tuần hoàn trong hệ tháp có thể lên đến 95 – 100°C (khi đầy tải). Nhiệt độ cao nên khả năng bay hơi cũng rất cao, có thể đạt tới nhiều mét khối nước mỗi ngày. Do đó, để tháp có thể làm việc bình thường, không bị dừng hoạt động vì nước tuần hoàn thiếu thì người dùng cần phải bổ sung nước tương đương với lượng nước bị bay hơi. 

1. Cách thức bù nước 

Dưới đây là cách bù nước cho đế bồn tháp giải nhiệt nước:

Bù nước vào đế bồn để duy trì khả năng làm việc của tháp
Bù nước vào đế bồn để duy trì khả năng làm việc của tháp
  • Đầu tiên, tiến hành bơm nước vào tháp và mở van tiết lưu ra. Nước sẽ tự chảy vào bể chứa nước dù do cột nước của tháp (đế bồn) được đặt cao hơn bể, còn 1 phần nước chảy vào đường ống tổng.
  • Khi nước trong bể nước được đổ đầy, tiến hành khóa van tiết lưu ngay để nước có thể đổ đầy vào tất cả block động cơ; đường ống ra từ motor và đường ống tổng đổ về tháp giải nhiệt.
  • Người dùng tiếp tục bơm cho tới khi van xả tràn trên tháp giải nhiệt thì ngừng lại. Lúc này thì nước đã được bổ sung cho hệ thống tuần hoàn làm mát. 

2. Công thức tính lượng nước bù cho tháp giải nhiệt

Lượng nước bổ sung cho hệ thống tháp cần được tính toán theo công thức dưới đây:

M=E+C+D

Trong đó:

  • M: Là nước bổ sung
  • E: Nước mất đi do bay hơi
  • C: Nước mất đi do phun trào
  • D: Nước mất đi do xả thường xuyên
Tiến hành tính toán để nạp thêm nước 
Tiến hành tính toán để nạp thêm nước

3. Một vài lưu ý khi tiến hành bù nước cho bồn giải nhiệt

Việc bù nước cần được tính toán tỉ mỉ để không làm cho nước lạnh đi vào bồn quá nhiều khiến cho nhiệt độ nước xuống thấp hơn 70 – 75°C. Bởi, động cơ của tháp chỉ hoạt động ổn định khi nhiệt độ nước đầu vào ở mức  70 – 75°C.

Vậy nên để ổn định nhiệt động cơ phải được tích hợp thêm một tủ điều khiển tự động để điều khiển motor cánh quạt của tháp giải nhiệt qua 2 cảm biến nhiệt độ ở đầu vào của tháp. Điều này có nghĩa là nhiệt độ thấp hơn 75°C thì motor sẽ dừng lại hoặc quay chậm, tùy thuộc vào thiết kế. Motor chỉ hoạt động trong phạm vi nhiệt độ 75 – 95°C, khi mức nhiệt độ cao quá 100°C và nước quá nóng thì sẽ ngắt động cơ.

Đặc biệt, nhiều người không hiểu rõ về nguyên lý bù nước cho tháp giải nhiệt nước nên luôn mở van tiết lưu khiến cho nước bị tràn ra bên ngoài gây lãng phí. Vì vậy, lời khuyên dành cho người dùng là cần chú ý mở; đóng van tiết lưu theo đúng hướng dẫn để có thể đảm bảo lượng nước trong bồn giải nhiệt ở mức thích hợp giúp làm mát hiệu quả. 

Tầm quan trọng của việc xả bồn giải nhiệt

Việc xả đáy tháp giải nhiệt có vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề vận hành thiết bị làm mát để truyền lại cho hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất hoạt động một cách ổn định hơn. Thông qua quá trình này, các cáu cặn và hóa chất bảo trì còn tồn đọng sẽ được đưa ra bên ngoài nhằm đảm bảo mang đến nguồn nước đạt tiêu chuẩn. 

Để việc xả bồn tháp giải nhiệt hiệu quả, người dùng cần phải chú ý đến tần suất và lượng xả đáy tháp giải nhiệt thông qua yếu tố chu kỳ cô cạn. Đây là tỷ lệ giữa nồng độ các hóa chất hòa tan trong nước tuần hoàn và các chất tương tự ở nước cấp cho tháp. Con số này sẽ giúp ta thiết lập được tỷ lệ xả đáy tối thiểu cần đạt được khi tiến hành xả đáy tháp giải nhiệt. Theo đó, quy luật chung chu kỳ cô cạn tối thiểu cần được xác định ở mức sau:

  • Từ 5 đến 6 đối với tháp giải nhiệt nước ngọt.
  • Mức 2 trở xuống đối với tháp giải nhiệt nước biển.

Một số điều cần lưu ý trong quá trình tiến hành xả bồn giải nhiệt trong tháp tản nhiệt: 

Xả bồn giải nhiệt để vệ sinh, loại bỏ cáu cặn 
Xả bồn giải nhiệt để vệ sinh, loại bỏ cáu cặn
  • Khi xả đáy tháp, cần lấy mẫu nước để thực hiện kiểm tra định kỳ để đánh giá chất lượng và đưa ra dự đoán xu hướng cáu cặn, quá trình ăn mòn diễn ra bên trong hệ thống.
  • Để tránh lãng phí – tăng lượng hóa chất sử dụng, hoặc trường hợp không bỏ được lượng tạp chất cần thiết và cần xả với lượng phù hợp bằng cách tính toán kỹ lưỡng.
  • Chất lượng của nước đầu vào là yếu tố quan trọng để xác định mức độ tích tụ cáu cặn bên trong bề mặt trao đổi nhiệt. Khi độ cứng và độ kiềm trong nước càng lớn thì khả năng tích tụ cặn càng cao.
  • Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sau khi xả bồn giải nhiệt để đảm bảo chúng nằm trong giới hạn kiểm soát và có tần suất hợp lý. 

XEM THÊM:

Như vậy, nội dung bài viết trên đây là các thông tin quan trọng về linh kiện bồn giải nhiệt. Hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để lựa chọn và sử dụng thiết bị cho hiệu quả làm việc cao nhất. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *