Ca nương là gì? Ca trù là gì? Vai trò của ca nương đối với ca trù

Ca nương là người thể hiện rõ nét “cái hồn” của làn điệu ca trù và góp phần quan trọng giúp gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật dân gian này. Vậy ca nương là gì? Ca trù là gì? Hãy cùng supperclean.vn cùng tìm hiểu và điểm qua một vài ca nương trẻ trong bài viết này nhé!

Ca trù là gì?

Trước khi tìm hiểu ca nương là ai, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về nghệ thuật ca trù truyền thống của dân tộc Việt nhé!

Ca trù là loại hình âm nhạc dân gian kết hợp giữa thi ca và âm nhạc. Đây là bộ môn nghệ thuật biểu diễn truyền thống của khu vực miền Bắc và bắt đầu thịnh hành từ thế kỷ 15.

Thời phong kiến, ca trù là bộ môn nghệ thuật thư giãn giải trí của vua chúa, quan sắc chức cao. Trong đời sống nhân dân, chúng chỉ được biểu diễn trong các không gian sang trọng như nhà thờ tổ nghề, đình làng, dinh thự, đền thờ,….

Ca trù là loại hình trình diễn dân gian mang đậm giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa
Ca trù là loại hình trình diễn dân gian mang đậm giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa

Đến thời kỳ Pháp thuộc, nhận thức về ca trù trở nên lệch lạc. Nhiều người lợi dụng ca trù này để làm nghề “bán phấn buôn hương”. Vào thời điểm đó, nước ta xuất hiện nhiều thanh lâu (còn gọi là nhà chứa) – nơi những người phụ nữ bán nghệ, bán thân để duy trì cuộc sống và là điểm đến thường nhật của những người đàn ông đam mê tửu sắc.

Mãi đến những năm 1980, ca trù mới được khôi phục biểu diễn trước công. Đồng thời cái nhìn của nhân dân về ca trù cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Nội dung của ca trù rất đa dạng, đầy đủ các thể loại từ trữ tình lãng mạn đến triết lý sống, sử thi anh hùng,… Không gian biểu diễn ca trù là trên tấm chiếu đơn giản. Ca nương là người ngồi ở vị trí chính giữa. Quan viên và kép ngồi ở vị trí chếch sang hai bên.

Năm 2009, nghệ thuật ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần được bảo vệ và phát huy. Ngày nay, ca trù vẫn đang được bảo tồn và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ca nương là gì?

Ca nương là những người biểu diễn ca trù, còn được gọi là ả đào, cô đầu. Khi biểu diễn ca trù, ca nương sẽ mặc trang phục truyền thống như dáng áo tứ thân xưa, áo dài tùy theo bài diễn.

Ca nương cần có chất giọng thanh cao, tiếng hát vang xa, âm sắc chuẩn, biết cách ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành chữ. Không chỉ vậy, họ còn biết chơi nhạc cũ, có kỹ năng gõ phách mới biểu diễn được trên sân khấu và tự tin với danh xưng ca nương.

Trong thời kỳ phong kiến, nhất là thời điểm ca trù bị biến tướng, các ca nương bị khinh thường, coi là “con hát” để mua vui. Tuy nhiên, cái nhìn của nhân dân về ca nương đã thay đổi sau khi các giá trị của ca trù được khôi phục và trở thành nghệ thuật biểu diễn truyền thống.

Ca nương là người hát chính trong đoàn ca trù
Ca nương là người hát chính trong đoàn ca trù

Lý giải nguồn gốc của danh hiệu ca nương là gì?

Ca nương là cách gọi dành cho người hát ca trù, thường là phụ nữ và đóng vai trò hát chính trong đoàn. Ca nương được ghép bởi từ “ca” có nghĩa là ca hát, còn “nương” là người con gái. Như vậy, ca nương có nghĩa là người con gái hát ca trù.

Thời gian đầu, ca nương được gọi với cái tên là “ả đào”. Nguồn gốc của tên gọi “ả đào” gắn liền với lịch sử phát triển ca trù trong suốt một nghìn năm Thăng Long, kể từ khi có lối hát thờ Thái Miếu.

Tuy nhiên, do “ả đào” gắn liền với các giai thoại nhà chứa khiến vẻ đẹp của bộ môn nghệ thuật này bị ảnh hưởng đáng kể. Khoảng nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, tên gọi “ả đào” được chuyển thành “cô đầu”. Nhiều người cho rằng “cô đầu” là cách nói chệch “cô đào”. Mặc dù cũng có nhiều quan điểm không hay về “cô đầu” nhưng cách gọi này đã được dùng trong thời gian dài cho đến khi “ca nương” xuất hiện.

Sau này, khi ca trù được công nhận là loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian thì “ca nương” mới xuất hiện. Từ đó “ca nương” trở thành cách gọi dành cho những người hát ca trù và được dùng phổ biến trong xã hội ngày này.

Nguồn gốc của danh hiệu ca nương
Nguồn gốc của danh hiệu ca nương

Vai trò của ca nương là gì?

Trong nghệ thuật biểu diễn ca trù, ca nương là nhân vật có vai trò quan trọng nhất, không ai thay thế được. Họ được xem là linh hồn của bài ca trù, truyền tải nội dung sâu sắc, lắng đọng và giàu cảm xúc nhất đến với người nghe. Thông qua đó giúp ca trù có thể tiếp cận với nhiều thính giả, được bảo tồn và phát huy rộng rãi hơn trong thời hiện đại.

Ngoài ra ca nương thì kép và quan viên cũng là các thành viên quan trọng của đoàn hát ca trù. Trong đó, kép là người gảy đàn cho ca nương hát và đôi khi cũng tham gia hát. Quan viên là người đánh trống chầu chấm câu để biểu lộ sự đắc ý bằng các gỗ vào mặt trống hoặc khiển trách (gõ bằng cạnh trống) nếu ca nương hát sai.

Những ca nương tài năng trẻ

Ca nương nhí Đặng Tú Thanh

Đặng Tú Thanh là một ca nương nhí tài năng góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Cô sinh năm 2009 tại Hải Phòng trong một gia đình không liên quan đến nghệ thuật.

Tú Thanh bộc lộ niềm yêu thích với bộ môn nghệ thuật này từ rất sớm, ngay khi mới lên 3. Trong một lần cùng bà nội lên đình làng Trung Nghĩa (Hải Phòng) để xem biểu diễn, Tú Thanh đã bị “lôi cuốn” bởi những câu hát trữ tình nhẹ nhàng, thanh thoát của những bài hát văn, hát chèo như “Thị Nở”, “ Thị Mầu lên chùa”,…

Hình ảnh ca nương Tú Thanh trong gameshow Gương mặt thân quen nhí
Hình ảnh ca nương Tú Thanh trong gameshow Gương mặt thân quen nhí

Sau đó, Tú Thanh đã tham gia nhiều gameshow truyền hình và được xem là “thần đồng âm nhạc dân tộc”. Dù còn khá nhỏ tuổi nhưng cô có thể diễn xướng nhiều bộ môn nghệ thuật như ca trù, tuồng, chầu văn, chèo, hát xoan,… Nhiều nghệ sĩ diễn xướng cũng phải suýt xoa trước lối hát và cách nhả chữ của Tú Thanh.

Ngoan hiền, lễ phép và tài năng nhưng thật không may khi cô đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông ngày 1/7/2023 khi đang trên đường trở về từ khóa tu. Sự ra đi của Tú Thanh đã để lại nhiều đau buồn và tiếc nuối cho gia đình cũng như những người yêu thích nhạc dân gian truyền thống nói chung.

Ca nương Kiều Anh

Ca nương Kiều Anh
Ca nương Kiều Anh

Ca nương Kiều Anh thuộc thế kế thứ 7 trong gia đình có truyền thống ca trù. Năm 10 tuổi, cô đã biểu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ,…

Sau đó, cô trở về Việt Nam và tham gia nhiều chương trình về âm nhạc như Vietnam’s Got Talent (năm 2013), Vietnam’s Got Talent (2015).

Hiện tại, Kiều Anh đang có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn bên chồng và hai con trai. Chồng cô là người làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Cả hai tiến đến hôn nhân khi cô 21 tuổi, chưa tốt nghiệp đại học.

Ca nương trẻ Trần Thị Thu Hà

Ca nương Kiều Anh
Ca nương Kiều Anh

Ca nương Trần Thị Thu Hà được nhiều người biết đến với chất giọng đẹp, phong thái khoan thai, nhẹ nhàng mà không kém phần đĩnh đạc. Cô sinh ra tại mảnh đất Nghi Xuân (Hà Tĩnh) – nơi được xem là cái nôi của nghệ thuật ca trù.

Năm 8 tuổi, Thu Hà cùng bố mẹ đến nhà văn hóa Nguyễn Du xem các nghệ nhân biểu diễn rồi như bị “mê hoặc” bởi giai điệu đặc biệt của ca trù. Sau đó, cô đến học hát cùng các nghệ nhân tại Trung tâm văn hóa huyện Nghi Xuân.

Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng Thu Hà đã sở hữu chất giọng chắc, vang, tròn vành rõ chữ và “nẩy hạt” như một nghệ nhân thực thụ. Cô đã giành được nhiều giải thưởng danh giá về ca trù như Ca nương triển vọng năm 2011, giải nhất  “Ca nương triển vọng” trong liên hoan ca trù trên toàn quốc năm 2014, 2016, 2018,…

XEM THÊM: Tempo là gì? Đơn vị và vai trò của tempo trong âm nhạc

Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa của từ ca nương là gì. Supperclean.vn mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ về ca nương cũng như loại hình biểu diễn dân gian ca trù này nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *