Thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị nâng hạ ô tô, nhưng cầu nâng cắt kéo vẫn được sử dụng nhiều nhất. Để hiểu rõ tại sao loại cầu nâng này lại được các đơn vị lựa chọn sử dụng nhiều như vậy, chúng ta hãy đi tìm hiểu ưu và nhược điểm của nó nhé!
Contents [hide]
Cầu nâng cắt kéo là gì?
Cầu nâng cắt kéo hay còn được gọi với tên khác là cầu nâng kiểu xếp hoặc cầu nâng chữ X. Loại cầu nâng này phù hợp với những gara sửa chữa và bảo dưỡng có diện tích nhỏ.
Thiết bị được dùng với mục đích chính là làm lốp, thay lốp xe và thực hiện các công việc khác dưới gầm xe. Ngoài ra, nó còn được dùng để thiết lập vị trí lắp đặt đĩa kiểm tra góc lái, giúp người dùng cân chỉnh độ chụm bánh xe một cách chính xác nhất.
Cầu nâng cắt kéo giá bao nhiêu?
Cũng giống như nhiều loại cầu nâng khác, giá cầu nâng cắt kéo không hề rẻ, từ vài chục triệu đồng cho đến trăm triệu.
Tùy vào thương hiệu, xuất xứ mà có mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo giá của một số model cầu nâng ô tô cắt kéo sau:
- Cầu nâng kiểu cắt kéo Heshbon HL-35F: Trên 120 triệu.
- Cầu nâng kiểu xếp 3.5 tấn VSLI 3500: Trên 65 triệu.
- Cầu nâng VM-D35: Khoảng 135 triệu.
Lưu ý đây chỉ là mức giá tham khảo, sẽ có sự sai lệch giữa các đơn vị phân phối.
Ưu nhược điểm của cầu nâng cắt kéo thủy lực
Ưu điểm
Cầu nâng kiểu xếp có cấu trúc cắt kéo giống như một chữ X lên cao theo phương thẳng đứng, vì vậy khi sử dụng xong người dùng có thể hạ thiết bị xuống tối đa và xếp gọn vào trong hố dock trùng với mặt sàn nhà. Điều này vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm được diện tích bảo quản cũng như tăng tính thẩm mỹ cho kho xưởng của bạn.
Hệ thống bàn nâng của cầu nâng kiểu cắt kéo được liên kết với nhau bằng các mối hàn và hệ thống ốc vít rất chắc chắn. Chính giữa bàn nâng đó là trực thủy lực đảm bảo lực nâng của thiết bị đều và không gặp phải tình trạng rung lắc gây mất an toàn. Vì vậy khi sử dụng người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của thiết bị.
Cầu nâng ô to cắt kéo sử dụng nguồn điện 220V hoặc 380V. Thời gian nâng hạ thiết bị nhanh chóng, chỉ tính bằng giây. Hệ thống điện và khí nén đều được thiết kế tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Thiết bị có cách vận hành khá đơn giản. Hệ thống nút điều khiển lên xuống và nút ấn khẩn cấp được tích hợp ngay trên một bộ điều khiển giúp cho người dùng điều chỉnh thuận tiện hơn. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng thêm kích phụ để có thể tháo lắp bánh xe dễ dàng, thuận tiện hơn.
Được cung cấp hệ thống chống quá tải khi nâng hạ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho quá trình sử dụng. Có các linh kiện hiện đại đi kèm, ví dụ như bảng điều khiển điện tử cho phép người dùng cài đặt chính xác chiều cao nâng theo yêu cầu công việc. Kích cắt kéo dùng để nâng đầu xe máy, nâng thay bánh xe ô tô (xe con 4, 5 chỗ gia đình) trong các trường hợp khẩn cấp.
Hầu hết các thiết bị cầu cắt kéo này đều được trang bị hệ thống piston thủy lực mạnh mẽ có thể nâng lên hạ ô tô xuống với tải trọng đa dạng, tùy thuộc vào thông số kỹ thuật của từng thiết bị.
Ngoài ra cầu nâng cắt kéo nâng bụng còn có một ưu điểm nữa mà rất nhiều người yêu thích đó chính là rất dễ lắp ráp và dễ dàng bảo trì trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm
- Giá cầu nâng kiểu xếp cao. Bởi chính những ưu điểm về thiết kế, tính năng vận hành của thiết bị. Điều này đã vô tình trở thành rào cản lớn khiến người dùng băn khoăn khi tiếp cận sản phẩm hiện đại này.
- Lắp đặt phức tạp hơn các loại cầu nâng khác.
- Cầu nâng cắt kéo 2 tầng có kích thước khá cồng kềnh.
Tham khảo ngay: Địa chỉ lắp đặt cầu nâng ô tô rửa xe tại Hà Nội
Lưu ý khi sử dụng cầu nâng kiểu xếp
Trong quá trình vận hành, nếu như không chú ý người dùng rất dễ gặp phải các sự cố đáng tiếc. Để hạn chế trường hợp gây tai nạn cho người và tài sản, bạn cần phải chú ý những điều sau:
- Kỹ thuật viên không được đứng dưới chân cầu nâng trong quá trình cầu đang hạ xuống.
- Không được di chuyển khi xe đang ở trên cầu nâng, nếu không rất dễ gặp tình trạng mất thăng bằng dẫn đến tình trạng đổ hoặc rơi xe.
- Nâng hạ xe chính xác, đúng tải trọng để tránh tình trạng xe bị rơi xuống hoặc lệch ván cầu. Ngoài ra, phải đảm bảo đặt hàng hóa đúng trọng tâm và không vượt quá 90% tiết diện mặt bàn nâng.
- Người dùng không được ở trên cầu nâng hoặc xe trong khi nâng cầu lên.
- Lắp đặt cầu nâng đúng quy định. Kiểm tra và bảo dưỡng thanh nâng định kỳ để hạn chế tối đa tình trạng các bộ phận bị lỗi hỏng khi làm việc.
- Chỉ người có chuyên môn mới được thực hiện điều khiển và sử dụng bàn nâng cắt kéo.
- Cầu nâng xếp thường vận hành chủ yếu bằng nguồn điện cắm trực tiếp nên trước khi sử dụng người dùng cần phải kiểm tra an toàn cho hệ thống đường dây và motor. Đặc biệt người dùng cần đọc kỹ những khuyến cáo được ghi rõ trong tờ hướng dẫn vận hành xem thiết bị sử dụng nguồn điện 220V hay 380V.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan về cầu nâng cắt kéo. Hy vọng qua những thông tin trên bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về loại thiết bị chuyên dụng này.