Chúng ta thường được nghe tới hệ thống Chiller được chia làm 2 loại là: hệ thống chiller giải nhiệt nước và hệ thống chiller giải nhiệt gió trane. Tuy nhiên để phân biệt hai hệ thống này thì không phải ai cũng nắm được. Chính vì vậy với bài viết dưới đây chúng mình sẽ giúp các bạn so sánh hai hệ thống để làm rõ vấn đề này.
Contents
Hệ thống Chiller là gì?

Hệ thống Chiller lắp đặt toàn bộ vòng giải nhiệt trong một thiết bị chuyên dụng được gọi là Chiller (thay vì được nằm trong phòng máy lạnh như các hệ thống khác). Chức năng của Chiller là tạo nước lạnh khoảng 7˚C, sau đó dòng nước lạnh này sẽ được máy bơm, bơm theo các đường ống đến CRAH (viết tắt của Computer Room Air Handler) đặt bên trong phòng máy.
Cụ thể về hệ thống Chiller giải nhiệt gió và hệ thống Chiller giải nhiệt nước:
Chiller giải nhiệt gió
Hệ thống Chiller giải nhiệt bằng gió không sử dụng tháp giải nhiệt mà trao đổi nhiệt trực tiếp từ gas áp suất cao với không khí. Loại thiết bị này có hiệu suất lạnh kém hơn rất nhiều so với hệ thống Chiller giải nhiệt nước (hiệu suất gấp khoảng gần 1,5 lần so với chiller giải nhiệt bằng gió).
Nếu với một công suất điện bằng Chiller gió sản sinh ra 3 kw lạnh thì Chiller bằng nước sản sinh ra 4,5 kw lạnh. Tuy vậy do một số điều kiện đặc biệt người ta vẫn sẽ dùng hệ thống Chiller gió để giải nhiệt.
Chiller giải nhiệt nước
Hệ thống này có bộ làm mát cũng đều được đặt bên trong bộ phận điều hòa. Tuy nhiên nó có hai điểm khác biệt quan trọng sau:
– Sử dụng nước làm chất dẫn lưu nhiệt, thay vì dùng glycol.
– Nhiệt được thải ra bên ngoài khí quyển thông qua tháp giải nhiệt nước thay vì bộ làm mát chất lỏng của hệ thống dùng glycol.
– Nước ấm từ hệ thống trao đổi nhiệt sẽ được đưa đến tháp giải nhiệt. Ở đây nước được giải nhiệt bằng cách rơi tự nhiên trên các vách hở của tháp. Cánh quạt được sử dụng để tăng cường tốc độ trao đổi nhiệt cho nước. Khi nước rơi xuống đáy của tháp thì sẽ đạt được một nhiệt độ mát cần thiết và được hệ thống bơm ngược lại bộ trao đổi nhiệt bên trong bộ phận điều hòa tạo thành vòng tuần hoàn dẫn nhiệt từ bên trong ra bên ngoài khu vực cần làm mát.
Ưu điểm của hệ thống Chiller giải nhiệt nước và gió

Tất cả các thành phần của hệ thống chiller giải nhiệt nước và gió đều được nằm trong 1 khối và kiểm tra từ nhà máy nên bảo đảm độ chính xác cao.
Ống dẫn nước có thể đi một khoảng cách xa hơn so với ống gas trong hệ thống làm mát và một hệ thống giải nhiệt gồm tháp giải nhiệt và các ống dẫn có thể sử dụng chung cho nhiều bộ phận điều hòa.
Do có thể sử dụng chung tháp giải nhiệt nên nếu có thể chia sẻ hệ thống với tháp giải nhiệt có sẵn của tòa nhà thì sẽ giảm được chi phí đầu tư.
Nhược điểm của Chiller giải nhiệt gió và nước
Các hệ thống Chiller giải nhiệt thường có chi phí đầu tư ban đầu khá cao cho tháp giải nhiệt, máy bơm và hệ thống ống dẫn.
Chi phí vận hành và bảo trì hệ thống này cũng khá cao lý do là phải thường xuyên làm vệ sinh và dùng hóa chất xử lý nước.
Nếu sử dụng chung tháp giải nhiệt của một hệ thống khác thì có thể làm giảm độ tin cậy của hệ thống.
So sánh hai hệ thống chiller giải nhiệt gió và hệ thống chiller giải nhiệt nước

So sánh về mặt cấu tạo
Cấu tạo chiller giải nhiệt gió không sử dụng tháp giải nhiệt mà dùng quạt hút gió cưỡng bức để giải nhiệt.
Cấu tạo chiller giải nhiệt nước tạo ra nước ở nhiệt độ khoảng 8 độ C, nước mát được bơm theo các đường ống chạy đến CRAH đặt bên trong phòng. Cấu tạo của Chiller giải nhiệt nước có 4 bộ phận là máy nén, dàn lạnh, dàn nóng, tủ điều khiển.
So sánh nguyên lý hoạt động
Sơ đồ nguyên lý chiller giải nhiệt gió thực hiện trao đổi nhiệt để làm lạnh trực tiếp từ gas nóng sinh ra dòng áp suất cao so với không khí. Từ đó mà giúp loại bỏ các lượng nhiệt độ dư thừa trong nước.
Chiller giải nhiệt nước lại hoạt động dựa trên các nguyên lý nhiệt học vì áp dụng sự chuyển đổi lý tính trạng thái vật chất. Chất rắn khi chuyển sang trạng thái lỏng hoặc khí chúng sẽ có tính chất thu nhiệt.
So sánh về công suất
Chỉ nên sử dụng chiller giải nhiệt gió ở những công trình yêu cầu công suất nhỏ. Hiệu suất làm lạnh của nó kém hơn hệ thống chiller giải nhiệt nước rất nhiều, chỉ bằng 70% hiệu suất làm lạnh và phải bảo dưỡng định kỳ.
Công suất hoạt động của hệ thống chiller giải nhiệt nước rất lớn, thường dao động từ 5 ton đến 1000 ton nên thường được sử dụng ở các công trình lớn hơn.
Ứng dụng của Chiller giải nhiệt gió và nước
– Hệ thống Chiller điều hòa công nghiệp: Được sử dụng trong việc làm mát nhà xưởng, các tòa nhà văn phòng, các nhà hàng…
– Hệ thống Chiller làm mát công nghiệp: Thường sử dụng chung với các hệ thống khác để giải nhiệt với yêu cầu độ khả dụng từ trung bình đến cao.
Bài viết tham khảo: Tìm hiểu về máy bơm nước ly tâm chi tiết nhất
Trên đây là những so sánh chi tiết về hệ thống chiller giải nhiệt nước và hệ thống chiller giải nhiệt gió để các bạn có thể tiện tham khảo. Nếu thấy nội dung này là bổ ích, các bạn hãy chia sẻ cho mọi người biết đến nhiều hơn nhé.