Chúng ta được nghe rất nhiều lần thuật ngữ “dải hội tụ nhiệt đới” trong các bản tin về thời tiết. Vậy dải hội tụ nhiệt đới là gì? Nó có điểm gì khác biệt so với Frông? Theo dõi ngay những thông tin chia sẻ bên dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Contents
Dải hội tụ nhiệt đới là gì?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu; được hình thành khi các khối khí nóng ẩm có hướng gió khác nhau ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc với nhau.
Dải hội tụ nhiệt đới chỉ hoạt động chủ yếu trong khu vực nội chí tuyến. Nó có thể di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam dựa vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

Bài viết tham khảo: Số chẵn là gì? Số lẻ là gì? Số 0 là số chẵn hay lẻ
Tác động của dải hội tụ nhiệt đới đến khí hậu của Việt Nam
Khi đã hiểu rõ dải hội tụ nhiệt đới là gì, vậy bạn có biết dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam như thế nào không?
Dải hội tụ nhiệt đới ở Việt Nam được hình thành vào khoảng đầu mùa hạ. Đây là nơi hội tụ giữa Tín phong Bắc bán cầu với gió mùa hạ.
Vào đầu mùa hạ:
- Gió Tây Nam ở khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương trên vịnh Ben – gan hoạt động mạnh mẽ. Nó thổi đến nước ta và hội tụ với Tín phong Bắc bán cầu, tạo thành dải hội tụ chạy dọc theo hướng kinh tuyến.
- Do gió Tây Nam trên vinh Ben – gan hoạt động mạnh mẽ hơn nên đã đẩy Tín phong Bắc bán cầu ra xa. Do vậy, dải hội tụ hoạt động chủ yếu vào khu vực miền Nam nước ta.
=> Ở nước ta, vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa đầu mùa trên phạm vi cả nước. Gây mưa lớn cho 2 khu vực là Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồng thời gây mưa tiểu mãn cho khu vực Trung Bộ. Thậm chí còn gây phơn khô nóng cho khu vực Trung Bộ và phía Nam Tây Bắc, tùy thuộc vào vị trí tương đối của dải hội tụ nhiệt đới so với nước ta.

Vào thời điểm giữa và cuối của mùa hạ:
- Do sự hoạt động mạnh mẽ của áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu nên Tín phong Nam bán cầu thổi vượt qua đường Xích đạo, thổi lệch vào nước ta tạo thành gió mùa Tây Nam. Đồng thời, nó hội tụ với Tín phong Bắc bán cầu và hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo chiều của vĩ tuyến.
- Sau khi hình thành, dải hội tụ sẽ gây mưa lớn trên phạm vi cả nước, hoạt động chậm dần từ Bắc đến Nam theo chuyển động của Mặt Trời: Tháng 8 ở Bắc Bộ, tháng 9, 10 ở khu vực Trung Bộ, Nam Bộ.
So sánh Frông và dải hội tụ nhiệt đới
Giống nhau
Đều được hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí có hướng gió khác nhau.
Khác nhau
* Frông
- Là mặt ngăn cách của 2 khối khí khác nhau về mặt vật lý.
- Có sự thay đổi về nhiệt độ ở các khu vực mà Frông đi qua.
- Frông hình thành mưa do khối không khí nóng và lạnh gặp nhau rồi bị đẩy lên cao.
- Frông hoạt động nhiều ở khu vực ôn đới.
- Trên mỗi bán cầu sẽ có 2 Frông cơ bản là: địa cực và ôn đới.

* Dải hội tụ nhiệt đới
- Là nơi tiếp xúc của hai khối khí nóng ẩm khác nhau về hướng gió.
- Những nơi có dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường ít có sự thay đổi về nhiệt độ.
- Được hình thành do áp thấp.
- Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động chủ yếu ở khu vực xung quanh xích đạo.
- Chỉ có duy nhất 1 dải hội tụ nhiệt đới trên Trái Đất.
- Khu vực có dải hội tụ nhiệt đới đi qua có khả năng gây mưa nhiều hơn so với Frông đi qua.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc dải hội tụ nhiệt đới là gì. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức địa lý hữu ích. Nếu bạn có góp ý gì cho bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé!