Dress code là gì? Phân loại và các quy tắc phối đồ dress code “siêu mịn”

Các sự kiện hay đám cưới của người nổi tiếng, giới thượng lưu thường yêu cầu khách mời mặc dress code. Vậy dress code là gì? Có những kiểu dress code phổ biến nào? Phối đồ dress code như thế nào cho đẹp? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Dress code là gì?

Để giải thích dress code nghĩa là gì, chúng ta cùng cắt nghĩa các từ cấu thành như sau: 

  • Dress: Quần áo, trang phục
  • Code: Có nghĩa là điều lệ, luật lệ, quy tắc

Như vậy, dress code là những quy tắc về trang phục; yêu cầu phải phù hợp với từng hoàn cảnh, ngoại hình cũng như phong cách của người mặc. 

Dress code được áp dụng phổ biến trong nhiều hoàn cảnh, từ đời thường, đi làm cho đến khi tham dự các sự kiện, đám cưới. Tùy theo yêu cầu của người chủ trì mà những người tham gia phải tuân thủ quy định về trang phục. 

Dress code là gì? 
Dress code là gì?

Ví dụ, đám cưới của nữ ca sĩ Minh Hằng đưa ra 6 màu dress code cho khách mời là tone nude, tông đất và tông biển để hài hòa với bối cảnh đám cưới. Các khách mời nữ không được đi giày cao gót, có lẽ do đám cưới tổ chức trên bờ biển nên việc di chuyển bằng giày cao gót sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Hay như nhóm bạn khi đi du lịch biển sẽ yêu cầu các thành viên mặc dress code đi biển có tone xanh da trời, trắng hoặc các tone màu nổi bật để gây sự chú ý. 

Lịch sử hình thành dress code là gì?

Quan điểm về dress code xuất hiện từ rất lâu đời và trở thành vũ khí để phân biệt giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Ví dụ, các thương nhân ăn mặc như hoàng tử hay người bán thịt lợn đeo vương miện là đối tượng bị ghét và chê cười trong xã hội xưa. 

Dưới thời Tudor của nước Anh, các chất liệu như lông thú, nhung, lụa chỉ được dùng trong giới quý tộc. Còn các trang phục thường dân hay kiểu quần “chú hề” trở thành sự khinh bỉ trong mắt giới thượng lưu. 

Đến thời đại Phục Hưng, ngài Cosimo de Medici – người có địa vị cao nhất thanh Florence cho rằng: “Chỉ cần 1.8m vải đỏ có thể tạo ra một quý ông lịch thiệp”. 

Những năm 1700, một đạo luật của South Caroline (Mỹ) đã cấm người da đen mặc quần áo vượt quá điều kiện của họ. Đến năm 1920, tóc bob và đầm ôm body bị cấm không được mặc nơi công sở tại Mỹ. 

Nhìn chung, dress code xuất hiện và luôn gắn liền với những cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực và địa vị. Tuy nhiên, dress code trở nên bình thường và không yêu cầu khắt khe như ngày xưa. 

Các loại dress code phổ biến 

Dress code đi học

Học sinh Việt Nam thường có đồng phục, có thể là áo dài hoặc áo sơ mi kết hợp với quần âu. Với những tiết học đặc biệt như tiết thể dục phải mặc đúng đồ thể dục. Ngoài ra, đối với các bạn sinh viên có thể chọn những bộ trang phục thoải mái, năng động và không quá hở hang để gây thiện cảm với giảng viên hơn. 

Dress code đi làm

Đối với môi trường công sở, chúng ta có thể thoải mái phối đồ theo sở thích nhưng vẫn phải phù hợp với môi trường làm việc. Dưới đây là các dress code phổ biến nơi công sở:

– Formal dress:

Formal dress code là gì? Đây là phong cách ăn mặc trang trọng, phù hợp khi đi gặp đối tác quan trọng hoặc trong các cuộc họp cấp cao, hội nghị,… Trang phục phổ biến đối với kiểu trang phục này là quần tây, áo sơ mi, bộ suit, giày tây, cà vạt (đối với nam) và chân váy bút chì, áo sơ mi, giày cao gót (đối với nữ). 

Có thể kết hợp thêm các phụ kiện như đồng hồ, nhẫn để tạo sự sang trọng và lịch sự. Hạn chế dùng quá nhiều màu sắc khi lựa chọn trang phục. Các gam màu được chọn nhiều nhất là đen, trắng, xanh than,… 

Formal dress code 
Formal dress code

– Semi Formal:

Phong cách này không quá nguyên tắc như Formal nhưng vẫn phải toát lên sự lịch sự. Semi Formal phù hợp với những người thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng, đối tác kinh doanh. 

Một điểm khác biệt của của Semi so với Formal là sự đa dạng và linh hoạt về màu sắc lựa chọn. Bạn có thể chọn bất kỳ màu sắc nào nhưng vẫn đảm bảo được nét sang trọng và thanh lịch. 

– Business Casual: 

Đẩy là kiểu trang phục thoải mái và phổ biến nhất trong môi trường công sở. Bạn có thể tùy ý lựa chọn sao cho phù hợp với môi trường nơi mình làm việc. Nữ giới có thể chọn áo sơ kết hợp với chân váy hoặc những chiếc đầm liền thân lịch sự và đeo giày cao gót. Nam giới có thể chọn quần tây kết hợp với áo sơ mi và đeo giày. 

– Dress code Casual: 

Phong cách này phù hợp với môi trường làm việc thoải mái và sáng tạo. Bạn có thể lựa chọn nhiều item như váy liền, áo phông, quần jean, áo thun, chân váy xòe, áo polo,… 

– Smart Casual:

Smart casual dress code là gì? Đây là kiểu trang phục đòi hỏi sự thoải mái, tự do nhưng vẫn giữ được vẻ ngoài lịch sự. Với nam giới có thể chọn phối đồ với quần jean, áo thun, áo blazer và giày thể thao. Nữ giới có thể chọn áo sơ mi họa tiết kết hợp với quần ống rộng, váy chữ A dáng ngắn, giày cao gót thấp,…. 

Smart casual dress code
Smart casual dress code

Dress code khi dự tiệc

– White Tie:

Đây là quy tắc trang phục áp dụng cho các bữa tiệc sang trọng vào ban ngày như tiệc khai trương, tiệc cưới,…. Nữ giới có thể chọn váy liền thân kết hợp với giày cao gót để toát lên sự sang trọng và hiện đại. Phái nam có thể chọn bộ suit tone sáng như be, nâu nhạt, trắng,… mang lại cảm giác trưởng thành, lịch lãm hơn.

– Black Tie:

Black tie dress code là gì? Đây là quy tắc trang phục dành cho các bữa tiệc được tổ chức vào buổi tối với tone đen sang trọng. Bạn có thể thêm một vài phụ kiện bling bling để nổi bật hơn trong đêm tiệc nhé!

– Dress code Festive:

Là quy tắc dành cho các buổi dạ tiệc được tổ chức vào ngày lễ hoặc dịp đặc biệt như Halloween, Noel,… Thông thường, kiểu dress code này thường yêu cầu sự lộng lẫy hoặc hóa trang đặc biệt. Hãy ưu tiên những bộ trang phục lấp lánh và thêm nhiều phụ kiện để bản thân không bị lu mờ trong đám đông. 

Dress code festival 
Dress code festival

– Dress code Cocktail: 

Quy tắc này áp dụng cho các bữa tiệc thân mật của một nhóm bạn. Vì vậy, bạn có thể tự do phối đồ theo sở thích. Nếu nhóm có yêu cầu về trang phục thì chỉ cần tuân thủ để tạo ra sự đồng nhất là được. 

Vì sao sự kiện thường yêu cầu mặc dress code?

Hiểu rõ dress code là gì, bạn sẽ thấy tầm quan trọng của các yêu cầu về trang phục trong mọi sự kiện. Dưới đây là các mục đích khi đưa ra dress code: 

Tạo bầu không khí cho bữa tiệc

Mỗi sự kiện đều có tính chất riêng và bầu không khí của bữa tiệc được xây dựng dựa trên mục đích đó. Vì vậy, dress code sẽ góp phần giúp sự kiện luôn giữ được bầu không khí đó. 

Ví dụ, một buổi họp quan trọng với nhà đầu tư thì chắc chắn dress code phải là âu phục, suit với gam màu tối sẽ đảm bảo được sự nghiêm túc và trang trọng cho cuộc họp. 

Mang lại tính đồng bộ

Những quy tắc về trang phục sẽ mang lại sự đồng bộ cho bữa tiệc. Đồng thời giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp. 

Mang lại sự đồng bộ cho bữa tiệc hoặc sự kiện 
Mang lại sự đồng bộ cho bữa tiệc hoặc sự kiện

Giúp người tham dự dễ dàng lựa chọn trang phục

Mỗi khi tham dự bữa tiệc hay sự kiện, chắc hẳn rất nhiều người đau đầu không biết nên mặc gì. Vì vậy, dress code sẽ giúp bạn giới hạn phạm vi chọn đồ và dễ dàng lựa chọn cho mình bộ trang phục ưng ý nhất. 

Một số nguyên tắc khi phối đồ dress code giúp nổi bật hơn

  • Dress code phải phù hợp với hoàn cảnh và không gian, đặc biệt là các sự kiện lớn và trang trọng. 
  • Cần phải có sự hài hòa giữa cách trang điểm, tone da và màu sắc trang phục. Muốn thanh lịch, bạn có thể chọn gam màu trung tính. Ngược lại, muốn nổi bật hãy chọn các gam màu như đỏ, vàng, ánh kim,… 
  • Đảm bảo sự hài hòa về trang phục và các phụ kiện đi kèm như dây chuyền, nhẫn, vòng tay,… tạo nên tổng thể thống nhất. 
  • Trang phục không chỉ đáp ứng yêu cầu bữa tiệc mà cần phải vừa vặn với cơ thể. Một bộ đồ quá rộng hoặc quá chật có thể che lấp vẻ đẹp hoặc lộ ra khuyết điểm trên cơ thể. 

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ về dress code là gì và một số quy tắc khi phối đồ. Hy vọng những thông tin trên sẽ thật hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thường xuyên những thông tin thú vị nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *