Mascot là gì? Lợi ích của mascot trong marketing và làm thương hiệu

Mascot hay linh vật biểu tượng là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu gây ấn tượng với khách hàng và gia tăng hiệu quả truyền thông. Vậy mascot là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Mascot là gì?

Mascot là nhân vật hoặc biểu tượng được thiết kế nhằm đại diện, quảng bá cho một tổ chức, cộng đồng hoặc thương hiệu. Mascot thường xuất hiện dưới hình thức là động vật, đồ vật, nhân vật hư cấu,…

Thuật ngữ mascot bắt nguồn từ “mascotte” (có nghĩa là bùa may mắn) trong tiếng Pháp. Vì vậy, chúng thường được gọi là linh vật biểu tượng, linh vật may mắn,..

Từ lâu, mascot luôn gắn liền với các sự kiện thể thao tạo sự hứng khởi, phấn khích cho các vận động viên và khán giả. Theo thời gian, mascot được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phổ biến nhất là xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Mascot là nhân vật đại diện cho một tổ chức, sự kiện hoặc thương hiệu
Mascot là nhân vật đại diện cho một tổ chức, sự kiện hoặc thương hiệu

Công việc mascot là gì?

Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến công việc mascot như làm mascot là gì, nhảy mascot là làm gì,… Thực tế, làm mascot là công việc hóa trang thành các linh vật. Họ phải diễn trò, tạo ra các cử chỉ, điệu bộ sao cho giống với nhân vật mascot để thu hút sự chú ý ở nơi đông người.

Làm mascot không đơn giản như nhiều người vẫn thường nghĩ. Nó đòi hỏi sức khỏe và sự kiên trì luyện tập rất cao. Bởi người hóa trang phải khoác lên mình bộ quần áo dày cộm, nóng nực, nặng nên rất khó di chuyển và nhảy múa. Công việc này thường được nhiều bạn trẻ lựa chọn, nhất là các bạn sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Công việc làm mascot được nhiều bạn trẻ lựa chọn để kiếm thêm thu nhập
Công việc làm mascot được nhiều bạn trẻ lựa chọn để kiếm thêm thu nhập

Các loại mascot là gì? Cho ví dụ về mascot

Hiện nay, có 3 loại mascot được dùng phổ biến là:

Mascot động vật

Mascot động vật có thể là một con vật thực tế hoặc hư cấu. Chúng được thiết kế với vẻ ngoài dễ thương, thân thiện để gây ấn tượng với khách hàng. Đặc biệt, mascot động vật phải gắn liền với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để gia tăng hiệu quả quảng bá và truyền thông.

Ví dụ về mascot động vật:

  • Mascot của SEA GAME 32 là cặp thỏ trắng, thỏ cái tên Rumduol và thỏ đực tên Borey. Cảm hứng thiết kế này dựa trên việc năm con thỏ trong lịch âm 2023.
  • Mascot của Disney là hình ảnh chú chuột Mickey, được lấy cảm hứng từ hình ảnh con chuột được nuôi trong phòng làm việc ở Laugh – O – Gram (Missouri). Hình ảnh chú chuột luôn tươi cười vui vẻ đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các bạn nhỏ.
  • Mascot của Beamin là hình ảnh chú mèo mập, lấy cảm hứng từ hình tượng chú mèo đi hia trong truyện cổ tích Pháp. Mascot này thể hiện thông điệp rằng Beamin sẽ cố gắng hết mình để vượt qua thử thách và chinh phục các vị khách khó chịu.
  • Mascot là Mixue là hình ảnh người tuyết mặc áo choàng và cầm trượng với ngoại hình mũm mĩm, tính cách hài hước để thu hút giới trẻ.
Mascot chú thỏ trắng của SEA GAMES 32
Mascot chú thỏ trắng của SEA GAMES 32

Mascot đồ vật

Mascot đồ vật là loại mascot được tạo ra từ các đồ vật có liên quan đến sản phẩm, ngành nghề hoạt động của thương hiệu. Những đồ vật này được cá nhân hóa bằng nhiều cách khác nhau như có thể di chuyển, giao tiếp, đầy đủ các bộ phận cơ thể,… như con người. Điều này giúp tạo sự gần gũi và thú vị cho khách hàng.

Ví dụ về mascot đồ vật:

  • Thương hiệu The M&M’s Characters có mascot là những viên socola với nhiều màu sắc khác nhau.
  • Linh vật mascot của thương hiệu sữa Fristi là hình ảnh giọt sữa trắng tinh khiết, mát lành. Nhân vật này có gương mặt dễ thương, đáng yêu nên được nhiều bạn nhỏ yêu thích.
  • Mascot của hệ điều hành android là chú robot màu xanh lá cây dễ thương.
  • Mascot của Mr. Peanut của Planters là hình ảnh hạt đậu phộng với đôi mắt tròn xoe. Linh vật này gắn liền trực tiếp với sản phẩm kinh doanh của thương hiệu.
Mascot ví điện từ Momo
Mascot ví điện từ Momo

Mascot hình người

Mascot hình người có thể là nhân vật thật hoặc nhân vật giả tưởng, miễn sao có thể làm nổi bật tính năng sản phẩm hoặc đặc trưng của thương hiệu.

Ví dụ về mascot hình người:

  • Mascot của Michelin được đặt tên là Bibendum. Tuy nhiên, nó được biết đến rộng rãi với cái tên là Michelin Man, lấy ý tưởng từ hình ảnh người đàn ông lực điền làm bằng lốp xe.
  • Linh vật của B&G Foods là người khổng lồ xanh Jolly với vẻ ngoài thân thiện, dễ gần. Mascot này đã giúp thương hiệu có khả năng nhận diện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trong ngành.
  • Thương hiệu Nintendo có mascot là nhân vật hoạt hình Mario.
  • Mascot của KFC là Colonel Sanders – lấy ý tưởng từ người sáng lập công ty.

Những lợi ích khi sử dụng mascot là gì?

  • Thu hút sự chú ý: Nhân vật mascot có tạo hình đáng yêu, ngộ nghĩnh, thú vị nên dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, bao gồm các em nhỏ và người lớn tuổi.
  • Tạo sự gần gũi: Mascot tạo sự gần gũi với khách hàng, giúp họ cảm nhận được sự thân thiện của thương hiệu.
  • Tạo sự khác biệt: Mascot là yếu tố thể hiện sự khác biệt của mỗi thương hiệu. Một mascot độc đáo giúp tăng khả năng ghi nhớ của khách hàng về thương hiệu.
  • Tạo sự gắn kết: Mascot tạo sự gắn kết với khách hàng và cộng đồng. Điều này giúp khách hàng có cảm tình tốt với thương hiệu.

Với những ưu điểm trên, mascot đã trở thành một phần quan trọng trong các chiến dịch quảng cáo tiếp thị. Nó giúp doanh nghiệp tạo sự kết nối với khách hàng, xây dựng thương hiệu mà không tốn nhiều chi phí quảng cáo.

Những ưu điểm khi dùng mascot
Những ưu điểm khi dùng mascot

Các ứng dụng của mascot là gì?

Mascot được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động, sự kiện khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Thể thao: Trong các trận đấu bóng đá, bóng rổ hay giải đấu thể thao lớn thường có sự xuất hiện của mascot. Chúng giúp cho không khí buổi thi đấu thêm phần nhiệt huyết, sôi động hơn.
  • Giáo dục: Nhiều ngôi trường đại học cũng sử dụng mascot đại diện cho tinh thần và truyền thống hiếu học của mình. Ví dụ như đại học Penn State có mascot là The Nittany Lion – đại diện cho sức mạnh và lòng trung thành.
  • Công viên giải trí: Các nhân vật hoạt hình như chuột Mickey, Vịt Donald,… được dùng làm mascot để tạo bầu không khí vui nhộn cho khách hàng.
  • Chiến dịch quảng bá của doanh nghiệp: Mascot được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng thương hiệu, mang sản phẩm đến gần hơn với công chúng.
  • Ngoài ra, mascot còn được ứng dụng trong các sự kiện khai trương, ra mắt sản phẩm mới để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế và sử dụng mascot là gì?

Mascot phải phù hợp với thương hiệu

Mascot đóng vai trò truyền tải câu chuyện thương hiệu và tạo sợi dây liên kết với khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần cẩn thận hơn khi sử dụng mascot.

Bên cạnh đó, không phải thương hiệu nào cũng phù hợp với mascot. Với các lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm,… thì việc dùng mascot không phải là lựa chọn phù hợp. Trong khi đó, mascot lại nhiều hiệu quả tích cực đối với các thương hiệu thực phẩm.

Mascot phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng

Mục đích của mascot là để tiếp cận và thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng. Để làm được điều này, mascot phải phù hợp với thị hiếu khách hàng. Do vậy, nhà lãnh đạo cần đào sâu vào hành vi, nhu cầu và cách khách hàng tương tác với thương hiệu để có phương án thiết kế phù hợp.

Các lưu ý khi thiết kế và sử dụng mascot
Các lưu ý khi thiết kế và sử dụng mascot

Chú ý khi thiết kế mascot

Khi thiết kế mascot, thương hiệu cần phải tập trung vào những yếu tố sau:

  • Ngoại hình: Cần xác định xem mascot có đầy đủ các bộ phận hay chỉ có nguyên gương mặt. Ví dụ, nếu bạn không sử dụng mascot trong các hoạt động truyền thông thì việc vẽ toàn bộ cơ thể đôi khi không cần thiết.
  • Màu sắc: Màu sắc mascot cần phù hợp với thương hiệu để tạo sự thống nhất. Nên dùng ít màu sắc để đảm bảo việc in ấn sẽ không gặp vấn đề.
  • Tính cách: Hãy sử dụng các đặc điểm và giá trị thương hiệu để xây dựng tính cách mascot.
  • Trạng thái cảm xúc: Điều này cũng rất quan trọng khi thiết kế mascot vì nó giúp mascot trở nên sống động và có hồn hơn.

Có kế hoạch phát triển mascot cụ thể

Hãy lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp để khách hàng biết nhiều hơn đến mascot của doanh nghiệp. Có thể là qua website, các kênh social media hoặc các sự kiện trực tiếp.

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết chia sẻ về mascot là gì và một số thông tin liên quan. Supperclean.vn hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mascot và có chiến lược sử dụng mascot phù hợp để phát triển thương hiệu nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *