Phép thế là gì? Có mấy loại phép thế? Ví dụ, bài tập ôn luyện

Phép thế là nội dung kiến thức căn bản và quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Vậy, phép thế là gì? Có mấy loại phép thế? Hãy cùng supperclean.vn ôn luyện trong bài viết này nhé!

Phép thế là gì? 

Phép thế là việc thay thế các từ ngữ đứng trước bằng những từ ngữ mang ý nghĩa tương đương nhằm tạo tính liên kết giữa các phần trong văn bản chứa chúng. 

Có 2 phương tiện được dùng trong phép thế là thế bằng đại từ và thế bằng từ đồng nghĩa.

Khái niệm về phép thế trong tiếng Việt
Khái niệm về phép thế trong tiếng Việt

Ví dụ về phép thế

Để hiểu rõ về phép thế là gì, các bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây: 

  1. Lan là học sinh mới chuyển đến lớp tôi. Cô ấy rất xinh và học giỏi. 

=> Đại từ “cô ấy” dùng để thế cho danh từ “Lan”. 

  1. Chaien hát dở đến nỗi mà ai cũng phải khiếp sợ mỗi khi nghe cậu ấy hát. 

=> Từ “cậu ấy” thay thế cho chủ ngữ “Chaien”.

  1. Hà trông nhỏ con vậy thôi chứ nó khỏe lắm!

=> Từ “nó” thay thế cho chủ ngữ Hà. 

  1. Nhà thơ Tố Hữu có sự cảm nhận tinh tế về thu qua tâm hồn lãng mạn của ông. 

=> Từ “ông” thay thế cho “nhà thơ Tố Hữu”

  1. Cái chết của thằng Lam khiến dân làng bất ngờ. Sự ra đi của nó để lại nỗi đau mất mát lớn cho người thân. 

=> Cặp từ đồng nghĩa “chết – ra đi” được dùng để tạo sự liên kết giữa hai câu văn. 

  1. Thầy thuốc giỏi mà không có y đức thì cũng chả có ai tìm đến họ.

=> Từ “họ” thay thế cho “thầy thuốc”. 

Ý nghĩa của phép thế là gì?

  • Tạo sự liên kết giữa các câu văn, đoạn văn
  • Tránh lỗi lặp từ đơn điệu
  • Có tác dụng tu từ, tăng sức biểu cảm cho đoạn văn nếu chọn từ ngữ thay thế thích hợp. 
  • Tạo sự đa dạng và phong phú cho cách diễn đạt

Phân loại phép thế

Hiện nay, có 2 loại phép thế được dùng phổ biến là:

Thế từ đồng nghĩa

Thế từ đồng nghĩa là phương thức liên kết bằng cách dùng từ đồng nghĩa, cách nói khác hoặc cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế. 

Ví dụ: 

  1. Quân giặc đổ máu đã nhiều. Quân ta cũng hy sinh không ít. => Cặp từ đồng nghĩa nhiều – không ít được dùng thay thế cho nhau để tránh lỗi lặp từ. 
  2. Ai cũng muốn có sức đề kháng tốt và cơ thể khỏe mạnh. Muốn được như vậy, bạn phải ăn uống khoa học và chăm chỉ luyện tập. => Từ “như vậy” thay thế cho câu đứng trước. 
Các loại phép thế
Các loại phép thế

Thế đại từ

Thế đại từ là dùng đại từ nhân xưng, chỉ định hoặc phiếm định để thay thế cho một từ ngữ, một câu,… nhằm tạo sự liên kết giữa các phần trong văn bản chứa chúng.

Ví dụ:

  1. Cô Hồng là hàng xóm của tôi. Nhà cô ấy nuôi rất nhiều cún. => Đại từ “cô ấy” dùng để thay thế cho “cô Hồng”.
  2. Mấy đứa trẻ tự chơi với nhau rất ngoan. Chúng đóng giả các nhân vật hoạt hình rồi tự tưởng tượng mình là siêu anh hùng, công chúa Elsa,… => “Chúng” thay thế cho cụm từ “mấy đứa trẻ”. 

Bài tập về phép thế

Câu hỏi: Hãy xác định phép thế và cho biết tác dụng của chúng trong các trường hợp dưới đây: 

  1. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nhưng nó là người thầy đầu tiên của ta trên đường đời. 
  2. Trẻ em là các mầm non tương lai của đất nước. Vì vậy, chúng cần được chăm sóc, bảo vệ và có môi trường phát triển tốt nhất. 
  3. Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp. Chị Dậu nghiến hai hàm răng, túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn  bà lực điền, hắn ngã chỏng vẻo trên mặt đất.
Bài tập về phép thế
Bài tập về phép thế

Lời giải: 

  1. Thất bại – Nó
  2. Trẻ em – chúng
  3. Chị Dậu – chị – người đàn bà lực điền

Cai lệ – hắn – anh chàng nghiện

Tác dụng của phép thế: Tránh lặp từ, giúp câu văn trở nên mạch lạc và rõ nghĩa hơn. 

XEM THÊM:

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ kiến thức về phép thế là gì. Trong quá trình học tập và ôn luyện, nếu bạn có thắc mắc hoặc gặp bài tập khó thì hãy để lại bình luận bên dưới, supperclean.vn sẽ hỗ trợ bạn giải đáp sớm nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *