Nhiều người thường đùa với nhau rằng “muốn quên người yêu cũ thì ăn nhiều bột ngọt”. Vậy bột ngọt làm từ gì mà có tác dụng “thần kỳ” đến vậy? Thực hư câu chuyện ăn bột ngọt làm suy giảm trí nhớ như thế nào? Những thông tin chia sẻ trong bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn nhé!
Contents [hide]
Bột ngọt là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi bột ngọt được làm từ gì, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về loại gia vị quen thuộc này nhé!
Bột ngọt có tên gọi khác là mì chính và tên khoa học là mononatri glutamate. Đây là muối natri của axit glutamic – một loại axit amin quan trọng và cần thiết cho quá trình tổng hợp protein của cơ thể con người.

Thành phần chính của bột ngọt là natri và axit glutamic. Trong đó, hàm lượng natri ước tính chỉ bằng ⅓ so với muối. Còn axit glutamic có sẵn trong cơ thể và nhiều loại thực phẩm như hải sản, thịt gà, sữa, các loại rau củ, các chế phẩm làm từ sữa, nước chấm lên men (nước mắm, nước tương,…),…
Đúng như tên gọi, bột ngọt giúp tăng vị ngọt dễ chịu cho món ăn mà người ta gọi đó là vị “umami”. Những thực phẩm nào càng giàu glutamate thì vị umami sẽ càng rõ.
Bột ngọt làm từ gì? Bột ngọt làm từ cái gì?
Để trả lời cho câu hỏi bột ngọt làm từ nguyên liệu gì, ta sẽ bắt đầu từ thời điểm các nhà nghiên cứu bắt đầu khám phá ra vị umami và bắt tay vào sản xuất.
Bột ngọt được phát hiện vào năm 1908 bởi một tiến sĩ người Nhật Bản tên Kikunae Ikeda. Ông đã phát hiện ra glutamate là thành phần quan trọng tạo nên vị ngon cho nước dùng dashi cũng như nhiều loại thực phẩm khác như măng tây, cà chua, thịt, pho mát,…
Năm 1909, Kikunae Ikeda bắt tay vào việc sản xuất bột ngọt với thương hiệu Ajinomoto chất chiết xuất từ tảo biển. Vì vậy, với câu hỏi bột ngọt được làm từ cây gì đầu tiên thì chính là tảo biển.
Sau đó, Ajinomoto liên tục tung ra bột ngọt được sản xuất từ lúa mì, hạt đậu nành,… Đến ngày nay, bột ngọt được làm chủ yếu từ củ cải đường, tinh bột (lúa mì, ngô, sắn, đậu nành), đường mía/ mật đường. Các nguyên liệu này sau khi trải qua quá trình lên men sẽ trở thành loại gia vị mà chúng ta vẫn thường sử dụng hàng ngày. Đến đây, bạn đã giải đáp được câu hỏi bột ngọt làm từ cây gì hay làm bằng nguyên liệu gì rồi phải không?

Bột ngọt làm từ gì? – Quá trình sản xuất bột ngọt
Bột ngọt được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên thông qua quá trình lên men hiện đại. Đầu tiên, glucose sẽ được tách chiết từ các nguyên liệu thô như mía, củ cải đường, đậu nành, ngô, sắn,…. và đưa đến bồn lên men. Tại đây, các men vi sinh sẽ được đưa vào để tiêu thụ glucose và giải phóng glutamate (axit glutamic).
Sau đó, glutamate được trung hòa dưới dạng dung dịch. Tiếp đó, chúng được loại bỏ màu và lọc để đảm bảo độ tinh khiết nhất. Cuối cùng, dung dịch này sẽ được kết tinh bằng các thiết bị bay hơi và sấy khô để tạo ra thành phẩm bột ngọt.
Thực hư câu chuyện ăn bột ngọt giảm trí nhớ
Công dụng chính của bột ngọt là giúp món ăn có vị ngon và ngọt tự nhiên hơn. Vì vậy, không ít quán ăn đã sử dụng lượng mì chính “kha khá” để gia tăng hương vị cho nước dùng. Điều này khiến nhiều bạn đặt ra nghi vấn liệu ăn nhiều bột ngọt có làm trí nhớ không bên cạnh câu hỏi bột ngọt làm từ gì.
Lý do dẫn đến lời đồn này xuất phát từ kết quả từ thí nghiệm tiêm bột ngọt với hàm lượng cao vào chuột năm 1960. Kết quả thí nghiệm này đã ghi nhận xảy ra một số tổn thương trên não chuột.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra nhiều điểm bất thường khi áp dụng kết quả thí nghiệm này trên cơ thể người. Đó là:
- Thứ nhất, liều lượng sử dụng quá lớn. Nếu quy đổi thì một người trưởng thành (trọng lượng 60kg) sẽ phải nạp khoảng 240g bột ngọt mỗi ngày.
- Thứ hai, con người nạp bột ngọt thông qua đường ăn chứ không tiêm trực tiếp vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng glutamate sẽ được chuyển hóa đáng kể sau khi đi qua niêm mạc ruột. Đồng thời, hàng rào máu não sẽ ngăn cản sự di chuyển của glutamate đi vào trong não. Vì vậy, có thể xem não gần như không bị tổn thương hay ảnh hưởng bởi bột ngọt có trong thức ăn.
Ngoài ra, nhiều tổ chức như FDA, WHO,… cũng xác nhận về tính an toàn của bột ngọt. Tại Việt Nam, bột ngọt được Bộ Y Tế xếp vào nhóm “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” (năm 2001). Trẻ em và phụ nữ mang thai, cho con bú đều có thể sử dụng bột ngọt.
Tóm lại, việc sử dụng bột ngọt trong chế biến thức ăn là an toàn và không gây mất trí như lời đồn. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng với hàm lượng quá nhiều. Bởi thực tế, cái gì dùng nhiều quá cũng không tốt.
Một số tác hại khi ăn nhiều bột ngọt

- Gây đau nhức đầu, buồn nôn: Ăn quá nhiều bột ngọt, nhất là những lúc đang đói có thể gây nên các cơn buồn nôn và đau đầu kéo dài. Một số người bị dị ứng với các thành phần của bột ngọt hoặc dùng bột ngọt giả/ hết hạn sử dụng có thể thấy cơ thể mệt mỏi, yếu từ 1 – 2 ngày.
- Tăng huyết áp: Mặc dù không chứa hàm lượng natri cao như muối nhưng khi ăn nhiều bột ngọt cũng gây ra tác động xấu đối với các bệnh nhân cao huyết áp. Hàm lượng natri trong bột ngọt khiến cơ thể mất nước và cần bổ sung nhiều nước hơn. Khi đó, nước sẽ ngấm vào mạch máu khiến lượng máu và huyết áp đồng thời tăng nhanh.
- Bệnh hen suyễn: Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Johns Hopkins cho thấy bột ngọt có thể gây ra các cơn hen suyễn đối với người bệnh. Một số trường hợp nặng cần phải đi viện để khám.
Lưu ý khi sử dụng bột ngọt

Bột ngọt không xấu nhưng chúng có thể gây hại nếu chúng ta sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý khi dùng bột ngọt:
- Dùng bột ngọt ở nhiệt độ thích hợp: Không nên cho bột ngọt vào khi thức ăn có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nhiệt độ cao làm thay đổi thành phần hóa trong bột ngọt. Nhiệt độ quá thấp khiến bột ngọt lâu tan, ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Nhiệt độ thích hợp để cho bột ngọt vào món ăn từ 60 – 80 độ C.
- Nêm đúng lúc và đúng liều lượng: Nên nêm bột ngọt khi thức ăn được chế biến xong và tắt bếp. Trung bình mỗi người không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt mỗi ngày. Dùng quá nhiều có thể gây nên tình trạng đau đầu, buồn nôn, tụt huyết áp,…
- Dùng bột ngọt với các món ăn phù hợp: Thực tế, không phải món ăn nào cũng cần bổ sung thêm bột ngọt. Đối với món ăn có vị ngọt tự nhiên, món chiên rán hoặc chứa nhiều axit thì nên hạn chế dùng bột ngọt.
XEM THÊM:
Trên đây là bài viết giải thích bột ngọt làm từ gì và một số lưu ý khi dùng bột ngọt nấu ăn. Supperclean.vn hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho chị em trong quá trình nội trợ để tạo ra các món ăn ngon và tốt cho sức khỏe gia đình.