Bảo thủ được ví như gọng kìm kìm hãm sự phát triển; khiến cá nhân đó sống trong sự trì trệ và chậm tiến. Vậy bảo thủ là gì? Đâu là các dấu hiệu nhận biết sự bảo thủ? Hãy cùng supperclean.vn bàn luận kỹ hơn về tính cách này trong bài viết dưới đây nhé!
Bảo thủ là gì?
Bảo thủ là luôn giữ cho mình các nguyên tắc, lối sống, quan điểm và cách suy nghĩ cũ dù những thứ đang rất lạc hậu và cần phải được đổi mới. Sự bảo thủ khiến họ khó chấp nhận cái mới và thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực.
Bảo thủ cũng là một trong những tính cách của con người. Người bảo thủ thường rất ngoan cố và cố chấp. Thay vì tiếp thu ý kiến hay lời khuyên của người khác, họ thẳng thắn bác bỏ và không bao giờ chịu lắng nghe. Họ thường đưa ra những lý lẽ cùn, không bao giờ nhận sai về mình và mãi trung thành với lý tưởng của bản thân.

Contents [hide]
Các dấu hiệu nhận biết sự bảo thủ là gì?
Từ khái niệm bảo thủ là gì, chúng ta dễ dàng nhận biết sự bảo thủ qua các dấu hiệu sau:
Luôn tư duy theo lối mòn
Người bảo thủ luôn thích tư duy theo lối cũ, không sáng tạo và không chịu đổi mới theo xu hướng. Khi đã tôn thờ một điều gì đó, họ rất khó thay đổi và luôn giữ cho mình những suy nghĩ cũ, kể cả những suy nghĩ ấy đã rất cổ hủ và lạc hậu. Họ lấy kinh nghiệm từ những người đi trước làm thước đo cho cuộc sống của mình.
Nhiều người cho rằng bảo thủ chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi hoặc trung tuổi. Tuy nhiên, điều này không đúng bởi rất nhiều người trẻ cũng có tính cách này. Nguyên nhân có thể là do sự giáo dục của gia đình hoặc di truyền từ thế hệ trước.

Luôn tôn thờ chủ nghĩa cá nhân
Người bảo thủ là gì? Đó là những người ngoan cố, chỉ ôm khư khư mình thứ mình có. Luôn chăm chăm vào ý kiến của bản thân và phớt lờ, từ chối nghe ý kiến của người khác. Nguyên nhân có thể do họ ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài hoặc tầm nhìn hạn hẹp. Do vậy, họ tự đặt cho mình tiêu chuẩn riêng và tuân thủ theo các nguyên tắc đó.
Rất lười kết bạn
Những người bảo thủ thường thu mình trong vỏ ốc của riêng mình. Họ lười kết giao bạn bè, lười đi du lịch hay làm bất kỳ điều gì để giải tỏa bản thân. Cuộc sống của họ cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Không có cơ hội được trải nghiệm những thứ mới mẻ và sinh động của cuộc sống.
Bên cạnh đó, họ cũng rất ít khi giao tiếp với người khác. Nếu có kết giao bạn bè thì các mối quan hệ này thường rất khó bền vững vì hầu hết mọi người không muốn kết giao với người bảo thủ.
Sống hơi ích kỉ
Không phải tất cả nhưng hầu hết những người bảo thủ thường sống rất ích kỉ. Họ chỉ suy nghĩ cho bản thân mà không bao giờ nghĩ cho người khác. Họ lười cống hiến, không muốn hi sinh một chút lợi ích của bản thân cho tập thể và cộng đồng.

Nguyên nhân hình thành tính cách bảo thủ
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành tính cách này của con người như:
- Do thói quen lười, ngại thay đổi tư duy cho phù hợp với tình hình hiện tại
- Cá nhân đó sống trong môi trường hoặc bị ám ảnh từ nhỏ do bị phản bác, chỉ trích quá nhiều theo chiều hướng tiêu cực
- Trẻ nhỏ học tập từ người cách đổi lỗi cho người lớn. Khi trưởng thành, khả năng cao là chúng sẽ giữ đức tính này.
- Do di truyền từ thế hệ trước,…
Bảo thủ có xấu không?
Bảo thủ không hề xấu nhưng tính cách này có thể gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của chủ thể. Dưới đây là các tác hại của tính bảo thủ:
Bị mọi người xa lánh
Trong các cuộc thảo luận, người bảo thủ thường rất ngoan cố, không chịu tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh. Họ rất dễ nổi nóng, hay cãi cùn hoặc dỗi nếu như người khác không đồng tình, không nghe hoặc làm theo ý kiến của họ. Điều này khiến họ bị người khác xa lánh, không muốn tiếp xúc gần, nói chuyện hay giao lưu. Vì vậy, họ thường có xu hướng cô độc, rất ít bạn bè. Rất khó khăn khi tìm người tâm sự hoặc giúp đỡ.
Khó phát triển bản thân
Trong phần nội dung giải thích bảo thủ là gì, chúng ta có thể thấy rằng người bảo thủ luôn giữ các thói quen và tư duy cũ, thậm chí là lạc hậu so với thời đại. Những cá nhân này nếu giữ các chức vụ cao và quan trọng trong tổ chức có thể gây ra nhiều hậu quả cho doanh nghiệp.
Bảo thủ không chỉ cản trở sự phát triển của họ mà còn khiến tập thể ngày càng suy giảm, không theo kịp xu hướng xã hội. Trong công việc, những tư duy lạc hậu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm lợi thế cạnh tranh của đơn vị trên thị trường.

Gia tăng thêm kẻ thù
Hiện nay, hình thức học tập hay làm việc theo nhóm được khuyến khích để gia tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, khả năng teamwork của người bảo thủ cực kỳ kém. Họ thích hành động theo lý tưởng cá nhân, không bao giờ chịu lắng nghe ý kiến góp ý của người khác.
Khi xảy ra tranh luận, cuộc họp có xu hướng xảy ra theo chiều hướng căng thẳng mà không giải quyết được vấn đề gì. Người bảo thủ sẽ không giờ suy nghĩ tới cảm nhận của người khác. Họ sẵn sàng cãi cùn, buông những lời lẽ cay nghiệt, khó chịu nên thường không có hoặc có rất ít bạn bè, phần lớn là kẻ thù.
Sự khác biệt giữa kiên định và bảo thủ là gì?
Ranh giới giữa bảo thủ và kiên định thực sự rất mong manh. Chúng ta rất khó có thể phân biệt được nếu không hiểu rõ về bản chất của hai từ này.
Về cơ bản, bảo thủ hay kiên định đều được dùng để chỉ những người luôn giữ vững quyết định và hành động của mình trong một khoảng thời gian đủ dài. Họ có thể thay đổi hành vi của mình nhưng chỉ thay đổi theo từng giai đoạn đủ dài.
Về bản chất, những hành động và quyết định của người bảo thủ được thực hiện dựa trên những kiến thức của quá khứ. Họ áp dụng một cách máy móc những tư tưởng đã quá lạc hậu và cần cải tiến. Họ chỉ thay đổi tư duy khi lượng thông tin trong quá khứ đã đủ lớn để đè bẹp tư duy hiện tại của họ.
Ngược lại, những người kiên định sẽ chấp nhận cả quá khứ và hiện tại. Họ kết hợp dữ kiện của cả hai để phân tích, đánh giá và cuối cùng là đi vào thực thi.
Cách hạn chế tính bảo thủ là gì?
Quan tâm, chú ý đến cảm xúc của người khác
Người bảo thủ thường khăng khăng ra quyết định và làm theo chủ nghĩa cá nhân khiến nhiều người bực tức và ức chế. Vì vậy, họ cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ và hành động. Ngay cả khi có bảo vệ quan điểm cá nhân thì cũng nên kiềm chế cảm xúc, không nên dùng thái độ thiếu tôn trọng khi nói chuyện với người khác. Khi đã biết nghĩ cho cảm xúc người khác thì chắc chắn tính bảo thủ trong họ đã giảm đi được ít nhiều rồi đấy!
Học cách lắng nghe
Điểm hạn chế lớn nhất của người bảo thủ là gì? Đó là không bao giờ chịu lắng nghe ý kiến góp ý của người khác. Họ sống và tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, chỉ làm việc theo lý tưởng riêng mình. Vì vậy, người bảo thủ cần học cách lắng nghe người khác một cách chân thành. Dần dần sẽ tháo gỡ được tấm khiên trong lòng để sẵn sàng tiếp thu tri thức và kinh nghiệm từ những người xung quanh.

Bổ sung kiến thức
Để hạn chế tính bảo thủ, họ cần phải bổ sung thêm nhiều kiến thức, bao gồm cả cách ứng xử giao tiếp lẫn kiến thức chuyên môn. Có thể gia tăng kiến thức bằng cách đọc sách, từ mạng internet và cả những người xung quanh. Khi tự học và cập nhật kiến thức theo xu hướng hiện tại thì tư duy của người bảo thủ mới có thể được cải thiện và tiến độ hơn.
Xem thêm:
Sát sao là gì? Sát sao – sát xao – xát xao từ nào đúng chính tả?
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về tính bảo thủ. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khái niệm bảo thủ là gì và có thể tự điều chỉnh lại bản thân nếu mình đang sở hữu tính cách này nhé!