Drop test là một thử nghiệm quan trọng để đánh giá độ bền, chất lượng của sản phẩm, vật liệu. Vậy drop test là gì? Quy trình thử nghiệm drop test như thế nào? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Contents [hide]
Drop test là gì?
Drop test là thử nghiệm thả rơi được thiết kế để kiểm tra tính toàn vẹn về cấu trúc của sản phẩm. Trong quá trình thử nghiệm, đối tượng sẽ được thả rơi tự do một số lần nhất định từ độ cao cố định xuống mặt phẳng. Vật thể được thả từ vị trí đứng yên, không ném hay bị xê dịch.
Đơn vị thử nghiệm drop test được đặt theo hướng xác định. Ví dụ như hiển thị lên, hiển thị xuống, nằm nghiêng,… cho mỗi lần thả.

Mục đích của thử nghiệm drop test là gì?
Thử nghiệm drop test dùng để đánh giá khả năng chịu đựng của sản phẩm khi bị rơi. Nó được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện sản phẩm trước khi ra mắt thị trường.
Kết quả thử nghiệm giúp các nhà nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây khiến sản phẩm hư hỏng và tìm cách khắc phục. Từ đó đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất khi giao đến tay người dùng.
Các ứng dụng của thử nghiệm drop test là gì?
Thử nghiệm drop test được ứng dụng với nhiều sản phẩm khác nhau. Dưới đây là hai ví dụ thường gặp nhất:
Drop test sản phẩm điện tử
Các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh,…. đều trải qua thử nghiệm rơi tự do drop test. Thử nghiệm được lặp lại nhiều lần với độ cao và góc quay khác nhau.
Khi tiến hành drop test thiết bị điện tử, người ta sẽ sử dụng máy quay tốc độ cao để ghi lại cảnh sản phẩm bị rơi và dùng đó làm dữ liệu phân tích. Kết quả giúp nhà nghiên cứu nắm được cách thiết bị rơi, góc rơi có ảnh hưởng lớn nhất để tìm ra nguyên nhân và tối ưu lại sản phẩm.
Ví dụ: EverythingApplePro E A P đã thực hiện thử nghiệm drop test iPhone 15 Pro và Promax trên nền bê tông cứng ở một bãi đỗ xe để so sánh độ bền. Dưới đây là kết quả drop test của điện thoại iPhone 15 Pro Max:
- Độ cao 1m: Mặt kính phía sau bị rạn nứt, khung viền bong tróc nhẹ. Màn hình phía trước vẫn hoạt động tốt và gần như không bị hư hỏng gì.
- Độ cao 2m: Mặt kính lưng ở phía sau bị nứt nhưng màn hình dùng khá mượt, không bị trầy xước hay rạn nứt. Cụm camera vẫn hoạt động bình thường.
- Độ cao 4m: Không bị vỡ mặt kính phía trước. Camera trước/ sau và Face ID vẫn hoạt động bình thường. Khung viền bị móp méo và mặt kính sau bị nứt khá nhiều.

Thử nghiệm thả rơi drop test cho bao bì
Thử nghiệm này phù hợp với các đơn đặt hàng có hàng hóa được vận chuyển trong thùng carton. Theo đó, người ta sẽ mô phỏng môi trường mà sản phẩm phải chịu tác động mạnh nhất trong quá trình vận chuyển. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc vận chuyển, đóng gói không cẩn thận có thể tiềm ẩn các thiệt hại như thế nào đối với sản phẩm bên trong.
Hiện nay, có 2 tiêu chuẩn thử nghiệm rơi drop test cho bao bì phổ biến là quy trình A1 của Hiệp hội Vận tải An toàn Quốc tế và ASTM D5276 – 98 (2017) (Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ).
Quy trình thử nghiệm drop test là gì?
- Bước 1: Tính toán số lần rơi cần thiết và độ cao thử nghiệm. Mỗi sản phẩm sẽ có số lần rơi, độ cao,… phù hợp, ứng với hoàn cảnh thực tế khi sử dụng sản phẩm.
- Bước 2: Chọn mặt phẳng thử nghiệm, thường là mặt sàn cứng và phẳng.
- Bước 3: Setup khu vực thử nghiệm, đảm bảo có đầy đủ theo dõi và ghi lại kết quả thử nghiệm.
- Bước 4: Kiểm tra, so sánh với các tiêu chuẩn thử nghiệm drop test để đánh giá sản phẩm và đề xuất phương án giải quyết phù hợp.
Ví dụ về quy trình thử nghiệm rơi tự do cho bao bì:
– Bước 1: Chọn ngẫu nhiên thùng carton được đóng gói sẵn có để làm mẫu thử nghiệm. Đảm bảo sản phẩm bên trong không bị lỗi do sản xuất.
– Bước 2: Chọn khu vực thử nghiệm với sàn cứng, không có vật đệm bên trên. Đảm bảo không gian đủ rộng để quá trình rơi tự do của thùng carton không bị cản trở.
– Bước 3: Cân trọng lượng của thùng để xác định chiều cao tiêu chuẩn thử nghiệm rơi phù hợp. Hầu hết các nhà máy đều có sẵn bảng chiều cao thử nghiệm tham khảo.

Sau đó, tiến hành thả thùng từ độ cao và góc thích hợp 10 lần như bảng dưới đây:

– Bước 4: Mở thùng và kiểm tra sản phẩm bên trong.
Thùng carton không đạt yêu cầu thử nghiệm thường có đặc điểm sau:
- Sản phẩm bên trong bị méo móp, trầy xước, hư hỏng nặng
- Các chức năng cơ bản của sản phẩm bị hư hỏng, không thể sử dụng
Lưu ý: Việc xuất hiện một vài biến dạng bên ngoài với hộp carton sau khi thử nghiệm là điều không thể tránh khỏi. Chỉ cần sản phẩm bên trong không bị hư hỏng là được.
– Bước 5: Thông qua kết quả thử nghiệm, tìm ra nguyên nhân khiến sản phẩm hư hỏng và đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp.
Các lưu ý khi thử nghiệm drop test là gì?

Để quá trình thử nghiệm rơi tự do đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Trước khi tiến hành thử nghiệm, hãy đảm bảo rằng sản phẩm không có bất kỳ lỗi hoặc phát sinh vấn đề liên quan đến chất lượng. Điều này có thể đảm bảo rằng các hư hại đều đến từ quá trình thử nghiệm rơi tự do, không phải do sản xuất.
- Không để cho vật thử nghiệm tiếp xúc với bất kỳ vật dụng nào trong quá trình rơi. Điều này có thể làm kết quả thử nghiệm không đáng tin cậy.
- Không có vật mềm lót để đỡ vật thử nghiệm bên dưới.
XEM THÊM:
Trên đây là bài viết chia sẻ về drop test là gì trên facebook và một số thông tin liên. Mọi ý kiến góp ý về chủ đề này vui lòng để lại dưới bình luận, supperclean.vn luôn sẵn sàng đón nhận và hoàn thiện để mang lại cho quý bạn đọc thông tin hữu ích nhất!