Ép plastic thẻ căn cước là dịch vụ được nhiều người sử dụng nhằm bảo vệ thẻ căn cước công dân bền lâu. Tuy nhiên, trên thực tế việc làm này lại mang đến rất nhiều rủi ro cho công dân khi đi làm các thủ tục giấy tờ hành chính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua thông tin bên dưới đây nhé.
Ép plastic thẻ căn cước công dân có được không?
Căn cước công dân được in trên chất liệu nhựa cứng nên khả năng gãy, hư hỏng cũng ít hơn. Nhưng sau một thời gian sử dụng vẫn có thể bị mờ, nhòe ảnh và các thông tin trên thẻ. Để khắc phục được tình trạng này, nhiều người đã tìm đến dịch vụ ép plastic nhằm giữ căn cước công dân được bền, mới.
Tuy nhiên, trên thực tế, người dân lại không ngờ tới việc ép dẻo Căn cước công dân mang đến rất nhiều rủi ro cho bản thân. Cụ thể như sau:
- Việc ép dẻo, ép plastic trên Căn cước công dân có thể làm thay đổi kích thước, độ dày và ảnh hưởng một phần đến nội dung, chữ ký. Ngoài ra, nó còn làm mờ hoặc làm mất đi dấu nổi khiến Căn cước công dân không còn giá trị sử dụng nữa. Vậy nên, khi thực hiện các thủ tục, giao dịch hành chính thì cơ quan Nhà nước có thể sẽ từ chối sử dụng Căn cước công dân đã ép dẻo do thiết bị không xác thực được thông tin. Khi đó, người dân cần phải lập tức đi làm lại Căn cước công dân mới.
- Người dân còn có nguy cơ bị xử phạt hành chính về hành vi làm sai lệch nội dung của thẻ Căn cước công dân hoặc hủy hoại Căn cước công dân theo khoản 2 Điều 9 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
Như vậy, các bạn có thể thấy rằng việc ép plastic thẻ căn cước công dân là điều không nên làm. Để sử dụng CCCD được hiệu quả, các bạn cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật ở phần tiếp theo.
Quy định của pháp luật về việc sử dụng thẻ Căn cước công dân
Ngoài việc không được phép ép dẻo CMND, Căn cước công dân, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người dân cần phải lưu ý một số quy định sau đây:
- Chứng minh nhân dân chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm, hết thời hạn thì người dân sẽ phải làm thủ tục cấp lại. Hiện nay, khi làm thủ tục này, người dân sẽ được cấp thẻ căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân như cũ.
- Không được phép tẩy xóa, sửa chữa thông tin trên thẻ căn cước công dân. Nếu vi phạm sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
- Cần xuất trình căn cước công dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền. Nếu vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
- Mang căn cước công dân đi “cầm đồ” để thực hiện các hành vi trái quy định của pháp luật có thể sẽ bị phạt từ 4 – 6 triệu đồng.
Cách bảo vệ căn cước công dân được bền lâu
Để bảo quản thẻ căn cước công dân được bền lâu, các bạn có thể tham khảo các cách bên dưới đây:
- Dùng túi nhựa đựng thẻ căn cước công dân trong suốt để bảo quản thẻ căn cước công dân. Nó sẽ giúp bảo quản thẻ căn cước công dân của bạn không bị bụi bẩn, mờ thông tin, mờ dấu,…
- Bảo quản thẻ căn cước công dân ở nơi khô ráo, thoáng mát giúp tránh được ẩm mốc.
- Không để thẻ căn cước công dân ở nơi có nhiệt độ cao vì có thể gây biến dạng thẻ.
XEM THÊM:
Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ có nên ép plastic thẻ căn cước không? Từ đó có quyết định chính xác để tránh gặp phải những rắc rối khi đi làm thủ tục, giấy tờ tại các cơ quan hành chính.