Nỡ hay lỡ? Cách phân biệt và cách sử dụng của từng từ

Bạn đang phân vân không biết nên sử dụng nỡ hay lỡ như thế nào? Hay thường xuyên sử dụng lẫn lộn âm “n” và “l”. Vậy thì hãy theo dõi bài ngay những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây!

nỡ hay lỡ
Cách dùng nỡ và lỡ chính xác

Nỡ là gì?

Nỡ là một động từ. Nó có nghĩa là bằng lòng làm một việc gì đó cho dù bản thân không muốn nhưng vẫn làm vô điều kiện. 

Ví dụ: 

  1. Tôi không nỡ từ chối cô ấy. 
  2. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên. 
  3. Mỗi khi nhìn thấy ánh mắt rưng rưng của con bé, tôi lại không nỡ lòng nào bỏ đi. 

Lỡ là gì?

Lỡ cũng là một động từ, đồng nghĩa với từ “nhỡ”. Lỡ có nghĩa là do sơ xuất nên đã khiến một điều không hay, điều tồi tệ xảy ra khiến người đó cảm thấy ân hận, lấy làm tiếc. 

Ví dụ: 

  1. Cô ấy lỡ tay làm vỡ chiếc đĩa cổ của cha cô ấy. 
  2. Tôi chỉ lỡ mồm thôi chứ không cố ý!
  3. Mọi chuyện đã lỡ rồi nhưng vẫn phải cố gắng để giảm thiểu tổn thất xuống mức thấp nhất. 

Lỡ cũng có thể hiểu là để cho một điều kiện khách quan hay một cơ hội nào đó mất đi một cách đáng tiếc. 

Ví dụ: 

  1. Vì ngủ dậy muộn nên tôi đã bị lỡ chuyến xe về quê. 
  2. Vì có việc bận nên cô ấy đã lỡ hẹn với bạn trai. 
  3. Bỏ lỡ cơ hội lần này, bạn sẽ chẳng có cơ hội nào tốt hơn đâu.

Bài viết tham khảo: Xỉu là gì? Xĩu là gì? Xĩu hay xỉu là từ viết đúng chính tả?

Nỡ hay lỡ? Cách dùng chính xác

“Nỡ” và “lỡ” không phải là từ viết sai chính tả, nhưng nó sẽ trở thành từ sai chính tả nếu như bạn dùng nó không đúng hoàn cảnh, đúng tình huống. Thông thường “nỡ” được dùng khi bạn đang giúp người khác làm công việc nào đó cho dù bản thân thực sự không muốn làm. Trong khi đó, “lỡ” lại được dùng khi có một việc gì đó không hay xảy ra do sự sơ xuất.

Ví dụ: 

  1. Đứa trẻ này hư quá! Nhưng nhìn hoàn cảnh của nó tôi lại chẳng nỡ đánh! (Bản thân “tôi” rất muốn đánh nhưng đã kiềm chế lại). 
  2. Tôi lỡ làm tổn thương anh ấy rồi! (Hành động này diễn ra không cố tình và khiến cho nhân vật “tôi” cảm thấy ân hận, day dứt). 
cách dùng từ nỡ và lỡ
Dùng nỡ và lỡ đúng hoàn cảnh, đúng trường hợp

Quy tắc viết đúng chính tả giữa n và l

Rất nhiều người Việt phát âm “n” và “l” sai, hay nói cách khác là nói ngọng. Từ đó dẫn đến việc viết sai chính tả. Vậy làm thế nào để viết đúng chính tả giữa “n” và “l”, các bạn có thể tham khảo một số quy tắc sau: 

  • “l” chủ yếu xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (loa, loan,..). Trong khi đó, “n” lại không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm, ngoại trừ: noa, noãn. 
  • “l” và “n” đều có từ láy nhưng chúng không láy âm với nhau. “l” ngoài láy âm với chính nó còn có thể láy với rất nhiều phụ âm khác như: lò cò, lệt bệt,… Trong khi đó, “n” chỉ láy âm với chính nó. 

Ví dụ: no nê, lo lắng, len lỏi, lẹt đẹt,… 

  • Về láy vần: Những từ láy có “n” hoặc “l” thì âm đầu của tiếng thứ nhất thường là “l”. Nếu âm đầu là “gi” hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ 2 có âm đầu là “n”. Âm đầu của tiếng thứ 2 là “l” nếu tiếng thứ nhất có âm đầu khác với “gi”. 

Ví dụ: lơ mơ, la cà, gian nan, ăn năn, khét lẹt, cheo leo,… 

  • Một số từ có âm đầu là “nh” có thể thay thế bằng “n”. Ví dụ: nhời – lời, nhăm nhe – lăm le, nhố nhăng – lố lăng, nhỡ – lỡ,… 
  • Một số từ có âm đầu là “c, đ” có thể thay thế bằng “n”. Ví dụ: đấy – nấy, kích – ních,… 
  • Những từ dùng để chỉ vị trí hoặc những từ chỉ sự ẩn nấp thường bắt đầu bằng “n” như: nép, này, nọ, nấp,… 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết được cách dùng nỡ hay lỡ và sử dụng “n – l” chính xác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *