Rằm tháng 7 là ngày gì? Mâm cúng và bài cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 Âm lịch được biết đến với nhiều tên gọi như ngày xá tội vong ân, ngày lễ Vu Lan. Vậy thực sự rằm tháng 7 là ngày gì? Rằm tháng 7 cúng gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!

rằm tháng 7 là ngày gì
Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 là ngày xá tội vong ân theo phong tục của người Á Đông. Đây được xem là ngày mở cửa q.u.ỷ môn để các cô hồn bị ch.ết oan, ch.ết bất đắc kỳ tử hay vo.ng li.nh không nhà, không cửa, không được thờ cúng cẩn thận,… được lên dương gian hưởng sự cúng tế, nhận đồ thế chấp của người dương và tìm người thế mạ.ng. Người trần gian nếu không muốn bị cô hồn phá hoại thì phải chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 gồm có: thức ăn, vàng mã,.. để cúng cô hồn. Trước là cho cô hồn được ăn uống no đủ, sau là cầu mong họ đừng đến phá gia đình mình. 

Có lẽ bởi ý nghĩa này mà dân gian gọi tháng 7 Âm Lịch là tháng cô hồn. Bởi vì nó xui xẻo, không mang lại may mắn nên người ta thường tránh không làm việc lớn trong khoảng thời gian này. 

Bên cạnh đó, rằm tháng 7 còn được biết đến là ngày lễ Vu Lan. Đây là dịp để con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ – những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng. Vào ngày này, những người con xa nhà, xa quê dù bận đến đâu cũng cố gắng trở về với gia đình. 

rằm tháng 7 là ngày gì
Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan để báo hiếu cha mẹ

Tại Trung Quốc, rằm tháng 7 Âm Lịch thuộc tiết Trung Nguyên nên được người Việt đọc trại thành Tết Trung Nguyên. Người Trung Hoa cũng quan niệm rằng tháng 7 là tháng xấu, xui xẻo như người Việt ta.

Bài viết tham khảo: Trên đời này có ma không? Cách lý giải hiện tượng theo khoa học

Sự tích về ngày rằm tháng 7

Khi đã hiểu rõ rằm tháng 7 là ngày gì, chắc hẳn bạn cũng rất tò mò không biết ngày lễ có nguồn gốc từ đâu đúng không? Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

Sự tích về ngày lễ Vu Lan

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, ngày rằm tháng 7 được bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ q.u.ỷ. Sau khi đã tu luyện thành công, Mục Kiền Liên đã dùng phép thần thông để tìm lại người mẹ đã m.ấ.t của mình. Cuối cùng, ông đã tìm thấy mẹ. Nhưng vì khi còn sống, mẹ ông đã tạo nhiều ngh.iệp á.c trên dương gian nên bị biến thành ngạ q.u.ỷ dưới ngục tối, bị hà.nh h.ạ và đói khát. 

Thương mẹ, ông đã đem một bát cơm đến cho mẹ. Tuy nhiên, vì quá đói khát nên mẹ ông đã dùng tay che bát cơm, không để các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy, thức ăn đưa đến miệng bị hóa thành lửa. 

rằm tháng 7 là ngày gì
Sự tích về ngày lễ Vu Lan

Không tìm được cách giải quyết, Mục Kiền Liên đã quay về tìm Phật để tìm cách cứu mẹ. Phật đã bảo rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.”

Quả đúng như lời Phật nói, ông đã làm theo và cứu được mẹ mình. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời và được biết đến với ý nghĩa là ngày báo hiếu cha mẹ. 

Một trong những nghi thức quan trọng của ngày lễ Vu Lan là cài bông hồng lên ngực trái để tưởng nhớ những người mẹ đã m.ấ.t và tôn vinh những người mẹ trên thế giới. Trong ngày lễ Vu Lan, các Phật tử sẽ cầm 2 giỏ hoa hồng, 1 đỏ và 1 trắng để cài lên ngực những người tham dự. 

Ở một vài nơi, hoa hồng trắng được cài lên ngực những người không còn bố mẹ. Đối với những người có đầy đủ bố mẹ sẽ cài hoa hồng đỏ. Những người chỉ có cha hoặc mẹ sẽ cài hoa hồng có màu đỏ nhưng nhạt hơn. 

rằm tháng 7 là ngày gì
Ý nghĩa của bông hồng cài trước ngực trong ngày lễ Vu Lan

Nguồn gốc của ngày “Xá tội vo.ng nhân”

Ngày lễ này được xuất pháp từ câu chuyện của ông A Nan Đà và một con q.u.ỷ. Một đêm, ông đang ngồi thất tịnh thì có một con q.u.ỷ với thân thể gầy gò, ốm yếu xuất hiện và báo rằng 3 ngày sau ông sẽ ch.ết. 

A Nan rất lo sợ và nhờ q.u.ỷ bày cho phương án để tránh khỏi kiếp nạn này. Q.ủ.y đói đã bảo rằng: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ q.u.ỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. 

A Nan đã tìm đến Đức Phật để bộc bạch câu chuyện và được Phật cho bài chú để cúng. Từ đó, tục cúng cô hồn bắt đầu xuất hiện và người ta gọi tháng đó là tháng cô hồn. 

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? 

Cúng rằm tháng 7 ngày nào tốt? Câu trả lời là nó còn phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền. Có những nơi cúng rằm tháng 7 vào đúng ngày 15/7 Âm Lịch. Nhưng cũng có những khu vực lại cúng vào một trong các ngày từ 2/7 đến 14/7 Âm Lịch. Họ cho rằng đây là thời điểm Diêm Vương mở cửa cho các cô hồn trở về dương gian và hưởng thụ lễ vật do người dương cúng tế. Còn ngày 15/7 là hạn cuối cùng của thời gian Diêm Vương mở cửa. Vì vậy, các vong âm phải nhanh chóng trở về cho kịp nên không thể nhận được đồ cúng. Do vậy, nhiều nơi sẽ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7 Âm Lịch. 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?  

Tùy thuộc vào điều kiện gia đình và phong tục tập quán của từng vùng miền để sắm lễ cúng rằm tháng 7 cho tươm tất và phù hợp. Điều quan trọng nhất là gia chủ phải thể hiện sự thành tâm, cảm tạ chân thành của mình đối với trời Phật, tổ tiên và các quan thần linh. 

Thông thường, sẽ có 3 mâm cỗ cúng rằm tháng 7 như sau: 

Mâm lễ cúng Phật

Lễ cúng sẽ được đặt ở vị trí cao nhất. Đồ cúng thường là đồ chay, mâm ngũ quả hoặc nước lọc. Gia đình cũng có thể làm mâm cỗ chay để cúng Phật như: 

  • Xôi lạc/ xôi đỗ/ xôi gấc/ xôi hạt sen,…
  • Nem chay
  • Giò chay, chả chay
  • Canh nấm/ canh rau củ
  • Đậu hũ non sốt nấm,.. 
  • Hoa tươi: hoa huệ, hoa sen,… không nên chọn mua dại. 
rằm tháng 7 là ngày gì
Mâm lễ cúng Phật rằm tháng 7

Mâm cúng rằm tháng 7 – Lễ cúng gia tiên và thần linh

Lễ cúng thần linh và gia tiên là một mâm cơm, có thể là món chay hoặc món mặn tùy theo căn cơ và hoàn cảnh của gia chủ. 

Gia chủ có thể chuẩn bị một mâm cỗ mặn gồm có các món như: 

  • Gà luộc (nên để nguyên con)
  • Xôi đỗ xanh/ xôi dừa/ xôi gấc,..
  • Thịt bò xào
  • Chả nem
  • Canh rau củ hầm xương, canh rau củ thập cẩm,.. 

Bạn có thể chọn thực phẩm theo mùa và chế biến món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong gia đình. 

Ngoài ra, bạn  cũng chuẩn bị thêm các loại lễ vật khác như: hương, trầu cau, vàng mã, hoa tươi, trái cây, rượu để làm lễ cúng gia tiên. 

Lễ cúng rằm tháng 7 – Lễ cúng chúng sinh

Lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) trong rằm tháng 7 cũng rất quan trọng, thể hiện tính nhân văn của người Việt đối với những linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa, không người thờ cúng. 

Mâm lễ cúng rằm tháng 7 chúng sinh thường là lễ chay, không nên làm lễ mặn  vì nó có thể khơi dậy sự tham lam, sân si. 

  • 1 đĩa muối + 1 đĩa gạo trắng
  • Cháo trắng (12 bát nhỏ)
  • Quần áo chúng sinh, thường có nhiều màu sắc
  • Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
  • Tiền vàng
  • Nước, hoa tươi, mâm ngũ quả
  • 2 ngọn nến nhỏ + 3 nén hương

Lễ cúng được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ đọc bài văn khấn, mong các linh hồn có thể giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Sau khi làm lễ cúng xong thì mang gạo và muối vãi ra sân nhà, đường; vàng mã thì mang đi đốt. 

rằm tháng 7 là ngày gì
Mâm lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7

Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 không thể thiếu tiền, vàng mã, ngựa và các vật dụng bằng giấy mô phỏng cuộc sống trên dương gian của con người như: xe cộ, điện thoại, gương lược,… Nhiều người quan niệm rằng khi đốt những thứ trên thì người dưới âm tào địa phủ sẽ được hưởng và có cuộc sống đầy đủ. 

Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến khích người dân không nên đốt quá nhiều vàng mã bởi như vậy sẽ rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các gia đình có thể cân nhắc và chuẩn bị đồ cúng sao cho phù hợp. 

Bài văn khấn rằm tháng 7

Văn khấn rằm tháng 7 – Văn khấn thần linh

văn khấn thần linh ngày rằm tháng 7

Văn cúng rằm tháng 7 – Bài cúng gia tiên

văn khấn thần linh ngày rằm tháng 7

Bài cúng rằm tháng 7 – Bài cúng chúng sinh

bài cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7

Bài viết tham khảo: Văn khấn mùng 1 tết | Khấn gia tiên – khấn thần linh đầu năm

Lưu ý khi cúng rằm tháng 7

  • Chuẩn bị 3 mâm cỗ cúng như trên thật tươm tất, đầy đủ. Mâm cỗ cúng Phật đặt trong nhà, ở vị trí cao nhất rồi mới mâm cúng gia tiên. Lễ cúng chúng sinh đặt ngoài sân hoặc trước cửa nhà, không cúng trong nhà. 
  • Các lễ vật quan trong trong lễ cúng rằm tháng 7 bắt buộc phải có là: hương, muối, gạo, nến, vàng mã, quần áo chúng sinh. 
  • Khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện là từ 7h sáng cho đến 3h chiều.
  • Người thực hiện nghi lễ cúng phải ăn mặc chỉnh tề, quần áo tươm tất, đọc bài khấn rằm tháng 7 phải rõ ràng, không nên đọc quá to. 
  • Sau khi hạ lễ, quần áo và vàng mã phải được đốt sạch. Gạo và muối rải khắp 5 phương 4 hướng. 

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi rằm tháng 7 là ngày gì và cách cúng rằm tháng 7. Hy vọng sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có góp ý gì cho bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *