SFX là gì? Ý nghĩa của SFX trong từng lĩnh vực cụ thể

SFX mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo từng lĩnh vực cụ thể. Vậy SFX là gì? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn khám phá các ý nghĩa của SFX trong bài viết này nhé!

SFX là gì trong phim ảnh?

Trong phim ảnh, SFX là cách viết tắt của cụm từ “special effect”, có nghĩa là “hiệu ứng đặc biệt”. Đây là các thủ thuật hình ảnh, kỹ xảo khác nhau được sử dụng trong phim ảnh, giải trí và truyền hình. 

SFX đề cập đến các hiệu ứng vật lý, thường được thực hiện trong quá trình quay hình trực tiếp. Điều này bao gồm việc sử dụng các đạo cụ, cảnh quan để mô phỏng cảnh quay. Ví dụ như tạo tuyết, mưa, sương mù,… trong quá trình quay phim. Hay như việc trang điểm để diễn viên trông không giống người cũng là SFX. 

SFX được hiểu là các thủ thuật, kỹ xảo được sử dụng khi làm phim
SFX được hiểu là các thủ thuật, kỹ xảo được sử dụng khi làm phim

Hiện nay, với sự ra đời của CGI đã bổ trợ rất nhiều cho các kỹ xảo SFX và VFX.  Kỹ thuật này giúp các nhà làm phim có thể kiểm soát hình ảnh tốt hơn. Đồng thời, tạo ra những cảnh quay chân thực, an toàn và ít chi phí hơn. 

Thông tin thêm: 

  • CGI: Công nghệ mô phỏng hình ảnh hư cấu tĩnh hoặc động thông qua các phần mềm máy tính. CGI thường được dùng để tạo ra hình ảnh 3D như cảnh vật, nhân vật, hiệu ứng khó trong game hoặc phim ảnh,… Ngoài ra, CGI còn được ứng dụng trong quảng cáo và kiến trúc. 
  • VFX: Có nghĩa là Visual Effects, chỉ quá trình tạo ra hoặc thêm các hiệu ứng nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh trong video đã quay từ trước. VFX tham gia trực tiếp trong các cảnh quay mà ngoài đời thực khó có thể thực hiện được hoặc có thể thực hiện nhưng chi phí cao, gây nguy hiểm cho đoàn phim và tốn nhiều thời gian. 

Nguồn SFX là gì?

Nguồn SFX là bộ cấp nguồn PC phổ biến đối với các thùng máy nhỏ thuộc kiểu ITX. Chúng thường bị nhầm lẫn với nguồn micro ATX vì có kích thước nhỏ hơn nguồn ATX thông thường. Tuy vậy, chúng được đánh giá khá cao về sức mạnh và hiệu quả cho PC chơi game. 

Nhiều người dùng phân vân khi lựa chọn bộ nguồn ATX và SFX. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn như vậy thì có thể tham khảo thông tin so sánh về hai bộ nguồn này dưới đây: 

Tiêu chí so sánh ATX SFX
Về kích thước Lớn hơn, phù hợp với cấu trúc full tower, super tower, mid-tower Nhỏ hơn, phù hợp với cấu trúc mini-tower
Công suất ra định mức 300 – 2000 watt.  300 – 1000 watt. 
Tiếng ồn và khả năng làm mát Khả năng giải nhiệt và kiểm soát ồn của ATX được đánh giá cao hơn.  Vì có thiết kế nhỏ gọn, giới hạn về không gian nên SFX có thể bị nóng và phát ra tiếng ồn lớn hơn ATX. 
Giá cả Rẻ hơn. Đắt hơn. 
Hình ảnh so sánh về kích thước của ATX (bên trái) và SFX (bên phải)
Hình ảnh so sánh về kích thước của ATX (bên trái) và SFX (bên phải)

Một số ý nghĩa khác xoay quanh câu hỏi SFX là gì?

Ngoài những ý nghĩa trên, SFX còn là cách viết tắt của nhiều cụm từ như: 

  • Sound Effects: Hiệu ứng âm thanh
  • Science Fiction Expo: Hội chợ triển lãm khoa học viễn tưởng.
  • Small Form Factor: Hệ số hình thức nhỏ, liên quan đến máy tính và bo mạch chủ

XEM THÊM:

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ SFX là gì. Bạn còn biết ý nghĩa nào khác của SFX không, hãy để lại bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *