Stan là gì Kpop? Stan khác Bias như thế nào?

Stan là thuật ngữ quen thuộc với các fan Kpop. Tuy nhiên, với những người “ngoại đạo” thì không phải ai cũng biết stan là gì. Vậy thì hãy để supperclean.vn giúp bạn trả lời nhé!

Stan là gì?

Stan là một thuật ngữ được ghép bởi “stalker” và “fan”. Trong đó: 

  • Stalker: Người theo dõi, quan tâm quá mức đến một cá nhân hoặc vấn đề nào đó.
  • Fan: Chỉ người hâm mộ

Như vậy, stan là người hâm mộ cuồng nhiệt, fan cứng của một idol, nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc nào đó. Khi là một stan, họ không ngừng theo dõi, quan tâm và ủng hộ mọi hoạt động trong sự nghiệp của thần tượng. 

Stan là thuật ngữ Kpop chỉ fan cứng của một nhóm nhạc hoặc thần tượng nào đó
Stan là thuật ngữ Kpop chỉ fan cứng của một nhóm nhạc hoặc thần tượng nào đó

Đôi khi, stan có những hành vi hơi quá đà khiến người ngoài nhìn vào và cho rằng họ bị điên; nhưng sự thật là họ chỉ đang thể hiện tình cảm và sự yêu mến của mình đối với thần tượng. Ví dụ như chi một số tiền lớn để mua sản phẩm do idol làm đại sứ thương hiệu. 

Khi tìm hiểu stan là gì, mình nhận thấy chúng có ý nghĩa khá giống “sasaeng fan” (fan cuồng). Tuy nhiên, stan mang ý nghĩa tích cực hơn rất nhiều. Stan luôn theo dõi tin tức và lịch trình để ủng hộ hết mức về sự nghiệp của idol. 

Ngược lại, sasaeng fan lại có xu hướng quan tâm đến đời tư, cuộc sống cá nhân của thần tượng như đặt máy quay lén, đột nhập phòng tắm idol để chụp ảnh, đòi tự tử vì thần tượng,… Khi phát hiện idol có người yêu, họ sẵn sàng để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm hoặc tác động vật lý với người của thần tượng. 

Nguồn gốc của stan

Để hiểu rõ hơn stan là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của thuật ngữ này nhé!

Stan bắt đầu xuất hiện từ năm 2000 khi ca khúc Stan của rapper Eminem phát hành. Ca khúc này miêu tả khá chân thực về hành động của một fan hâm mộ cuồng nhiệt. Anh ta theo dõi tin tức về idol một cách sát sao, viết thư và gửi đều đặn cho thần tượng nhưng không được hồi âm. Điều này khiến anh ta phát điên và có hành động điên rồ; đó là lái chiếc xe lao thẳng xuống hồ nước cùng người bạn gái đang mang thai của mình.  

Tuy nhiên, anh ta lại thể hiện sự yêu thích của mình đến mức mất hết lý trí; gần như mất hết sự liên kết với cuộc sống xung quanh. Vào thời điểm đó, stan mang ý nghĩa khá giống với sasaeng fan. 

Hiện nay, stan mang ý nghĩa nhẹ nhàng hơn, chỉ người hâm mộ cuồng nhiệt theo nghĩa tích cực. Họ ủng hộ idol về mọi mặt và luôn tôn trọng cuộc sống riêng tư của thần tượng. 

Nguồn gốc của stan là gì
Nguồn gốc của stan là gì

Stan khác gì với bias?

Stan hay bias đều là các thuật ngữ chỉ người hâm mộ trong Kpop. Tuy nhiên, chúng lại được sử dụng các hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, nếu như bạn muốn đu idol Kpop thì cần phân biệt rõ hai thuật ngữ này nhé!

Stan chỉ người hâm mộ của một nhóm nhạc hoặc thần tượng nào đó. Ví dụ, khi bạn nhận mình là stan BTS, tức là bạn chỉ yêu thích nhóm nhạc này và dành tình cảm cho các thành viên trong nhóm như nhau. Bạn yêu thích mọi thứ của nhóm và không quan tâm hay yêu thích nhóm nhạc nào khác. 

Cách phân biệt stan với bias trong Kpop
Cách phân biệt stan với bias trong Kpop

Bias cũng mang ý nghĩa chỉ người hâm mộ nhưng dành tình cảm và sự thiên vị cho một thành viên duy nhất trong nhóm. Hay nói cách khác, bias chỉ thành viên fan yêu thích nhất trong nhóm nhạc. 

Ví dụ, bạn là fan của Black Pink và thành viên mà bạn yêu thích nhất là Lisa. Khi đó, Lisa là bias của bạn. Bạn luôn ưu tiên vote cho bias, mua album của bias trước khi mua của cả nhóm. 

Một biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bias là muốn được sở hữu card hoặc cheap moment của thành viên đó. Ví dụ, khi mua album nhóm, bạn luôn mong muốn sẽ bóc ra card của thành viên mình bias. Nếu không có thì bạn sẽ quyết tâm mua hoặc đổi cho bằng được. 

Ngoài ra, nhiều bias còn có sở thích diện trang phục và có gu thời trang giống thần tượng. Khi thấy bias diện mẫu trang phục nào đó, bạn luôn cố gắng tìm kiếm và sở hữu chúng.

Tóm lại, stan chỉ người hâm mộ cuồng nhiệt với một thần tượng hoặc nhóm nhạc nào đó. Còn bias chỉ thành viên của nhóm nhạc mà bạn hâm mộ và yêu thích nhất. 

XEM THÊM:

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ dream stan là gì trong Kpop và cách phân biệt chúng với bias. Việc hâm mộ ai đó không phải là chuyện xấu; thậm chí chính họ là người truyền cho ta động lực để cố gắng mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng ta cần tách biệt thần tượng ai đó ra khỏi cuộc sống, không nên quá chìm đắm trong đó!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *