Với những bạn đam mê chụp ảnh thì chắc hẳn đã quá quen thuộc với thuật ngữ tiêu cự là gì rồi phải không? Tuy nhiên, với người “ngoại đạo” thì không phải ai cũng biết. Vậy thì hãy theo dõi bài viết này để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!
Contents [hide]
Tiêu cự là gì?
Khi tra google, chúng ta gặp rất nhiều từ khóa liên quan như: tiêu cự máy ảnh là gì, tiêu cự ống kính là gì, tiêu cự lens là gì, tiêu cự camera là gì,… Về cơ bản, khái niệm tiêu cự trong các thiết bị trên là như nhau.
Tiêu cự là thông số mô tả độ phóng đại của ống kính trong máy ảnh; được xác định bằng khoảng cách từ tâm (điểm hội tụ) ống kính đến cảm biến hình ảnh. Trong thấu kính, tiêu cự là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính.

Ví dụ: Nếu máy ảnh có tiêu cự 18-55mm tức là lens máy có tiêu cực trong khoảng từ 18 – 55mm.
Đơn vị dùng để đo tiêu cự là milimet (mm). Chúng cho biết máy ảnh của bạn có thể chụp được cảnh trong phạm vi như thế nào. Ví dụ, khi dùng ống kính 20mm chụp người ở khoảng cách 30m, người trong bức ảnh sẽ được thu nhỏ với cảnh vật xung quanh nên không nhìn rõ. Ngược lại, nếu bạn dùng ống kính 300mm thì người chụp bức ảnh sẽ nhìn rất rõ và không lấy được nhiều cảnh vật xung quanh.
Khẩu độ là gì?
Khái niệm về tiêu cự là gì đã được mình giải thích rõ ở trên. Vậy còn khẩu độ là gì? Khẩu độ là độ mở của ống kính nhằm điều tiết ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Khẩu độ càng lớn, tức là trong một khoảng thời gian nhất định, lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được càng nhiều. Người ta điều chỉnh khẩu độ thông qua việc đóng/ mở các lá khẩu.
Các vai trò của khẩu độ là:
- Điều chỉnh độ sáng của bức hình; khi khẩu độ nhỏ, lượng ánh sáng vào cảm biến ít hơn khiến ảnh tối màu hơn và ngược lại.
- Khẩu độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh. Khi khẩu độ càng nhỏ, độ sâu trường ảnh tăng lên, đảm bảo các đối tượng trong tiền cảnh và hậu cảnh đều được lấy nét và ngược lại.

Cách phân loại tiêu cự của máy ảnh là gì?
Tùy theo từng tiêu chí phân loại mà tiêu cự của lens được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:
Theo khả năng tùy chỉnh
- Tiêu cự cố định: Hay còn được biết đến là ống kính Prime. Loại này chỉ có sẵn một tiêu cự và người dùng không thể thay đổi độ dài tiêu cự nên khá bất tiện trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, loại ống kính này lại có giá bán khá rẻ.
- Tiêu cự tùy chỉnh: Hay còn được biết đến là ống kính zoom. Đây là loại ống kính được trang bị nhiều tiêu cự khác nhau, cho phép người dùng linh hoạt điều chỉnh theo nhu cầu chụp ảnh. Vì có tính đa năng nên giá bán ống kính zoom thường cao hơn.
Theo góc chụp
Theo cách phân loại này, ta có các loại ống kính sau:
- Ống kính góc siêu rộng: Có tiêu cự trong khoảng từ 8 – 24mm. Loại lens này có vùng quan sát rộng, có khả năng chụp ảnh 180 độ. Tuy nhiên, hình ảnh thu về dễ bị biến dạng, tạo cảm giác như khung hình bị bó lại trong quả cầu.
- Ống kính góc rộng: Loại lens này có tiêu cự trong khoảng từ 24 – 35mm cho góc nhìn rộng và lấy nét tốt. Chúng vẫn có khả năng làm biến dạng nhưng ít hơn và cho hình ảnh cũng tự nhiên. Mọi cảnh vật trong khung hình đều được lấy nét.
- Ống kính tiêu chuẩn: Có khoảng tiêu cự từ 35 – 70mm, cho phép bạn có thể cân đẹp mọi bức ảnh. Ống kính tiêu chuẩn phù hợp với mọi kiểu ảnh, cho khả năng hiển thị hình ảnh giống với mắt thường. Đặc biệt, khi dùng lens tiêu chuẩn, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh độ nông/ sâu của trường ảnh theo khẩu độ.
- Ống kính telephoto: Có tiêu cự gần như lớn nhất, từ 70 – 300m, thích hợp để chụp chủ thể ở khoảng cách xa và rất xa.

Vai trò của tiêu cự là gì?
Tiêu cụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi chụp ảnh. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự ảnh hưởng của chúng đối với bức ảnh qua các khía cạnh sau:
Phạm vi tầm nhìn
Phạm vi cảnh thể hiện trong khung hình được xác định bằng độ dài tiêu cự. Lens góc rộng (tiêu cự ngắn) cho trường nhìn rộng hơn trong bức ảnh. Ngược lại, lens có tiêu cự dài cho trường nhìn nhỏ hơn, khó bao quát được toàn cảnh. Đó là lý do giải thích vì sao khi chụp ảnh chân dung, người ta thường chọn ống kính có tiêu cự khoảng 35 – 70mm.
Ngoài ra, tiêu cự cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ hình ảnh khi chụp. Khi độ dài tiêu cự càng nhỏ cho góc nhìn rộng nên tỉ lệ hình ảnh sẽ lớn hơn. Độ dài tiêu cự lớn thì góc nhìn thu hẹp, có thể phóng to và giúp các chi tiết hiển thị rõ ràng hơn.
Độ sâu trường ảnh
Hiểu rõ tiêu cự là gì, bạn sẽ thấy chúng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng rõ nét của ảnh, hay còn gọi là độ sâu trường ảnh. Khi ống kính tiêu cự dài thì độ sâu trường ảnh nông, tức là chúng có thể tập vật thể nhỏ và ở xa. Với những lens có tiêu cự ngắn thì độ sâu trường ảnh thường lớn hơn, có phạm vi lấy nét rộng hơn.

Góc nhìn
Khi tiêu cự thay đổi thì góc nhìn và tỉ lệ hình ảnh cũng thay đổi. Với lens có độ dài tiêu cự ngắn tạo cảm giác có nhiều không gian hơn giữa các thành phần trong ảnh. Trong khi đó, độ dài tiêu cự lớn sẽ thu hẹp góc nhìn.
Độ rung
Hiện tượng rung hình là điều không thể tránh khỏi khi chụp ảnh. Nếu tiêu cự dài và góc nhìn hẹp thì ống kính thường có xu hướng nhạy cảm hơn ngay cả với những chuyển động nhỏ nhất. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể dễ dàng loại bỏ nhờ sự trợ giúp của các phụ kiện đi kèm như tripod, chân máy,…
Cách chọn tiêu cự lens phù hợp

Mỗi khoảng tiêu cự được dùng với mục đích chuyên dụng khác nhau. Để chọn lens phù hợp với nhu cầu và sở thích chụp ảnh, bạn đọc có thể tham khảo thông tin dưới đây:
- Chụp ảnh thể thao: Nên chọn lens có tiêu cự từ 70 – 300mm là thích hợp nhất. Bởi các sự kiện thể thao thường diễn ra trong không gian rộng. Do vậy, ta cần một ống kính với độ dài tiêu cự lớn để ghi lại các khoảnh khắc diễn ra trên sân.
- Chụp ảnh du lịch: Chiếc lens tiêu chuẩn 35 – 70mm là lựa chọn an toàn và phù hợp nhất cho mỗi chuyến du lịch. Với ống kính này, bạn có thể dễ dàng chụp ảnh xa, chân dung hay phong cách đều rất ổn định.
- Chụp ảnh phong cách: Với những bạn yêu thích chụp ảnh phong cảnh có thể chọn lens góc cực rộng 8 – 24mm hoặc góc rộng 24 – 35 hoặc lens tiêu chuẩn đều phù hợp. Tùy theo sở thích chụp ảnh mà bạn có thể chọn cho mình ống kính có tiêu cự phù hợp.
- Chụp ảnh kiến trúc: Một chiếc ống kính góc rộng giúp tạo ra độ sâu trường ảnh tốt nhất, cho không gian kiến trúc đẹp mắt.
- Chụp ảnh đường phố: Lens với tiêu cự cố định đủ để giúp bạn thỏa mãn đam mê của bản thân. Tuy nhiên, nếu muốn đa dạng hơn thì nên chọn ống kính zoom tiêu chuẩn.
- Chụp ảnh macro: Nên chọn ống kính tele có độ dài tiêu cự lớn, tối thiểu là 100mm.
XEM THÊM:
Hy vọng bài viết này của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ độ dài tiêu cự là gì và các thông tin liên quan. Nếu bạn có góp ý gì hoặc chia sẻ thêm kiến thức về tiêu cự thì hãy để lại bình luận dưới cho mình biết nhé!