TSR là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Vậy TSR là gì? Cùng supperclean.vn khám phá chi tiết hơn về TSR qua bài viết này nhé!
Contents
TSR là gì trong giao dịch?
Trong giao dịch tài chính nói chung, TSR là cách viết tắt của cụm từ “Total Shareholder Return”, có nghĩa là “Tổng lợi nhuận của cổ đông”. Đây là thước đo tài chính hiệu quả, cho biết tổng lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu. TSR được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
TSR bao gồm lợi nhuận tăng giá vốn của cổ phiếu và cổ tức. Sự tăng giá vốn hay lợi nhuận chênh lệch là sự thay đổi giá thị trường của cổ phiếu, bắt đầu từ thời điểm mua vào cho đến khi bán ra. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng mà công ty chi trả cho cổ đông bằng tiền mặt hoặc tài sản khác sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định Pháp Luật.
Ví dụ năm 2020, Tập đoàn Microsoft có TSR là 59.4%. Trong đó, 57.6% đến từ việc gia tăng cổ phiếu và 1.8% được trả từ cổ tức.
Cách tính TSR là gì?
Để tính tổng lợi nhuận cổ đông TSR, ta cần xác định sự thay đổi về giá của cổ phiếu trong khoảng thời gian đo lường rồi cộng với cổ tức nhận được. Sau đó, lấy tổng lợi nhuận vừa tính chia cho giá mua cổ phiếu ban đầu và nhân với 100 để tính tổng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận cổ đông.
Trong đó:
- P1 (Current Price): Giá hiện tại của cổ phiếu tại thời điểm giao dịch
- Po (Purchase Price): Giá mua cổ phiếu ban đầu
- D (Dividends): Cổ tức nhận được trong khoảng thời gian sở hữu cổ phiếu
Ví dụ về cách tính tổng lợi nhuận cổ đông TSR
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về giao dịch TSR là gì và cách tính, chúng ta cùng tham khảo ví dụ sau đây:
Một nhà đầu tư đã mua 200 cổ phiếu của công ty A với giá 15$/ cổ phiếu. Giá cổ phiếu tại thời điểm giao dịch hiện tại là 20$/ cổ phiếu. Kể từ thời điểm nhà đầu tư mua cổ phiếu từ 2 năm trước, công ty đã trả cổ tức 4.5$/ mỗi cổ phiếu. Hãy tính TSR của nhà đầu tư trong hai năm đó?
Ta có:
TSR = [(20$ – 15$) + 3.5$)/15$ = 56.6%
Ưu điểm và nhược điểm của TSR là gì?
Về ưu điểm
- TSR là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư có thể tính toán và đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.
- Cách tính TSR đơn giản, dễ hiểu, giúp nhà đầu tư dễ dàng tính tổng lợi nhuận do cổ phiếu mang lại khoảng thời gian sở hữu.
- TSR giúp nhà đầu tư đánh giá được cổ phiếu nào đang hoạt động tốt, cổ phiếu nào đang hoạt động kém để đưa ra phương án đầu tư phù hợp.
Về nhược điểm
- TSR xem xét lợi nhuận tạo ra từ cổ phiếu trong quá khứ. Điều đó không có nghĩa là lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Vì vậy, nhà đầu tư cần có sự nhìn nhận, đánh giá và xem xét cổ phiếu dưới nhiều khía cạnh khác nhau trước khi quyết định mua.
- TSR chỉ hoạt động đối với các khoản đầu tư có một hoặc nhiều dòng tiền sau khi mua.
- TSR không thể sử dụng trong trường hợp khoản đầu tư tạo ra dòng tiền tạm thời.
- TSR dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường.
TSR tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên sử dụng đồng thời nhiều công cụ tài chính để phân tích, đánh giá chất lượng cổ phiếu trước khi quyết định mua. Không nên chỉ dựa vào TSR mà vội vã quyết định.
Các chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư cần chú ý
Đây là khoản lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu. EPS cho thấy khả năng sinh lời của công ty. Nếu EPS càng cao thì nhà đầu tư thu về càng nhiều lợi nhuận.
Bên cạnh đó, EPS còn giúp nhà đầu tư so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực để ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio)
P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá trị trường của cổ phiếu với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Cách tính chỉ số P/E khá đơn giản, dễ hiểu, giúp nhà đầu tư định giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, P/E dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài nên cần chú ý khi sử dụng.
Chỉ số ROE (Return On Equity)
ROE đo lường mức độ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác, ROE cho thấy doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi nhuận từ 1 đồng vốn sở hữu.
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ số ROE quá cao cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể là vốn chủ sở hữu quá nhỏ so với thu nhập ròng.
Công thức tính ROE
Chỉ số ROA (Return On Assets)
ROA thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản của công ty. Nó giúp nhà đầu tư đo lường hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp mà không cần quan tâm đến cấu trúc nội bộ.
Các doanh nghiệp có ROA cao cho thấy khả năng sử dụng tài sản hiệu quả và tối ưu hóa nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần có cái nhìn khách quan hơn về lĩnh vực đang hoạt động, so sánh với ROA trong quá khứ, đối thủ cạnh tranh để đưa ra quyết định phù tối ưu nhất.
Ngoài ra, còn rất nhiều chỉ số khác dùng để đánh giá cổ phiếu như P/B, chỉ số Beta,…
Một số ý nghĩa khác giải thích TSR là gì?
Card TSR la gì?
Card TSR có nghĩa là thẻ cào siêu rẻ (viết tắt là TSR). Đây là một trang web bán thẻ nạp game, thẻ điện thoại online với ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi và chiết khấu hấp dẫn. Tại đây, bạn có thể sử dụng nhiều tính năng tiện lợi như mua thẻ cào trực tuyến, nạp thẻ, bán thẻ,…
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều page, landing page giả mạo trang web http://thesieure.com/ để đánh cắp tài mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng của người dùng. Vì vậy, bạn phải thật cẩn thận với những trang yêu cầu truy cập đường link ảo hoặc cung cấp thông tin cá nhân.
TSR là gì trong bán hàng?
Trong lĩnh vực bán hàng, TSR là cách viết tắt của cụm từ “Telesales Representatives”, có nghĩa là “nhân viên bán hàng qua điện thoại”. Họ là những người chịu trách nhiệm gọi điện đến khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhân viên telesales representatives chia thành 2 mảng chính, đó là:
- Inbound: Tiếp nhận cuộc gọi đến của khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Hầu hết khách hàng tìm đến đều có nhu cầu nên tỷ lệ chốt đơn thành công khá cao.
- Outbound: Nhân viên sẽ gọi điện đến khách hàng tiềm năng để bán hàng. Outbound khó hơn nhiều so với inbound nên yêu cầu người gọi phải thật khéo léo, hiểu rõ sản phẩm và nắm bắt tâm lý khách hàng thật tốt.
TSR là gì trên Facebook?
Trên Facebook, TSR là cách viết tắt của một số cụm từ tiếng Anh như:
- Terminate & stay resident: Chương trình thường trú, đây là chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ trong của thiết bị. Nhờ vậy, nó có thể khởi động một cách nhanh chóng ngay cả khi các chương trình khác đang hoạt động. Terminate & stay resident thường được dùng trong hệ điều hành không đa nhiệm, điển hình như MS DOS.
- The student room: Phòng sinh viên
- Télévision suisse romande: Đây là kênh truyền hình nói tiếng Pháp của Thụy Sỹ.
XEM THÊM:
Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa TSR là gì trong tài chính, Roblox. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé! Đừng quên theo dõi SUPPERCLEAN để cập nhật thêm những thông tin thú vị về cuộc sống nhé!