Từ ghép tổng hợp là gì? Ví dụ và cách đặt câu với từ ghép tổng hợp

Khi học về từ ghép, chúng ta được làm quen với khái niệm từ ghép tổng hợp. Vậy từ ghép tổng hợp là gì? Để hiểu rõ hơn về loại từ ghép này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây!

Kiến thức về từ ghép 

Trước khi tìm hiểu về từ ghép có nghĩa tổng hợp là gì, chúng ta cùng tìm hiểu kiến thức tổng quan về từ ghép trước nhé!

Từ ghép là gì?

Từ ghép là một dạng từ phức được tạo thành bởi hai hay nhiều từ đơn có mối quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ về từ ghép: bàn ghế, sách vở, hoa hồng, hoa lan, bánh quy, bánh ngọt,…

Kiến thức cơ bản về từ ghép 
Kiến thức cơ bản về từ ghép

Vai trò của từ ghép

Từ ghép được dùng phổ biến trong văn nói và văn viết. Từ ghép giúp người đọc/ người nghe dễ dàng xác định nghĩa của từ, câu mà không mất nhiều thời gian suy nghĩ hay lắp ghép các ý lại với nhau. 

Ngoài ra, từ ghép giúp cho câu văn, câu nói có sự liên kết và logic về cả nội dung lẫn hình thức. Từ đó, khiến câu văn đọc lên nghe mạch lạc, rõ ràng hơn.

Các loại từ ghép

Từ ghép được chia thành 4 loại, đó là:

  • Từ ghép chính phụ: Gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Ví dụ như: bà ngoại, sân bay, hoa mai, hoa hồng, cây xoài,…
  • Từ ghép đẳng lập: Các tiếng cấu tạo nên từ ghép đẳng lập có vai trò ngang hàng nhau. Ví dụ như: xóm làng, mưa gió, bạn bè,… 
  • Từ ghép tổng hợp: Là các từ ghép mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp.
  • Từ ghép phân loại: Là từ ghép mang ý nghĩa cụ thể, rõ ràng. Ví dụ như: hoa lan, hoa huệ, bánh chưng, bánh gai,…

Xem thêm: Từ ghép là gì? Từ ghép có mấy loại? Ví dụ minh họa

Từ ghép tổng hợp là gì?

Từ ghép tổng hợp là từ được ghép bởi hai hay nhiều từ đơn nhưng mang ý nghĩa tổng quát, khái quát cho một sự vật, địa điểm, hành động,… nào đó. 

Để hiểu rõ từ ghép tổng hợp là những từ nào, mời các bạn tham khảo các ví dụ về từ ghép tổng hợp dưới đây: 

Ví dụ 1: 

  1. “bánh” ghép với “trái” tạo thành từ ghép tổng hợp “bánh trái” dùng để chỉ chung các loại bánh ăn được.
  2. “xa” ghép với “lạ” tạo thành từ ghép “xa lạ” mang ý nghĩa xa xôi, không quen biết.
  3. “sách” ghép với “vở” tạo thành từ ghép tổng hợp “sách vở” chỉ đồ dùng học tập.
  4. “ăn” ghép “uống” tạo thành từ ghép tổng hợp “ăn uống” nói về hoạt động ăn uống nói chung.  

Ví dụ 2: 

  • 5 từ ghép tổng hợp về chủ đề học đường: sách vở, trường lớp, bàn ghế, thầy cô, bạn bè
  • 2 từ ghép tổng hợp về chủ đề gia đình: ông bà, cha mẹ
  • 3 từ ghép tổng hợp về chủ đề tự chọn: xóm làng, vợ chồng, ăn uống
Từ ghép tổng hợp là các từ ghép mang ý nghĩa khái quát
Từ ghép tổng hợp là các từ ghép mang ý nghĩa khái quát

Cách nhận biết từ ghép tổng hợp là gì?

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết từ ghép tổng hợp: 

  • Các tiếng cấu tạo nên từ ghép tổng hợp có vai trò ngang hàng nhau, bình đẳng về mặt ngữ pháp và có thể thay đổi vị trí của nhau mà không ảnh hưởng đến nghĩa của từ.
  • Từ ghép tổng hợp mang ý nghĩa khái quát, rộng hơn với các tiếng tạo thành. Đây là tính chất hợp nghĩa của từ ghép tổng hợp. Ví dụ, từ ghép tổng hợp “ông bà” mang ý nghĩa rộng hơn so với các tiếng cấu tạo nên chúng (ông, bà). 

XEM THÊM: Truyện ngắn là gì? Những đặc trưng tiêu biểu của truyện ngắn

Đặt câu với từ ghép tổng hợp

Đặt câu với từ ghép tổng hợp là một dạng bài thường gặp khi làm bài tập về từ ghép. Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm thì hãy tham khảo các ví dụ dưới đây:

  1. Hãy xếp gọn đồ đạc cá nhân vào tủ trước khi đi ngủ. => Từ ghép tổng hợp: đồ đạc
  1. Bạn có muốn lấy thêm quần áo gì nữa không? => Từ ghép tổng hợp: quần áo
  1. Bánh kẹo bây giờ toàn được làm từ đường hóa học nên không tốt cho sức khỏe. => Từ ghép tổng hợp: bánh kẹo.
  1. Nó để sách vở ngổn ngang trên bàn, không gọn gàng tí nào cả! => Từ ghép tổng hợp: sách vở
  1. Vườn nhà Lan cây cối mọc um tùm. => Từ ghép tổng hợp: um tùm
  1. Cô ấy luôn mua quần áo mới mỗi nhận lương. => Từ ghép tổng hợp: quần áo
  1. Bạn Lan quét dọn nhà cửa sạch sẽ để đón Tết.  => Từ ghép tổng hợp: nhà cửa
  1. Nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh là học tập. => Từ ghép tổng hợp: học tập
Cách đặt câu với từ ghép tổng hợp 
Cách đặt câu với từ ghép tổng hợp

Sự khác biệt giữa từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp là gì?

Trong các loại từ ghép, từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vậy làm sao để phân biệt hai loại từ ghép? Bạn đọc có thể tham khảo bảng thông tin dưới đây:

Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp
Bản chất Là các từ ghép mang ý nghĩa cụ thể hoặc phân loại về một sự vật, hành động hay đối tượng nào đó.  Là các từ ghép chỉ người, sự vật,… mang ý nghĩa chung chung.
Ví dụ
  • Hạt ngô (dùng để phân loại với hạt thóc, hạt dẻ, hạt đỗ, hạt kê,…)
  • Bà nội (phân biệt với bà dì, bà cố, bà ngoại,…)
  • Bánh chưng (phân biệt với các loại bánh như bánh rán, bánh quy, bánh gai, bánh tôm, bánh khoai,…)
  • Xe cộ (gọi chung các phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy, ô tô,…)
  • Bánh trái (gồm có nhiều loại bánh khác nhau như bánh chưng, bánh rán, bánh gai,…)
  • Võ thuật (gồm có nhiều môn võ khác nhau như taekwondo, karate, wushu, quyền anh, muay Thái, boxing,…)

Trên đây là toàn bộ kiến thức chia sẻ về từ ghép tổng hợp là gì. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về loại từ ghép này để có thể ứng dụng khi làm bài tập và đạt điểm cao nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *