Lạm phát có thể gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô. Vậy lạm phát là gì? Như thế nào gọi là lạm phát? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào? Chống lạm phát bằng cách nào? Toàn bộ thông tin sẽ được bật mí chi tiết trong bài viết dưới đây!
Contents
Khái niệm lạm phát là gì? Cho ví dụ về lạm phát
Chúng ta được nghe nhiều đến cụm từ lạm phát kinh tế trong các bản tin về tài chính. Vậy lạm phát có nghĩa là gì? Lạm phát là sao? Đồng tiền lạm phát là gì? lạm phát kinh tế là gì? Lạm phát là sự tăng giá liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian; kèm theo đó là sự mất giá của đồng tiền. Đây là hiện tượng kinh tế xảy ra trên phạm vi toàn cầu.
Nói cách khác, lạm phát là với cùng một số tiền, bạn sẽ mua được ít hàng hóa/ dịch vụ hơn do giá cả tăng cao.
Lạm phát trong tiếng Anh được viết là inflation.
![Bản chất của lạm phát là sự mất giá của đồng tiền](https://supperclean.vn/wp-content/uploads/2024/01/ban-chat-cua-lam-phat-la-su-mat-gia-dong-tien.jpg)
Ví dụ về lạm phát:
- Năm 2010, một bát phở có giá bán khoảng 15.000 VNĐ. Năm 2024, bạn phải chi 35.000 VNĐ để mua bát phở tương tự.
- Năm 2022, gói mì tôm Hảo Hảo chua cay có giá bán là 3.500 VNĐ. Nhưng đến năm 2024, giá bán của gói mì tôm đó là 5.000 VNĐ.
- Năm 2020, 1 ổ bánh mì trứng là 10.000 VNĐ nhưng đến năm 2024, giá bán đã tăng lên thành 15.000 VNĐ/ ổ.
Tỷ lệ lạm phát là gì?
Tỷ lệ lạm phát là chỉ số biểu thị tốc độ tăng mặt bằng chung về giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế vĩ mô.
Tỷ lệ lạm phát được xác định thông qua chỉ số giá tiêu dùng. Cách tính cụ thể như sau:
![Công thức tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng CPI](https://supperclean.vn/wp-content/uploads/2024/01/cong-thuc-tinh-ty-le-lam-phat.jpg)
Có mấy loại lạm phát?
Theo đó, lạm phát được chia thành các loại sau:
Lạm phát cơ bản
Lạm phát cơ bản là gì? Đây là mức lạm phát có tỷ lệ rất nhỏ, dao động từ 0 – 3%. Mức lạm phát này gần như không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.
Trong nền kinh tế có lạm phát thấp, giá cả luôn được giữ ổn định. Đây là lý do giải thích vì sao nhiều quốc gia luôn cố gắng kiểm soát tỷ lệ lạm phát dưới mức 3%.
Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải là gì? Hay còn gọi là lạm phát một con số, xảy ra khi tốc độ tăng giá dao động từ 3 – 10%/ năm.
Với lạm phát vừa phải, biến động giá cả chỉ xảy ra ở mức tương đối, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra hiện tượng mua bán hay tích trữ hàng hóa với số lượng lớn. Bởi vậy, giá trị tiền tệ tương đối ổn định, tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế.
Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã là gì? Hay còn gọi là lạm phát 2 con số, có tên tiếng Anh là Galloping Inflation. Trong thời kỳ lạm phát phi mã, giá cả tăng nhanh; người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc,… hoặc chuyển sang sử dụng ngoại tệ. Lạm phát 2 con số duy trì trong thời gian dài gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.
![Phân loại lạm phát của nền kinh tế](https://supperclean.vn/wp-content/uploads/2024/01/phan-loai-lam-phat.jpg)
Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là gì? Siêu lạm phát xảy ra khi giá cả tăng đột biến với 3 con số. Tốc độ lưu thông tiền tệ nhanh, giá cả không ổn định, tiền lương thực tế của người lao động bị giảm, các yếu tố thị trường biến động mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh rơi vào trạng thái hỗn loạn. Siêu lạm phát thường đi kèm với suy thoái kinh tế nghiêm trọng, có thể phá vỡ toàn bộ nền kinh tế của một đất nước.
Ví dụ như năm 1913, 1 USD đổi được 4 mark Đức nhưng 10 năm sau, 1 USD tương đương với 4 tỉ mark. Khi đó, có rất nhiều bức tranh biếm họa về sự mất giá của đồng tiền Đức đăng tải trên báo chí như đẩy 1 xe tiền để chỉ mua 1 chai sữa hay dùng đồng mark Đức như một loại nhiên liệu, làm giấy dán tường,…
Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát là gì?
Do cầu kéo
Lạm phát xảy ra khi nào? Lạm phát xuất hiện do cầu kéo. Khi nhu cầu một mặt hàng tăng cao thì giá cả của mặt hàng đó tăng. Đồng thời, kéo theo nhiều mặt hàng khác cũng tăng giá. Khi giá chung tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
Tại Việt Nam, hiện tượng lạm phát do cầu kéo biểu hiện rõ nhất ở giá xăng. Khi giá xăng tăng kéo theo giá cước taxi tăng, giá nông sản tăng, giá thịt lợn tăng,…
Do chi phí đẩy
Lý do khiến nền kinh tế lạm phát là gì? Lạm phát là kết quả của việc tăng giá thông qua tác động của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất như máy móc, tiền lương công nhân, nguyên liệu đầu vào,..
Khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng thì chi phí sản xuất tăng lên. Vì thế, giá thành sản phẩm cũng tăng lên nhằm đảm bảo nhà sản xuất có lợi.
Ví dụ năm 2023 đã có thời điểm giá cám tăng cao dù giá lợn rất thấp. Nguyên nhân là do giá nhập nguyên liệu đầu vào (ngô, đỗ tương,…) để sản xuất cám tăng.
![Lạm phát do chi phí đẩy tăng cao](https://supperclean.vn/wp-content/uploads/2024/01/lam-phat-do-chi-phi-day-cao.jpg)
Do cầu thay đổi
Khi nào xảy ra lạm phát? Lạm phát xuất hiện là do cầu thay đổi. Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ một mặt hàng; đồng thời tăng nhu cầu về mặt hàng khác. Những mặt hàng có nhu cầu tăng thì giá cả chắc chắn sẽ tăng. Kèm theo đó là một vài yếu tố khác tác động đến thị trường khiến mức giá chung tăng lên và dẫn đến lạm phát.
Do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn đến tình trạng thị trường tiêu thụ nhiều hàng hơn so tổng cung. Khi đó, sản phẩm được thu gom phục vụ cho mục đích xuất khẩu kéo theo hàng cung trong nước giảm. Sự mất cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu khiến giá cả tăng cao. Đến một ngưỡng nhất định sẽ dẫn đến lạm phát.
Do nhập khẩu
Nguyên nhân của nạn lạm phát là gì? Nhập khẩu cũng là một trong các nguyên nhân gây nên lạm phát. Khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả hàng hóa trên thế giới tăng khiến giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Khi giá thành sản phẩm bị “đội” lên quá nhiều sẽ hình thành lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
Lượng tiền cung lưu hành trong nước tăng khiến lượng tiền trong lưu thông cũng tăng và gây ra lạm phát. Lạm phát tiền tệ xuất hiện là do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ để đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ hoặc cũng có thể do ngân hàng trung ương mua công trái.
![Do lạm phát tiền tệ](https://supperclean.vn/wp-content/uploads/2024/01/nguyen-nhan-do-lam-phat-tien-te.jpg)
Tác động của lạm phát là gì?
Lạm phát sẽ ảnh hưởng như thế nào? Lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế, vừa có lợi lại vừa có hại. Khi lạm phát được kiềm chế, điều tiết và duy trì ở mức độ vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, lạm phát cao khiến nền kinh tế đình trệ, không phát triển.
Tác động tích cực
Không phải trong mọi trường hợp, lạm phát đều gây ra hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Theo các chuyên gia tài chính, khi tốc độ lạm phát ở mức 2 – 5% ở các nước phát triển và thấp hơn 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Kích thích vay nợ, tiêu dùng, đầu tư và giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
- Tạo cơ hội cho Chính Phủ kích cầu đầu tư vào các lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng. Từ đó có thể phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, đây là công việc khá mạo hiểm và có thể gây ra hậu quả xấu nếu thất bại.
Tác động tiêu cực
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi lạm phát gây ra hậu quả gì hay lạm phát dẫn đến điều gì:
- Lạm phát khiến giá cả tăng cao, lương thực tế của người lao động giảm mạnh. Từ đó làm giảm nhu cầu mua sắm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời, hoạt động sản xuất và doanh số bán hàng của doanh nghiệp cũng bị sụt giảm đáng kể.
- Lạm phát tăng kéo theo sự gia tăng của lãi suất danh nghĩa, khiến nền kinh tế gánh chịu hậu quả nặng nề là suy thoái và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
- Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội. Nguyên nhân là do người giàu có khả năng chống chọi với lạm phát tốt hơn.
- Tăng rủi ro tài chính, gây ra sự hỗn loạn trong thị trường tài chính.
- Lạm phát khiến lãi suất tăng cao, làm giảm nhu cầu đầu tư và vay mượn của doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tài chính như ngân hàng,…
- Lạm phát khiến khoản nợ nước ngoài trở nên “khổng lồ” hơn. Lý do là bởi lạm phát khiến tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá hơn nhiêu so với đồng ngoại tệ.
![Hậu quả của lạm phát](https://supperclean.vn/wp-content/uploads/2024/01/image4.jpg)
Các biện pháp kiểm soát và giảm lạm phát là gì?
Giảm bớt lượng tiền
Nguyên nhân của tình trạng lạm phát là gì? Đó là do sự mất giá của đồng tiền. Vì vậy, ngừng phát hành tiền để giảm bớt lượng tiền đưa vào lưu thông là cách kiểm soát lạm phát.
Đồng thời, nâng cao lãi suất tiền gửi, lãi suất tái chiết khấu,… để thúc đẩy người dân gửi tiền nhiều hơn.
Thúc đẩy hoạt động sản xuất
Chống lạm phát bằng cách nào? Có thể phòng chống và kiểm soát lạm phát bằng cách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo lượng cung ngang bằng với lượng cầu hoặc không ít hơn so với cầu.
XEN THÊM:
Thực trạng lạm phát của Việt Nam 2023
Quốc Hội đã giao chỉ tiêu tốc độ tăng CPI bình quân năm 2023 là 4.5%. Kết quả thực tế thấp hơn rất nhiều là 3.25%. Đây là năm thứ 10 liên tiếp chúng ta chúng ta đạt được mục tiêu kiểm soát tình trạng lạm phát.
Năm 2024, mục tiêu kiểm soát lạm phát là 4.5%, cao hơn so với mức thực tế của năm 2023. Lý do là bởi giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới tăng cao; thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến giá lương thực tại một số địa phương. Bên cạnh đó, các chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân của Chính Phủ,… cũng có thể gây áp lực lên mặt bằng giá chung.
Sự khác biệt giữa giảm phát và lạm phát là gì?
Lạm phát | Giảm phát | |
Tác động đến giá trị đồng tiền | Giảm giá trị đồng tiền. | Tăng giá trị của đồng tiền. |
Tác động đến nền kinh tế | Cả tích cực và tiêu cực. Lạm phát ở mức vừa phải mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế. | Đa số là tiêu cực, cho thấy nền kinh tế đang đi xuống, có dấu hiệu bị suy thoái. |
Đối tượng được hưởng lợi | Người sản xuất. | Người tiêu dùng. |
Nguyên nhân | Yếu tố cung – cầu. | Cung tiền và tín dụng. |
Tác động khác | Tiền không được phân phối đồng đều. | – Giảm chi tiêu.
– Tăng tỷ lệ thất nghiệp. |
Lạm phát là một phần của nền kinh tế thị trường. Lạm phát tăng cao gây suy thoái kinh tế, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, lạm phát không hoàn toàn xấu nếu có biện pháp kiểm soát tốt. Mong rằng những chia sẻ trên của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ chỉ số lạm phát là gì.