CTO là gì? Những kỹ năng cần có của một CTO chuyên nghiệp

CTO là vị trí quản lý cấp cao quan trọng của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ công nghệ được ứng dụng nhiều trong kinh doanh như hiện nay. Vậy CTO là gì? Làm CTO cần có những kỹ năng gì? Mời bạn đọc cùng supperclean.vn tìm hiểu ngay nhé!

CTO là gì? CTO là viết tắt của từ gì?

CTO là cách viết tắt của cụm từ Chief Technology Officer. Đây là vị trí giám đốc công nghệ, đảm nhận và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan công nghệ, khoa học, kỹ thuật của doanh nghiệp. Họ cũng có nhiệm vụ điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).

CTO có tầm nhìn chiến lược, kiến thức về IT, nắm bắt xu hướng công nghệ,.. đảm bảo đúng tiến độ công việc và hoàn thành mục tiêu kinh doanh
CTO có tầm nhìn chiến lược, kiến thức về IT, nắm bắt xu hướng công nghệ,.. đảm bảo đúng tiến độ công việc và hoàn thành mục tiêu kinh doanh

Chief Technology Officer được coi là gương mặt đại diện cho công ty tại các sự kiện, hội nghị thương mại để củng cố hình ảnh thương hiệu, truyền tải những cải tiến đột phá của sản phẩm đến công chúng. CTO thường báo cáo công việc với CIO hoặc báo cáo trực tiếp cho CEO.

Một số CTO nổi tiếng trên thế giới là Kyle Malady (Công ty Viễn thông Verizon), Suresh Kumar (Walmart), Mike Whitaker (Công ty tài chính đa quốc gia Citi), Andre Fuetsch (công ty viễn thông AT&T),…

Sự khác nhau giữa CIO và CTO là gì?

CTO và CIO là hai vị trí hay bị nhầm lẫn với nhau bởi cùng chịu trách nhiệm về công nghệ. Tuy nhiên, mỗi vị trí có vai trò khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty.

Tiêu chí so sánh CIO CTO
Tên gọi Chief Information Officer (giám đốc công nghệ thông tin). Chief Technology Officer (giám đốc công nghệ).
Mục tiêu Cố vấn và đề xuất kế hoạch phát triển công nghệ thông tin cho tổ chức. Định hướng chiến lược công nghệ, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ – Thiết kế hệ thống thông tin.

– Đề xuất ngân sách phát triển các phần mềm.

– Nghiên cứu, đưa ra giải pháp về công nghệ để phát triển doanh nghiệp.

– Dự đoán, phản ứng lại các thay đổi về công nghệ nhằm giữ vững vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Phạm vi Nội bộ doanh nghiệp, liên quan đến cơ sở hạ tầng và cấu trúc bên trong doanh nghiệp. Tệp khách hàng bên ngoài – những người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Vai trò Đồng bộ hóa các quy trình kinh doanh với công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm thiểu chi phí hoạt động cho doanh nghiệp. Tìm kiếm những đóng góp mà công nghệ có thể tạo ra để hỗ trợ phát triển sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
So sánh CTO và CIO
So sánh CTO và CIO

Vai trò của Chief Technology Officer là gì?

  • Đóng vai trò là cầu nối giữa lãnh đạo công ty với đội ngũ nhân sự CNTT.
  • Chịu trách nhiệm tuyển dụng, điều hành, đào tạo người mới trong bộ phận.
  • Nghiên cứu, đề xuất phương án giúp doanh nghiệp chiếm lợi thế về kỹ thuật, công nghệ so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  • Hỗ trợ hoạt động của team marketing bằng cách ứng dụng công nghệ để tiếp cận khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.

Công việc cụ thể của vị trí CTO là gì?

Trong doanh nghiệp, CTO thường đảm nhận các công việc sau:

  • Xây dựng, hoạch định và phát triển chiến lược công nghệ cho doanh nghiệp.
  • Cập nhật, truyền bá và thực thi các xu hướng công nghệ mới nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
  • Hỗ trợ các phòng ban khác sử dụng công nghệ hiệu quả.
  • Phát triển các phần mềm, giải pháp công nghệ vượt trội cho khách hàng.
  • Điều chỉnh và cải tiến công nghệ dựa trên các phản hồi của khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.
  • Thử nghiệm sản phẩm trước khi phát hành hoặc bàn giao đến khách hàng.
  • Kiểm tra tiến độ dự án, nhận báo cáo từ cấp dưới.
  • Hỗ trợ tư vấn, đưa ra lời khuyên hoặc giải pháp phù hợp khi team cần hỗ trợ.
  • Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác để có thể triển khai dự án tốt nhất,..
Các công việc của Chief Technology Officer
Các công việc của Chief Technology Officer

Phân loại CTO

  • CTO phụ trách về cơ sở hạ tầng: Chịu trách nhiệm quản lý, giảm sát, bảo mật hệ thống và cơ sở hạ tầng của công ty. Họ là người đưa ra hoạch định, chiến lược về kỹ thuật và giám sát lộ trình phát triển công nghệ trong doanh nghiệp.
  • CTO phụ trách về vấn đề kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng và đề xuất các chiến lược kỹ thuật phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời chịu trách nhiệm lên kế hoạch, giám sát triển khai công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • CTO phụ trách về mặt tiếp thị: Họ giữ vai trò là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm triển khai các công việc như nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường, trao đổi với khách hàng,…. để đề xuất phương án công nghệ phù hợp.
  • CTO phụ trách xây dựng chiến lược dài hạn: Đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược kỹ thuật dài hạn cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, CTO phải nghiên cứu và phân tích thị trường thật kỹ. Đồng thời phối hợp với CEO và các vị trí quản lý khác để đưa ra hướng phát triển tốt nhất cho tổ chức.

Những kỹ năng quan trọng cần có của CTO là gì?

Kỹ năng chuyên môn

Chief Technology Officer cần có đầy đủ các kỹ năng cần thiết về lĩnh vực công nghệ như phát triển sản phẩm, quản lý dự án, phát triển phần mềm, phân tích dữ liệu,… Họ phải không ngừng trau dồi kiến thức, update các xu hướng công nghệ hàng đầu để nâng cao hiệu quả công việc.

Kỹ năng chuyên môn và không ngừng cập nhật các xu hướng công nghệ mới
Kỹ năng chuyên môn và không ngừng cập nhật các xu hướng công nghệ mới

Khả năng lãnh đạo

CTO là người vạch ra đích đến, lên phương án và dẫn dắt mọi người hoàn thành mục tiêu chung. Bên cạnh đó, họ cần phối hợp với các bộ phận khác để phân bổ nguồn lực hợp lý cho các dự án. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo là rất quan trọng đối với vị trí này.

Kỹ năng giao tiếp

Chief Technology Officer có nhiệm vụ phỏng vấn, tuyển nhân sự, quản lý team IT, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên,… Đồng thời, CTO cũng phải giao tiếp với các bộ phận khác, giám đốc cấp cao, khách hàng,… Vì vậy, giao tiếp là kỹ năng cực kỳ cần thiết để việc trao đổi thông tin đạt hiệu quả tốt nhất.

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng ra quyết định

Các tố chất để trở thành Chief Technology Officer là gì? Một trong các tố chất cần thiết đó là kỹ năng ra quyết định. CTO phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng về việc đầu tư công nghệ mới, phân bổ nhân sự, kinh phí cho các dự án,… Khi đó, kỹ năng ra quyết định sẽ giúp CTO đưa ra phương án phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.

Kỹ năng kinh doanh

Kiến thức về kinh doanh cũng rất quan trọng với CTO. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn nhận nhu cầu thị trường và tiềm năng phát triển để có hướng đi phù hợp.

Kỹ năng lên chiến lược

CTO là người dẫn đầu, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tiếp cận công nghệ mới để xây dựng quy trình phát triển nên cần có kỹ năng lên chiến lược. Kỹ năng này sẽ giúp CTO định hướng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Ngoài ra, giám đốc công nghệ cần phải có nhiều kỹ năng khác như tư duy chiến lược, tư duy sáng tạo, sự nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,…

Có tư duy, tầm nhìn chiến lược
Có tư duy, tầm nhìn chiến lược

Những câu hỏi liên quan đến vị trí Chief Technology Officer

CTO có cần phải giỏi code không?

Không bắt buộc CTO phải là người giỏi code. Tuy nhiên, nếu giám đốc công nghệ có khả năng code tốt sẽ có nhiều lợi ích. Họ có thể dễ dàng hỗ trợ nhân viên phát hiện lỗi và đề xuất phương án phát triển phù hợp.

Thu nhập của CTO bao nhiêu?

CTO là vị trí có mức thu nhập hấp dẫn, dao động từ 40 – 100 triệu đồng/ tháng. Thậm chí có thể cao hơn nếu làm việc trong các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài.

Triển vọng của vị trí Chief Technology Officer là gì?

Theo các chuyên gia, cơ hội việc làm của CTO sẽ liên tục tăng cao bởi các lý do sau:

  • Nhu cầu vận hành công nghệ trong các doanh nghiệp, công ty ngày càng tăng cao mạnh mẽ.
  • Công nghệ ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh.

CTO cần phải có kỹ năng an ninh mạng không?

Câu trả lời là có bởi kỹ năng an ninh mạng giúp CTO có thể kịp thời phát hiện tình trạng thông tin bị xâm nhập hoặc trộm cắp. Từ đó có thể điều phối nhân viên xử lý và đưa ra ra các phương án phòng ngừa, ứng phó với các cuộc tấn công nhanh nhất, giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp.

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết chia sẻ về khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của CTO là gì. Mong rằng những thông tin trên từ SUPPERCLEAN giúp các bạn đang ấp ủ giấc mơ trở thành CTO có thêm động lực và định hướng phát triển phù hợp cho bản thân nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *