EBIT là gì? Công thức, cách tính EBIT và ví dụ minh họa

EBIT là chỉ số tài chính quan trọng được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy EBIT là gì? Cách tính EBIT như thế nào? Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, bạn đọc đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi!

EBIT là gì?

EBIT là cụm viết tắt của Earnings Before Interest and Taxes, có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. EBIT là khoản lợi nhuận trước khi trừ đi chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.

EBIT loại bỏ sự khác nhau giữa tỷ suất thuế và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Điều này giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh, đánh giá tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai để có thể đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất.

EBIT là khoản lợi nhuận bao gồm cả chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp
EBIT là khoản lợi nhuận bao gồm cả chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp

Ý nghĩa, vai trò của chỉ số EBIT là gì?

Chỉ số EBIT có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Cụ thể như sau:

  • EBIT giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
  • Thông qua EBIT, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận và đánh giá xem doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không.
  • Phản ánh năng lực kiểm soát và sử dụng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời EBIT cũng phản ánh khả năng thanh toán công nợ của đơn vị.
  • EBIT giúp nhà đầu tư so sánh hiệu quả hoạt động giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực nhưng có mức thuế thu nhập khác nhau.
  • Chỉ số EBIT được dùng kết hợp với các chỉ số tài chính khác như P/E, ROA, ROE,… để đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp một cách hiệu quả và chính xác hơn.
  • EBIT cũng là cơ sở để tính toán các chỉ số tài chính khác như EBITDA,..
Ý nghĩa của chỉ số EBIT
Ý nghĩa của chỉ số EBIT

Cách tính EBIT là gì?

Có 2 công thức tính EBIT được dùng phổ biến hiện nay. Đó là:

Công thức tính EBIT số 1

EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động

Trong báo cáo tài chính tại Việt Nam, các khoản vay lãi thường được liệt kê trong mục chi phí tài chính nên việc tính toán chi phí hoạt động khá rắc rối và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cách tính EBIT này không được dùng phổ biến. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng cách tính số 2.

Công thức tính EBIT số 2

EBIT = Lợi nhuận trước thuế (LNTT) + Chi phí lãi vay

Hoặc:

EBIT = Lợi nhuận sau thuế (LNST) + Thuế thu nhập doanh nghiệp (TTNDN) + Chi phí lãi vay

Các công thức tính chỉ số EBIT
Các công thức tính chỉ số EBIT

Ví dụ về cách tính EBIT trong báo cáo tài chính

Để hiểu rõ hơn về bản chất chỉ số EBIT là gì và cách tính, chúng ta sẽ cùng tham khảo ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: Công ty A có tổng doanh thu là 204 tỷ đồng. Trong đó, chi phí hoạt động là 90 tỷ, chi phí lãi vay là 1.5 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 99 tỷ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 19 tỷ. Hãy tính EBIT?

Lời giải:

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 99 + 1.5 = 105 tỷ

Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có doanh thu là 11.48 tỷ đồng, chi phí hoạt động là 7.4 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 1.04 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 3.04 tỷ đồng. Hãy tính chỉ số EBIT?

Lời giải:

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay 

= 3.04 +1.04 = 4.08 tỷ đồng

Ví dụ 3: Doanh nghiệp C có doanh thu là 71.6 tỷ, chi phí hoạt động là 44 tỷ, chi phí lãi vay là 8.2 tỷ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 13 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 6.4 tỷ. Hãy tính EBIT?

Lời giải:

EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay

= 6.4 + 13 + 8.2 = 27.6 tỷ

Ưu, nhược điểm của chỉ số EBIT là gì?

Về ưu điểm

  • Công thức đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán.
  • Dễ dàng so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành do EBIT không chịu ảnh hưởng bởi thuế và chi phí lãi vay.

Về nhược điểm

  • Không phản ánh hoàn toàn lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư cần xem xét thêm các chỉ số khác trước khi quyết định đầu tư.
  • Có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác ngoài hoạt động kinh doanh như chính sách khấu hao, chính sách thuế,…
Ưu và nhược điểm của chỉ số EBIT
Ưu và nhược điểm của chỉ số EBIT

Các ứng dụng của chỉ số EBIT là gì?

Tính chỉ số EBITDA

EBITDA là gì? Đây là chỉ số lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao; được viết đầy đủ là Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization. EBITDA cũng là chỉ số quan trọng dùng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

  • Depreciation: Là khoản khấu hao tài sản hữu hình như dụng cụ, thiết bị, máy móc, nhà xưởng,…
  • Amortization: Là khoản khấu hao tài sản vô hình như thương hiệu, bằng sáng chế,..

Công thức tính EBITDA cụ thể như sau:

EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay + Khấu hao

Mối liên hệ giữa EBIT và EBITDA được thể hiện qua công thức sau:

EBITDA = EBIT + Khấu hao

Tính EBIT Margin

EBIT Margin là biên lợi nhuận EBIT, dùng để xác định biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ số này đại diện cho hiệu suất quản lý các chi phí hoạt động như chi phí bán hàng, chi phí vốn, chi phí quản lý,…

EBIT Margin dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh qua các năm hoặc so sánh nhiều doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Khi EBIT Margin được duy trì ở mức 15% hàng năm chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu suất kinh doanh tốt. Ngược lại, nếu chỉ số này càng thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc quản lý.

Công thức tính biên lợi nhuận EBIT là gì? Cách tính EBIT Margin cụ thể như sau:

EBIT Margin = EBIT/ Doanh thu thuần

EBIT là cơ sở để tính chỉ số EBIT Margin
EBIT là cơ sở để tính chỉ số EBIT Margin

Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Tỷ số EBIT/ Lãi vay được dùng để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Chỉ số này giúp chủ đầu tư hoặc ngân hàng nắm được rủi ro tài chính khi đầu tư hoặc cho công ty đó vay. Trong đó, “lãi vay” là lãi phải trả cho các khoản vay trong cùng một kỳ kế toán.

Nếu tỷ số EBIT/ lãi vay cao chứng tỏ công ty có khả năng trả lãi tốt, rủi ro tài chính thấp. Ngược lại, nếu tỷ số này thấp cho thấy công ty có khả năng trả lãi kém, rủi ro tài chính cao.

Tuy nhiên, tỷ số EBIT/ lãi vay không phản ánh 100% khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên kết hợp với các chỉ số khác như DSCR, tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu,… để có cái nhìn toàn diện nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Mô hình Dupont

Mô hình Dupont là mô hình quan trọng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Mô hình này gồm 5 yếu tố, đó là:

  • Hệ số gánh nặng thuế: Được xác định bằng tỉ số giữa lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế. Chỉ số này phản ánh mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu và các chính sách, phương hướng của doanh nghiệp nhằm cố gắng tối thiểu hóa gánh nặng thuế.
  • Hệ số gánh nặng lãi: Đại diện cho khả năng kiểm soát lãi và rủi ro từ các khoản vay trong doanh nghiệp. Khi lãi suất vay lớn có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tính thanh khoản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số gánh nặng lãi = Lợi nhuận trước thuế/ EBIT.
  • Biên lợi nhuận EBIT: Phản ánh khả năng kiểm soát và quản lý các chi phí của doanh nghiệp như chi phí bán hàng, giá vốn bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,..
  • Doanh thu thuần/ Tổng TS bình quân: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả và có năng lực quản lý tốt.
  • Tài sản bình quân/ Vốn chủ sở hữu bình quân: Đây là tỷ số tác động trực tiếp đến ROE (đòn bẩy tài chính doanh nghiệp). Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả và thu về nhiều lợi nhuận.
Mô hình Dupont 5 nhân tố
Mô hình Dupont 5 nhân tố

Những điều cần lưu ý khi sử dụng EBIT là gì?

  • Nên xem xét EBIT trong nhiều giai đoạn khác nhau để có thể đánh giá xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nến kết hợp EBIT với các chỉ tiêu tài chính khác để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính trong doanh nghiệp.

XEM THÊM:

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ EBIT là gì và cách tính EBIT. Nếu bạn có thắc mắc hoặc góp ý thêm thông tin về chỉ số này thì hãy để lại bình luận dưới bài viết cho supperclean.vn biết nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *