CIO là gì? Thông tin về Chief Information Officer từ A-Z

CIO ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình trên đường đua công nghệ khốc liệt như ngày nay. Vậy CIO là gì? Họ đảm nhận những nhiệm vụ gì? Để tìm hiểu chi tiết về vị trí này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của supperclean.vn nhé!

CIO là gì? Viết tắt của từ gì?

CIO là cách viết tắt của cụm từ “Chief Information Officer”, có nghĩa là giám đốc Công nghệ thông tin hoặc Giám đốc thông tin trong doanh nghiệp. Họ là người đảm nhận vai trò điều phối, phát triển mảng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp. Họ còn chịu trách nhiệm sử dụng công nghệ, quản lý phần mềm nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.

CIO là gì - Vị trí giám đốc thông tin nội bộ doanh nghiệp
CIO là gì – Vị trí giám đốc thông tin nội bộ doanh nghiệp

Vai trò của CIO là gì?

Dưới sự bùng nổ của công nghệ thông tin, vai trò của CIO ngày càng quan trọng trong việc duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Kiến tạo giá trị kinh doanh bằng công nghệ: Ứng dụng công nghệ thông tin để tối ưu hiệu quả kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 
  • Giữ vai trò cố vấn: Chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai, đề xuất kế hoạch cho chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. 
  • Ngoài ra, CIO còn giữ vai trò cân đối các khoản đầu tư vào công nghệ thông tin, định hướng và thực thi các giải pháp công nghệ để thực hiện nhiều chiến lược khác. 

Nhiệm vụ của CIO là gì?

CIO phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau như: 

  • Xây dựng hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
  • Quản trị, duy trì, nâng cấp hệ thống bảo mật cho doanh nghiệp
  • Xây dựng hàng rào bảo vệ doanh nghiệp khỏi sự tấn công và đánh cắp của đối thủ cạnh tranh. 
  • Xây dựng các phương án về quản trị rủi ro, nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng khi bị rò rỉ thông tin. 
  • Cố vấn, tham mưu cho CEO về các chiến lược sử dụng ngân sách cho mục đích phát triển công nghệ thông tin một cách hiệu quả. 
  • Xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên, đảm bảo hệ thống phát triển trơn tru nhất. 
  • Ứng dụng công nghệ để phát triển, tối ưu sản phẩm/ dịch vụ công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. 
  • Phát triển nền tảng về dịch vụ khách hàng bằng công nghệ thông tin. 
  • Quản lý hệ sinh thái khách hàng của doanh nghiệp
  • Quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin để tăng sản lượng bán, rút ngắn sản xuất, tối ưu hoạt động vận chuyển và quản lý kho,… 
Các công việc mà CIO đảm nhận 
Các công việc mà CIO đảm nhận

Thu nhập của CIO là bao nhiêu?

Những người làm trong lĩnh vực IT nói chung có mức lương khá hấp dẫn. Đối với vị trí cao như giám đốc thông tin thì mức thu nhập lại càng cao. Dựa theo cuộc khảo sát năm 2022, mức lương trung bình cho vị trí này dao động từ $100.000 USD – $390.000/năm.

Tuy nhiên, con số này đang có xu hướng ngày càng tăng cao do công nghệ đang trở thành một trong các trọng tâm quan trọng của hoạt động kinh doanh. 

Hơn nữa, CIO là một thành viên quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Họ là người cố vấn, tham vấn cho lãnh đạo công ty. Vì vậy, CIO là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí COO hoặc CEO. 

Trong tương lai, CIO có thể trở thành CKO (giám đốc tri thức) – một vị trí vô cùng quan trọng trong các tập đoàn đa quốc gia. 

Những tố chất cần có của CIO

Kỹ năng chuyên môn 

Tố chất quan trọng của CIO là gì? Đó là sự am hiểu rõ về quản lý, phát triển phần mềm và các giải pháp công nghệ. Họ phải có trình độ chuyên môn tốt, có bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan đến quản trị cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Ngoài những kiến thức về công nghệ, CIO cần am hiểu về hoạt động sản xuất và kinh doanh. 

Kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin 
Kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin

Kỹ năng mềm

Ngoài những kiến thức chuyên môn, CIO còn phải có các kỹ năng mềm như: 

  • Sự sáng tạo, không ngừng tìm tòi và phát triển.
  • Khả năng đối ngoại tốt
  • Có kỹ năng quản lý
  • Sự nhạy bén trong kinh doanh
  • Quản trị rủi ro, có tầm nhìn xa trộng rộng, có khả năng xác định các nguy hiểm tiềm ẩn và xây dựng kế hoạch dự phòng
  • Quản lý và phân chia ngân sách hợp lý để đạt được lợi ích tối đa. 

Cách để trở thành CIO

Hiểu rõ tầm quan trọng của CIO là gì và đãi ngộ của vị trí này, không ít người đã nuôi dưỡng giấc mơ trở thành giám đốc thông tin. Vậy những vị trí nào có thể đảm nhận chức vụ CIO? Dưới đây là các vị trí có thể trở thành Chief Information Officer:

Nhân viên kinh doanh

Nếu bạn có khởi điểm là nhân viên kinh doanh, nhất là mảng công nghệ thì đây là một điểm cộng. Tuy nhiên, con đường trở thành CIO này khá gian nan, đòi hỏi bạn phải không ngừng nỗ lực và cố gắng. Đặc biệt, cần phải trau dồi thêm kiến thức chuyên môn về quản trị dữ liệu, công nghệ thông tin. 

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ

BA hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ có nhiệm vụ chuyển hóa yêu cầu chuyên môn về nghiệp vụ, quy trình thành yêu cầu hệ thống và phần mềm. 

Vì vậy, họ sở hữu khá nhiều thế mạnh và ưu điểm cho vị trí CIO. Tuy nhiên, BA cần phát triển thêm các kỹ năng như giao tiếp, tư duy kinh doanh, phân tích nhu cầu khách hàng,… để biến giấc mơ thành hiện thực. 

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ có thể trở thành CIO 
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ có thể trở thành CIO

Quản lý IT

Quản lý IT có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm sẽ am hiểu rõ về chức năng, các vận hành hệ thống và nhận diện phương pháp thiết kế phù hợp với doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí CEO trong tương lai. 

Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ, quản lý IT cần bổ sung thêm kiến thức về quản trị kinh doanh và phát triển thêm nhiều kỹ năng mềm khác. 

Điểm khác biệt giữa CTO và CIO là gì?

CIO và CTO là hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Trong đó, CTO có nghĩa là Chief Technology Officer (giám đốc công nghệ). Đây là vị trí điều hành cấp cao trong một tổ chức, có nhiệm vụ là giải quyết các vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ. 

Phân biệt CIO và CTO
Phân biệt CIO và CTO

CIO và CTO có khá nhiều điểm chung về công việc khiến nhiều người nhầm lẫn chúng. Tuy nhiên, CIO đảm nhiệm vai trò chính là giám sát, quản lý các hoạt động công nghệ thông tin liên quan đến nội bộ doanh nghiệp. Ngược lại, CTO có nhiệm vụ giám sát bộ phận phát triển sản phẩm để tạo ra sản phẩm công nghệ bán cho khách hàng. 

Vì vậy, bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng CIO đảm nhận vai trò “đối nội”. Còn CTO phụ trách vai trò “đối ngoại” cho doanh nghiệp. 

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết giải thích CIO là gì và một số thông tin liên quan. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về vị trí này nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *