Quay one shot là gì? Những bộ phim có cảnh “one shot” ấn tượng nhất

One shot là gì? Đây là một kỹ thuật quay phim khó nhưng sẽ tạo hiệu quả tốt nếu thành công. Bởi nó tạo ra sự liền mạch, chân thực và dễ dàng lôi kéo khán giả vào mạch phim. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật quay này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

Quay one shot là gì? 

Quay one shot là việc dùng một máy quay và quay một lần liên tục để tạo ra những phân đoạn liền mạch, không bị rời rạc. Đây là hình thức quay phim đặc biệt được các nhà làm phim sử dụng và có thời gian phát triển tương đối lâu đời. Tuy nhiên, để có một thước phim one shot rất khó, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và công sức. 

Quay one shot hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như one take, oner, quay tiếp diễn, quay một cú máy,… 

Bộ phim đầu tiên được ứng dụng kỹ thuật quay one shot là Rope ra mắt năm 1948. Nhà làm phim đã thực hiện cảnh one shot 10 phút (dung lượng tối đa mà máy quay thời điểm ấy có thể ghi lại). Bộ phim one shot dài nhất thuộc về Immortality ra mắt năm 2016 với thời lượng 145 phút. 

Cảnh quay one shot tạo cảm giác liền mạch do những khoảnh khắc chuyển cảnh được giấu khéo léo, tinh tế 
Cảnh quay one shot tạo cảm giác liền mạch do những khoảnh khắc chuyển cảnh được giấu khéo léo, tinh tế

Vai trò của phân cảnh one shot là gì?

One shot là những cảnh quay “đắt giá” và góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho tác phẩm. Một cảnh quay one shot mượt mà, nắm bắt trọn vẹn diễn biến tâm lý và hành động nhân vật sẽ mang đến sự liền mạch, chân thực, dễ dàng kéo khán giả vào mạch cảm xúc phim. Đồng thời tạo cho người xem cảm giác như đang trải nghiệm cảm xúc của nhân vật. 

Ngoài ra, cảnh one shot cũng giúp duy trì trọn vẹn cảm xúc của khán giả theo suốt bộ phim. Đây là điều mà các kỹ thuật quay phim khác khó có thể có được. 

Phân loại cảnh quay one shot

Hiện nay, có 2 loại hình làm phim one shot là:

  • One shot dài: Đây là một cảnh quay dài, tiếp diễn theo đúng thời lượng của tác phẩm. 
  • One shot ngắn: Nhiều cảnh quay one shot ngắn được thực hiện và hậu kỳ để tạo ra one shot dài

Thông thường, những tác phẩm điện ảnh có thời lượng tương đối dài (lên đến 180 phút) nên các nhà làm phim thường áp dụng cách số 2 để tạo ra cảnh one shot ấn tượng. 

Hầu hết nhà làm phim hiện nay đều quay cảnh one shot ngắn rồi chỉnh sửa tạo thành cảnh dài
Hầu hết nhà làm phim hiện nay đều quay cảnh one shot ngắn rồi chỉnh sửa tạo thành cảnh dài

Vì sao phân cảnh one shot vô cùng “đắt giá”? 

Những phân cảnh one shot vô cùng “đắt giá” vì chúng đòi hỏi sự chỉn chu rất cao, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu đóng máy. Chỉ cần một chút sơ xuất nhỏ như nhầm vị trí, quên lời thoại, thành viên hậu cần vô tình lọt vào ống kính,… họ sẽ phải quay lại toàn bộ phân cảnh đó. 

Ngoài ra, chi phí thực hiện cảnh quay one shot cũng không hề rẻ. Vì vậy, chúng yêu cầu sự thận trọng và cẩn thận trong từng bước. 

Những bộ phim có cảnh one shot ấn tượng nhất

Oldboy

Cảnh one shot đắt giá nhất của Oldboy là trận đánh trong hành lang giữa Oh Dae-su và hơn chục tên du thực. Với nỗi căm hờn hơn 15 năm, Oh Dae-su đã lao vào cuộc chiến chỉ với một chiếc búa trên tay và không chịu lùi bước dù bị dao găm vào lưng.

Trận chiến này chỉ vỏn vẹn 4 phút nhưng đủ trở thành pha hành động kinh điển trong lịch sử Châu Á. Phân cảnh này được quay chủ yếu theo chiều ngang và quay liền mạch, không có sự cắt ghép hay chỉnh sửa nào cả. 

Trận đánh giữa Oh Dae-su và những tên du thực
Trận đánh giữa Oh Dae-su và những tên du thực

Automic Blonde

Theo chia sẻ của nữ viên chính Charlize Theron, toàn bộ những pha hành động như nhào lộn trên không, thực hiện các cú đấm, đu dây xuyên qua tòa nhà, vật lộn với địch,… đều do cô tự thực hiện. Không có diễn viên đóng thế cũng không có sự tham gia của bất kỳ công nghệ kỹ xảo nào cả. 

Đặc biệt, cảnh one shot kéo dài gần 8 phút vào cuối phim – khi mà Charlize Theron phải vật lộn với “máu me” trong bối cảnh cầu thang chung cư mang đến cho người xem sự chân thực nhất và khó lòng quên được. 

Creed (2015)

Trong Creed 2015, Rocky Balboa trở thành người thầy huấn luyện cho Adonis Creed – con rơi của Apollo Creed. Dù chưa từng gặp cha ruột nhưng chàng trai trẻ Adonis thừa hưởng trọn vẹn đam mê và tài năng đấm bốc của ông. 

Adonis Creed có công việc văn phòng ổn định nhưng anh chỉ cảm nhận sự hạnh phúc khi đứng trên sàn đấu. Vì vậy, anh đã quyết định từ bỏ công việc để tới gặp Rocky Balboa để trở thành tay đấm bốc chuyên nghiệp. 

Cảnh one shot ấn tượng nhất của phim là lúc Adonis Creed lên thượng đài lần đầu tiên. Cảnh quay chân thực và hấp dẫn đến mức khiến khán giả tưởng chừng như đang xem một hiệp đấu boxing thực sự. 

Cảnh Adonis Creed lên thượng đài lần đầu tiên được quay rất chân thực
Cảnh Adonis Creed lên thượng đài lần đầu tiên được quay rất chân thực

Phim The Villainess

Cảnh one shot mở màn của “The Villainess” khiến khán giả “đứng ngồi không yên”. Đó là phân cảnh hành động đầy máu me của nữ chính Sook-hee (Ok-bin Kim) khi xông vào hang ổ kẻ thù. 

Cảnh one shot này kéo dài 7 phút, một số chi tiết được cắt dựng nhưng không gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người xem. 

Phim Dare Devil

Đây là bộ phim hợp tác sản xuất bởi Netflix và Marvel. Nhân vật chính của phim là chàng luật bị khiếm thị Matt Murdock (Charlie Cox). 

Ban ngày, anh đại diện công lý đấu tranh cho những người dân nghèo sống ở khu Hell’s Kitchen. Khi màn đêm buông xuống, Matt Murdock trở thành siêu anh hùng Daredevil để tiêu diệt kẻ xấu. 

Cảnh one shot ấn tượng nhất phần này là khi Matt Murdock bị thương nặng nhưng vẫn tiếp tục xông vào sào huyệt của băng đảng người Nga. Phân cảnh này được khán giả đánh giá cao nhờ có góc quay độc đáo và những pha lia cam tạo hiệu ứng hành động rất ấn tượng.

Bố già

Bố già gây bão khắp các rạp chiếu phim ngay từ thời điểm mới ra mắt. Một trong những dấu ấn đáng nhớ của phim là cảnh one shot mở đầu. 

Máy quay bám theo từng nhân vật trong hẻm – nơi ông Ba Sang sống vẽ nên bức tranh toàn cảnh về xóm lao động nghèo. Cảnh này được quay từ trên cầu Nguyễn Văn Cừ tiến sâu vào trong con hẻm lao động; lướt qua từng ngôi nhà, từng con người để “vén màn” mối quan hệ hệ bi hài của từng hộ dân. 

Theo lời chia sẻ của Trấn Thành, kinh phí cho cảnh quay này lên đến hơn 1 tỷ đồng với gần 100 diễn viên quần chúng. Ekip đã phải luyện tập cảnh quay này trong vài ngày và dựng bối cảnh trong 1 ngày trước khi bấm máy.  

Cảnh one shot đầu phim trong “Bố già” được nhiều khán giả yêu thích
Cảnh one shot đầu phim trong “Bố già” được nhiều khán giả yêu thích

Các thuật ngữ khác liên quan

Truyện one shot là gì?

Truyện one shot là những tác phẩm được xuất bản dưới dạng một câu chuyện độc lập, chứ không phải là một phần của bộ truyện nào đó đang diễn ra. Chúng được làm ra dựa trên ý tưởng của tác giả nhằm lấy ý kiến từ phía độc giả trước khi viết thành truyện dài hoặc phát triển thành bộ phim dài tập.

Thể loại one shot xuất hiện vào khoảng thế kỷ 19 và chủ yếu được in trên báo. Hiện nay, truyện one shot xuất bản đơn lẻ dưới dạng truyện tranh giấy, một phần của tạp chí hoặc xuất hiện trực tuyến trên các trang web. 

Một số truyện one shot hay mà bạn có thể tìm đọc là Mayonaka no Waltz, Kanojo No Tokutouseki, Ano Koro No Aoi Hoshi, The Sad Love Story, Hijoushoku to Gochisou,… 

MV one shot là gì?

MW one shot là những MV được quay bằng kỹ thuật one shot. Số lượng MV ca nhạc quay bằng kỹ thuật này cũng không nhiều, có thể kể đến như:

  • “We Are Never Ever Getting Back Together” – Taylor Swift
  • “Yellow” – Coldplay
  • “Đâu chỉ riêng em” – Mỹ Tâm
  • “Không phải dạng vừa đâu” – Sơn Tùng M-TP
  • “Therefore i am” – Billie Eilish
  • “Trời hôm nay nhiều mây cực!” – Đen Vâu
  • “Thanh” – Thịnh Suy

XEM THÊM:

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật quay one shot là gì. Đừng quên thường xuyên truy cập vào trang web supperclean.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *