OT là gì? Những điều cần biết khi làm OT để không bị thiệt thân

OT là gì? Hầu hết sự hiểu biết của người lao động về OT chỉ dừng lại ở khái niệm OT là tăng ca, làm thêm giờ. Trong khi đó, những thông tin về cách tính lương, quy định pháp luật và mặt trái khi thường xuyên làm OT thì rất ít người quan tâm. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu chi tiết từ A-Z về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

OT là gì? OT là viết tắt của từ gì?

OT là cách viết tắt của từ “overtime”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tăng ca. Ngoài thời gian làm việc hành chính theo quy định, nếu người lao động làm thêm giờ để nâng cao hiệu quả và đáp ứng tiến độ công việc thì khoảng thời gian đó được gọi là OT.

Làm thêm giờ có thể xuất phát từ sự phân công của quản lý hoặc do người lao động đề xuất. Điểm chung là cần có sự đồng thuận từ cả hai phía và ghi nhận trong hợp đồng tăng ca.

Hiện nay tại Việt Nam, làm OT xuất hiện nhiều tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như ngành khách sạn, ẩm thực, bệnh viện, các agency, khu công nghiệp,…

OT là khoảng thời gian tăng ca, làm thêm giờ của người lao động
OT là khoảng thời gian tăng ca, làm thêm giờ của người lao động

Tiền OT là gì?

Tiền OT hay lương OT là số tiền mà người lao động nhận được khi làm thêm giờ. Nó thường gấp 1,5 lần hoặc cao hơn nhiều so với cùng khoảng thời gian làm hành chính tùy theo từng trường hợp.

Ví dụ, người lao động ký hợp đồng với mức lương 10 triệu đồng/8 tiếng/ngày. Nếu một ngày, bạn làm 10 tiếng thì sẽ được nhận thêm tiền lương 2 tiếng làm OT.

Những quy định của pháp luật về làm OT là gì?

Thời gian làm OT tối đa bao nhiêu?

Theo quy định tại điều 107 của Bộ luật lao động 2019, số giờ làm thêm OT cụ thể như sau:

  • Thời gian làm OT của người lao động không vượt số 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày. Ví dụ, nếu bạn làm 8 tiếng/ ngày thì thời gian tăng ca không được phép vượt quá 4 tiếng/ ngày.
  • Trường hợp quy định giờ làm việc theo tuần hoặc tháng thì thời gian làm việc bình thường và OT không vượt quá 12 giờ/ ngày, không vượt quá 40 giờ/ tháng.
  • Đảm bảo số giờ làm thêm trong một năm của người lao động không vượt quá 200 giờ. Ngoại trừ một số ngành nghề đặc biệt như sản xuất hàng dệt may, chế biến nông – lâm – thủy sản – diêm nghiệp, cung cấp điện, lọc dầu,…
  • Người chưa thành niên không được phép làm thêm giờ OT và làm việc vào ban đêm.
  • Cấm sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ (suy giảm khả năng làm động > 51%), khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng làm thêm giờ, trừ khi có sự đồng ý của người lao động.

Làm OT cần có sự đồng ý của người lao động. Doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động không có quyền ép buộc người lao động phải tăng ca khi bản thân họ không muốn hoặc không đảm bảo sức khỏe.

Quy định pháp luật về thời gian làm OT của người lao động
Quy định pháp luật về thời gian làm OT của người lao động

Cách tính lương OT là gì?

Theo điều 55, điều 56 và điều 57 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cách tính lương làm OT thêm giờ như sau:

Trường hợp làm thêm giờ Cách tính tương OT
Làm thêm ban ngày (8h – 22h) Ngày thường = Tiền lương trả thực của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150% x số giờ làm thêm.
Ngày nghỉ hàng tuần (thứ 7, chủ nhật) = Tiền lương trả thực của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 200% x số giờ làm thêm.
Ngày lễ, tết hoặc ngày nghỉ có lương = Tiền lương trả thực của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 300% x số giờ làm thêm.

(chưa bao gồm tiền lương ngày lễ, tết hoặc ngày nghỉ được hưởng lương của người lao động).

Làm OT ban đêm = Tiền lương trả thực của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 200% (ngày làm việc bình thường) hoặc 250% ngày nghỉ có lương hoặc 350% (ngày lễ tết, ngày nghỉ có lương) x số giờ làm OT.

Trong trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm thì cách tính lương OT như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương sản phẩm ngày làm việc bình thường x Các mức ít nhất 150% (ngày làm việc bình thường) hoặc 200% (ngày nghỉ hàng tuần) hoặc 300% (ngày lễ tết, ngày nghỉ có lương) x Số sản phẩm làm thêm

Để hiểu rõ hơn về cách tính tiền lương làm thêm giờ trên, chúng ta cùng tham khảo ví dụ dưới đây:

Nội dung Cách tính
Tiền lương 1 giờ làm việc của ngày bình thường (A1) 50.000 VNĐ
Tiền làm OT trong ngày bình thường 150% x A1 = 75.000 VNĐ
Tiền làm OT vào ngày nghỉ hàng tuần 200% x A1 = 100.000 VNĐ
Tiền làm OT vào ngày lễ tết hoặc ngày nghỉ có lương 400% x A1 = 200.000 VNĐ (Lương OT tối thiểu là 300% x A1)
Tiền lương làm ban đêm của ngày bình thường A1 + 30% x A1 = 65.000 VNĐ
Tiền làm OT ban đêm trong ngày bình thường 200% x A1 = 100.000 VNĐ
Tiền làm OT ban đêm trong ngày nghỉ hàng tuần 270% x A1 = 135.000 VNĐ (Lương OT tối thiểu là 250% x A1)
Tiền làm OT ban đêm vào ngày lễ tết hoặc ngày nghỉ có lương 490% x A1 = 245.000 VNĐ (Lương OT tối thiểu là 350% x A1)

Xử phạt khi không trả lương OT cho người lao động?

Theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động nếu không trả lương OT hoặc trả lương không đúng với quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 – 50 triệu đồng tùy theo mức độ làm OT của người lao động. Số tiền trên dành cho các cá nhân vi phạm, nếu là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi.

Lý do làm OT là gì?

Quá nhiều công việc

Khi khối lượng công việc quá nhiều, không thể làm hết trong giờ hành chính thì người lao động buộc phải tăng ca để đáp ứng đúng tiến độ. Thời gian OT thường rơi vào thời điểm cuối năm hoặc khi công ty có dự án sắp đến deadline.

Khối lượng công việc quá nhiều, cần phải giải quyết nhanh chóng
Khối lượng công việc quá nhiều, cần phải giải quyết nhanh chóng

Bị mất tập trung khi làm việc

Khi làm việc, có thể bạn bị mất tập trung do các yếu tố bên ngoài hoặc phải tham gia các cuộc họp khẩn cấp khiến khối lượng công việc bị tồn trọng quá nhiều. Vì vậy, bạn buộc phải tăng ca để hoàn thành.

Do tính chất công việc

Một lý do khác khiến người lao động phải tăng là do đặc thù công việc. Một số công việc như phóng viên, biên tập viên, phát triển phần mềm,… đòi hỏi tính cấp bách và cần đáp ứng ngay lập tức. Vì vậy, nhân viên buộc phải tăng ca để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu.

Lợi ích và hạn chế khi làm việc OT là gì?

Những lợi ích khi làm thêm giờ OT là gì?

  • Gia tăng thu nhập: Lợi ích dễ thấy nhất khi làm OT là gia tăng thu nhập. Mức lương làm OT cao hơn nhiều so với ngày lương bình thường, giúp người lao động cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Trau dồi thêm nhiều kỹ năng và kiến thức: Làm OT giúp bạn trau dồi thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt là các kỹ năng về quản lý, sắp xếp thời gian hoặc tìm ra các giải pháp mới để làm việc hiệu quả hơn.
  • Nhận được sự công nhận của cấp trên: Tăng ca là cách hay để ghi điểm trong mắt lãnh đạo. Điều này cũng giúp ích rất nhiều cho sự thăng tiến trong tương lai.
Làm thêm OT giúp tăng thu nhập
Làm thêm OT giúp tăng thu nhập

Tác hại khi làm việc OT là gì?

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tăng ca trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến tâm trạng. Bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, cáu gắt, mất tập trung, thậm chí là ngất xỉu do làm việc quá sức. Hơn nữa, việc thường xuyên thức đêm làm OT cũng dẫn đến nhiều hệ lụy như gia tăng nguy cơ béo phì, suy giảm trí nhớ, rối loạn nội tiết, đau đầu, dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch,…
  • Ảnh hưởng đến công việc: Làm thêm giờ OT trong thời gian ngắn giúp nâng cao hiệu suất và năng suất làm việc. Tuy nhiên, nếu OT kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nguyên nhân là do người lao động không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tái tạo sức lao động.
  • Mất thời gian riêng tư: Khi chấp nhận làm OT, bạn sẽ phải đánh đổi thời gian dành cho gia đình, bạn bè, người thân, đam mê cá nhân và nhiều khía cạnh cuộc sống khác.
  • Gặp nhiều nguy hiểm: Chị em phụ nữ làm tăng ca nhưng không có người đưa đón rất dễ gặp phải các rủi ro như cướp giật, trộm cắp, cưỡng hiếp,…
Mặt trái khi làm OT thường xuyên trong thời gian dài
Mặt trái khi làm OT thường xuyên trong thời gian dài

Những điều cần lưu ý khi làm OT là gì?

  • Tìm hiểu thật kỹ các quy định pháp luật về làm thêm giờ OT để đảm bảo quyền lợi và lợi ích cá nhân, tránh bị lợi dụng.
  • Có hợp đồng rõ ràng về thỏa thuận làm thêm giờ, mức lương, thời gian làm việc,… với người sử dụng lao động để tránh rủi ro trong tương lai.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc OT và nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe cũng như không bỏ lỡ những điều quý giá của cuộc sống.
  • Học cách tự vệ, nhờ người thân đón hoặc về cùng đồng nghiệp khi tăng ca về khuya để bảo vệ bản thân.

Những khái niệm khác liên quan đến OT

OT là gì trong xuất nhập khẩu?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, OT có nghĩa là “open top”, cụ thể là container opentop. Đây là loại container có thiết kế dạng mở, không có mái che, được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước lớn hoặc không thể xếp vào container thông thường được.

Container OT thường được trang bị tấm cản hoặc mái che bằng lưới để bảo vệ hàng hóa khỏi sự ảnh hưởng của thời tiết
Container OT thường được trang bị tấm cản hoặc mái che bằng lưới để bảo vệ hàng hóa khỏi sự ảnh hưởng của thời tiết

OT trong khách sạn là gì?

Trong khách sạn, ngoài ý nghĩa là “overtime” (tăng ca) thì OT còn được hiểu là “Order Taker”. Đây là nhân viên tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi của khách hàng.

Hiện nay, vị trí Order Taker phục vụ chủ yếu cho khối buồng phòng. Họ có nhiệm vụ xử lý các cuộc gọi đến văn phòng buồng, quản lý đồ thất lạc của khách, lên lịch làm việc cho nhân viên, quản lý tài sản của bộ phận, xử lý phàn nàn của khách hàng,…

OT là gì trong IT?

OT trong lĩnh vực IT cũng được hiểu là “overtime”. Việc làm thêm giờ OT đối với dân IT không phải là điều mới mẻ, thậm chí là thường xuyên.

Mạng OT là gì?

Mạng OT được viết đầy đủ là “Operation Technology” (Công nghệ vận hành). Đây là hệ thống kết hợp giữa phần cứng và phần mềm có nhiệm vụ phát hiện những thay đổi trong hệ thống quản lý thông qua việc giám sát máy móc, thiết bị,…

Trước kia, mạng lưới OT vận hành trong môi trường riêng biệt. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và chuyển đổi số mà OT gắn liền với IT, tạo điều kiện thuận lợi cho tin tặc tấn công.

Căn hộ OT là gì?

Căn hộ OT hay căn hộ Officetel là mô hình kết hợp giữa “Office” (văn phòng) và “Hotel” (khách sạn), tích hợp giữa căn hộ tiện nghi và văn phòng hiện đại với đầy đủ đồ nội thất.

Căn hộ OT thường có diện tích từ 20 – 25m2, rất được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp nhỏ, doanh nhân hoặc những người thường xuyên làm việc theo hình thức work from home. Mô hình này xuất hiện đầu tiên tại Hàn Quốc từ những năm 1980 – 1990 và du nhập tại Việt Nam từ năm 2014.

Mô hình căn hộ OT
Mô hình căn hộ OT

OT là gì trong game?

Trong game, OT được hiểu là “over taunted”. Đây là thuật ngữ chỉ hành động người chơi dùng quá nhiều kỹ năng khiến tổng điểm sát thương cao hơn MT (main tank). Điều này khiến Boss xem nhẹ sự tồn tại của MT và thay đổi mục tiêu công kích.

OT là gì trong Kpop?

Trong Kpop, OT là cách viết tắt của “One True” (một sự thật). Fan Kpop thường dùng OT kèm con số cụ thể phía sau khi nói về các thành viên mà họ yêu thích, ủng hộ trong một nhóm nhạc.

Ví dụ, các ARMY của BTS dùng OT7 để thể hiện sự yêu thương, ủng hộ cho cả 7 thành viên của nhóm.

Max OT là gì?

Max OT là phương pháp luyện tập với mục đích tăng cơ bắp trong thời gian ngắn nhất. Với phương pháp này, bạn sẽ dùng mức tạ nặng nhất nhưng không tập nhiều rep, chỉ khoảng 4 – 6 hoặc 6 – 8 rep cho mỗi set tập.

Mỗi buổi tập max OT thường kéo dài khoảng 30 – 40 phút và tập trung vào 1 – 2 nhóm cơ. Mặc dù sử dụng mức tạ nặng nhưng thời gian luyện tập ngắn nên hệ thần kinh không phải chịu nhiều áp lực. Tuy nhiên, nó cũng đủ cho cơ bắp phát triển.

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ về OT là gì và cách tính lương OT. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mọi bạn đọc nắm được những ỹ nghĩ của OT. Đừng quên theo dõi chúng tôi để nhận được nhiều mới trong những bài viết tiếp theo nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *