Tính bằng cách thuận tiện nhất sẽ giúp các bạn sinh thực hiện các phép tính đơn giản, nhanh chóng với độ chính xác cao. Hãy cùng supperclean.vn củng cố kiến thức và luyện tập giải bài tập tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 3, lớp 4 và lớp 5 trong bài viết sau đây nhé!\
Contents
Tính bằng cách thuận tiện nhất nghĩa là gì?
Tính bằng cách thuận tiện nhất còn được gọi là phương pháp tính nhanh. Tức là ta sẽ áp dụng các tính chất của phép nhân, phép cộng, nhóm các số hạng,… để giải quyết bài toán tính giá trị của một biểu phức tạp, nhiều phép tính với các số hạng lớn.
Phương pháp tính bằng cách thuận tiện nhất này có ưu điểm là nhanh chóng, giúp người học tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và có độ chính xác cao. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp kích thích sự sáng tạo, nhạy bén của người học.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức A sau đây:
A = 97234 – 9205 × 3 + 7 × 9205
Đối với biểu thức A trên, nếu ta thực hiện phép tính lần lượt theo quy tắc “nhân chia trước, cộng trừ sau” thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, các số hạng trong biểu thức A khá lớn; nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị tính sai, làm mất điểm trong bài thi.
Tuy nhiên, khi áp dụng cách tính thuận tiện nhất, bạn có thể tính giá trị biểu thức A đơn giản và nhanh hơn cách làm truyền thống rất nhiều.
Bài viết tham khảo: Sóng cơ là gì? Sóng cơ truyền được trong các môi trường nào?
Cách tính bằng cách thuận tiện nhất
Để giải quyết các bài toán tính bằng cách thuận tiện nhất, bạn cần phải ghi nhớ 2 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc số 1
Nhóm các số hạng trong biểu thức thành các tổng hoặc hiệu là những số tròn chục, tròn trăm hoặc tròn nghìn,…
Nguyên tắc số 2
Ghi nhớ các tính chất của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia, tính chất với các số đặc biệt. Cụ thể như sau:
- a + a + a + a + … + a = a × n (n: số các số hạng a)
- a × (b + c) = a × b + a x c
- a × (b – c) = a × b – a × c
- (a + b) : c = a : c + a : b
- (a – b) : c = a : c – a : b
- a – (b + c) = a – b – c
- a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)
- 0 × a = 0
- a × 1 = 1 x a = a
- a : 1 = a
Nguyên tắc số 3
Rèn luyện kỹ năng phân tích các số hạng.
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tính bằng cách thuận tiện nhất, mình sẽ lấy một số ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ 1:
Tính bằng cách thuận tiện nhất 98+3+97+2?
Lời giải:
Gọi A = 98 + 3 + 97 + 2
= (98 + 2) + (97 + 3)
= 100 + 100
= 200
Ví dụ 2:
Tính bằng cách thuận tiện nhất 1+2+3+4?
Lời giải:
Gọi B = 1 + 2 + 3 + 4
= (1 + 4) + (2 + 3)
= 5 + 5
= 10
Ví dụ 3:
Tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 5: 21/11×22/17×68/63?
Lời giải:
Ví dụ 4:
Tính bằng cách thuận tiện nhất 280 × 71/14?
Lời giải:
Gọi D = 280 × 71 : 14
= (280 : 14) × 71 = 20 × 71
= 20 × (70 + 1) = 20 × 70 + 20 × 1
= 1400 + 20 = 1420
Ví dụ 5:
Tính bằng cách thuận tiện nhất 4 số:
E = 2357 + 4276 + 7643 + 5724
Lời giải:
E = 2357 + 4276 + 7643 + 5724
= (2357 + 7643) + (4276 + 5724)
= 10.000 + 10.000
= 20.000
Ví dụ 6:
Tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 6 với biểu thức:
F = 40 × (29 – 35) – 29 × (4 – 35)
Lời giải:
F = 40 × (29 – 35) – 29 × (40 – 35)
= 40 × 29 – 40 × 35 – 29 × 40 + 29 × 35
= 29 × 35 – 40 × 35
= 35 × (29 – 40) = 35 × (-11)
= – 385
Luyện tập phương pháp tính bằng cách thuận tiện nhất
Đề bài: Áp dụng kiến thức đã học, các bạn hãy tính giá trị của các biểu thức dưới đây:
Lời giải:
- A = 2007 × 867 + 133 × 2007
= 2007 × (867 + 133)
= 2007 × 1000
= 2.007.000 - B = 1235 + 6789 x (630 – 315 × 2)
= 1235 + 6789 × (630 – 630)
= 1235 + 6789 × 0
= 1235 - C = 102 × 18 – 102 × 6 – 102 × 2
= 102 × (18 – 6 – 2)
=102 × 10
= 1.020 - D = 3576 – 4037 – 5963 + 6424
= (3576 + 6424) – (4037 + 5963)
= 10.000 – 10.000
= 0 - E = 125 + 125 + 125 + 125 – 25 – 25 – 25 – 25
= (125 + 125 + 125 + 125) – (25 + 25 + 25 + 25)
= (125 × 4) – (25 × 4)
= 500 – 100
= 400
Bài viết tham khảo: Các phong cách ngôn ngữ trong tiếng Việt
Trên đây là bài viết chia sẻ về cách tính bằng cách thuận tiện nhất. Hy vọng với những kiến thức lý thuyết và bài tập minh họa trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn tập và hoàn thành tốt dạng bài tập này. Chúc các bạn học giỏi và đạt điểm số cao nhất nhé!