Trêu hay chêu là đúng? Cách phân biệt và sử dụng đúng

Trêu hay chêu mới viết đúng chính tả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất và biết cách phân biệt, sử dụng “trêu” – “chêu” sao cho chính xác và không bị nhầm lẫn nhé!

trêu hay chêu
Chêu hay trêu là đúng?

Trêu là gì? 

Trêu là động từ, có nghĩa là dùng những lời nói, cử chỉ hay hành động khiến cho đối phương cảm thấy xấu hổ, bực tức hoặc vui vẻ hơn. Những hành động này có thể là những lời châm chọc hoặc những trò đùa quái gở, tinh nghịch. 

Ví dụ: 

  1. Cô ấy đang đi trên đường thì bị mấy gã thanh niên đến trêu chọc. 
  2. Hồng trêu chó nhà hàng xóm và bị nó cắn vào mông. 
  3. Ch.ết rồi! Trêu nhầm người rồi đấy! Kia có phải là Lan đâu! Ngại quá!
  4. Đến giờ ra chơi, các bạn học sinh trêu nhau và cười vang cả một góc sân. 

Một số từ đồng nghĩa với từ trêu: ghẹo, chọc, trêu chọc, chọc ghẹo,…

trêu hay chêu
Trêu là gì?

Chêu là gì?

Chêu là từ không có trong từ điển tiếng Việt. Do vậy, nó là từ vô nghĩa, từ không có nghĩa. Thực chất, “chêu” là từ phát âm sai chính tả, viết sai chính tả của từ “trêu”. 

Trêu hay chêu là đúng? 

Như vậy, qua những phân tích trên, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời rồi phải không. Ở đây, “trêu” là từ viết đúng chính tả, còn “chêu” là từ viết sai chính tả. Người ta thường dùng những lời nói hóm hỉnh, hành động hài hước khiến cho người khác cười, đùa vui hoặc những lời nói không tốt khiến đối phương cảm thấy cáu giận, khó chịu. 

Nhìn chung, những hành động, lời nói nhằm mục đích “trêu” này vừa có ý nghĩa tích cực lại có ý nghĩa tiêu cực. Vì vậy, chúng ta cần phải dùng nó đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Không nên có những hành động hay lời nói tưởng như vui vẻ vẻ nhưng thực chất nó lại khiến người khác cảm thấy khó chịu. 

trêu hay chêu
“Trêu” là từ viết đúng chính tả

Ví dụ: 

  1. Chiều nào đi học về, Phương thường bị mấy đứa hàng trẻ con hàng xóm trêu đùa. => Hành động “trêu” này nhằm mục đích vui đùa, khiến mọi người cảm thấy vui vẻ, dễ chịu.  
  2. Trong lớp học, Hùng thường xuyên trêu chọc, giật tóc bạn Hồng ngồi trước. => Hành động “trêu” của Hùng khiến Hồng cảm thấy rất khó chịu và bực tức. 

Điểm qua những trường hợp nhầm lẫn giữa “trêu” và “chêu”

Để các bạn hiểu rõ trêu hay chêu là đúng chính tả, chúng ta sẽ cùng xem xét một số ví dụ sau: 

Trớ trêu hay trớ chêu?

“Trớ trêu” là từ viết đúng chính tả. Đây là một tính từ, có nghĩa là làm phiền muộn, tạo ra những rắc rối một cách oái ăm. “Trớ trêu” đồng nghĩa với từ éo le. 

Ví dụ: Cậu ấy rơi vào hoàn cảnh thật trớ trêu/ éo le!”. 

Chêu chọc hay trêu chọc

“Trêu chọc” là từ viết đúng chính tả. Đây là từ chỉ hành động khiêu khích, đùa quá trớn khiến đối phương cảm thấy khó chịu và tức giận. 

Ví dụ: Hoa không thể kiểm soát được cơn tức giận mỗi khi bị Hoàng trêu chọc. 

sửa lỗi chính tả
“Trêu chọc” là từ viết đúng

Chêu đùa hay trêu đùa

“Trêu đùa” mới là từ viết đúng chính tả. Dùng để chỉ những lời nói, hành động khiến cho đối phương cảm thấy buồn cười hoặc khó chịu. 

Tương tư như vậy, trêu ngươi hay chêu người là mới là từ viết đúng? Đó chính là từ “trêu ngươi”. 

Vì sao có sự nhầm lẫn giữa “trêu” và “chêu”?

Rất nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được “tr” và “ch” nên dùng trong trường hợp nào. Đây là lỗi sai phổ biến, thường gặp ở người dân miền Bắc, họ thường biến phụ âm “tr” thành “ch”, điển hình là phát âm “chêu” thay vì “trêu”. Dần dần, do cách phát âm sai dẫn đến việc viết sai chính tả và rất khó sửa. Vì vậy, chúng ta hãy hình thành thói quen phát âm đúng, viết đúng chính tả cho con em mình ngay từ nhỏ để không mắc phải lỗi sai này nhé!

Quy tắc viết đúng chính tả của “tr” và “ch”

  • Âm “ch” thường đứng trước những nguyên âm như: oă, uê, oa, oe,… nhưng “tr” thì không. Ví dụ: loắt choắt, chí chóe,…
  • Những từ Hán Việt có dấu huyền và dấu nặng thường đi kèm với “tr”, không đi kèm với “ch”. Ví dụ: hỗ trợ, trụ sở, truyền thống, trục lợi, phong trào,…  
  • Những danh từ và các đại từ có quan hệ thân thuộc (người thân trong gia đình) thường dùng “ch”. Ví dụ: chị, cha, chú, cháu, chồng,… 
  • Hầu hết những danh từ chỉ vật dụng, tên các loại món ăn, hoa quả thường đi kèm với “ch”. Ví dụ: chảo, chổi, chén, cháo, chanh,… 
  • Các động từ chỉ hoạt động, hành động được thực hiện bằng chân/ tay thường bắt đầu bằng âm “ch”. Ví dụ: chạy, chẻ,… 
  • “tr” và “ch” đều có từ láy âm; tuy nhiên, láy vần thường chỉ kết hợp với “ch”, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ sau: trụi lủi, trét lẹt,… 
cách dùng từ "tr" và "ch" đúng
Cách dùng “tr” và “ch” chính xác nhất

Bài viết tham khảo: Khí áp là gì? Vì sao càng lên cao khí áp càng giảm?

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi trêu hay chêu là đúng chính tả. Nếu bạn còn đang phân vân về chính tả của cặp từ nào, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng mình sẽ giải đáp cho bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *