Khái niệm trường từ vựng là gì? Ví dụ luyện tập về trường từ vựng

Trường từ vựng là gì? Đó là tập hợp các từ vựng có mối quan hệ nhất định với nhau về nghĩa. Để hiểu rõ hơn về trường từ vựng, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

trường từ vựng là gì
Soạn bài trường từ vựng ngắn nhất – Ngữ Văn 8

Trường từ vựng là gì?

Trong thuật ngữ “trường từ vựng”, “trường” có nghĩa là tập hợp (khái niệm này được mượn trong các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp như: trường điện từ, trường hấp dẫn,…); còn “từ vựng” là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ. 

Như vậy, trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. Hoặc cũng có thể hiểu là tập hợp các đơn vị từ vựng có sự liên kết với nhau dựa trên một tiêu chí nào đó. 

Thông thường, trường từ vựng được hình thành dựa trên mối quan hệ về nghĩa theo một cách đa chiều: quan hệ theo chiều ngang hoặc quan hệ theo chiều dọc. Việc hiểu rõ thế nào là trường từ vựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ chính xác và linh hoạt.

Bài viết tham khảo: Addfr là gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về add fr trên facebook

Ví dụ về trường từ vựng

Để các bạn có thể hiểu rõ khái niệm trường từ vựng là gì, mình sẽ đưa ra một số ví dụ minh họa sau: 

  • Trường từ vựng chỉ “động vật” gồm có: trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, chuột, khỉ, đuôi, mái, trống, lồng, phi,… 
  • Trường từ vựng chỉ “thực vật” gồm có: cây, hoa, cỏ, lá, hoa hồng, hoa lan, rau cải, rau muống, cành, gốc, rễ, quả, nụ, nhụy,… 
  • Trường từ vựng về “biển” gồm có: eo biển, sóng thần, bờ biển, sò huyết, sao biển, hải âu, cá voi,…. 

Có những loại trường từ vựng nào? 

trường từ vựng là gì
Bảng tóm tắt các loại trường từ vựng

Trường từ vựng tuyến tính

Đây là tập hợp những từ vựng nằm trên trục tuyến tính, có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ trong trục đó. 

Để hình thành trường từ vựng tuyến tính, ta chọn một từ làm gốc và tìm tất cả những từ có khả năng liên kết kết với từ gốc đó sẽ tạo thành một chuỗi tuyến tính. 

Ví dụ: Trường từ vựng về “làm” gồm có: bài tập, bánh, bác sĩ, giáo viên, ý sĩ, kỹ sư,… 

Trường trực tuyến

Được chia thành 2 loại: trường biểu niệm và trường từ vựng biểu vật. 

Trường từ vựng biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa mang ý nghĩa biểu thị vật. Để xác lập trường từ vựng này, ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc rồi tiến hành thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với danh từ chọn làm gốc. 

Ví dụ: Danh từ biểu thị sự vật làm gốc là “người”. Từ đó, ta có các trường từ vựng sau: 

  • Trường từ vựng chỉ giới tính: nam, nữ, đàn ông, đàn bà, nam giới, nữ giới. 
  • Trường từ vựng chỉ tuổi tác: trung niên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. 
  • Trường từ vựng chỉ nghề nghiệp: thầy giáo, nhà văn, bác sĩ, công nhân, nông dân, luật sự, sinh viên, học sinh, nhân viên bán hàng. nhân viên kế toán,… 
  • Trường từ vựng chỉ bộ phận con người: mắt, miệng, chân, tay, mũi, cánh tay, khuỷu tay, ngón tay, móng tay,… 

Trường biểu niệm là tập hợp những từ có chung ý nghĩa biểu niệm. Tương tự như trường biểu vật, để xác lập trường biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc. Sau đó tiến hành thu thập các từ có chung cấu trúc với cấu trúc biểu niệm làm gốc. 

Ví dụ: Trường nghĩa biểu niệm về “vật thể nhân tạo”, được dùng để thay thế hoặc tăng cường cho thao tác lao động gồm có các trường sau: 

  • Dụng cụ để cắt, chia: rìu, búa, cưa, dao,… 
  • Dụng cụ dùng để gỗ, nện: dùi, vồ, búa,… 
  • Dụng cụ dùng để đục: dùi, đục,… 
  • Dụng cụ dùng để mài dũa: đá mài, bào, dũa,… 
  • Dụng cụ dùng để xới đất: thuổng, cuốc, cày, xén,… 
  • Dụng cụ dùng để múc, lấy: muôi, đũa, thìa, dĩa,… 

Trường liên tưởng

Trường liên tưởng là tập hợp những từ vựng được hình thành do sự liên tưởng, tưởng tượng linh hoạt với một từ trung tâm nào đó. 

Để xác định trường từ vựng này, ta phải chọn một từ trung tâm, rồi tìm những từ khác dựa trên các mối quan hệ khác nhau. 

Ví dụ về trường từ vựng “gia đình”, chúng ta có thể hình thành các trường liên tưởng như: 

  • Liên tưởng đến các mối quan hệ trong gia đình, gồm có: ông – bà, vợ – chồng, con – cái, cô, dì, chú, cậu, mợ, bác, bá, anh, em, chị,… 
  • Liên tưởng đến các hoạt động diễn ra trong gia đình: dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, răn đe, khuyên bảo,… 
  • Liên tưởng đến các địa điểm: sân thượng, phòng khách, nhà bếp, sân vườn,…. 
  • Liên tưởng đến tính chất: hi sinh, yêu thương, ghét đỏ, đùm bọc,… 

Đặc điểm trường từ vựng là gì?

Trường từ vựng là j? Đó là tập hợp các từ căn cứ vào một nét chung nào đó về nghĩa. Vậy trường từ vựng có những đặc điểm đặc trưng nào? Cùng tìm hiểu nhé: 

đặc điểm của trường từ vựng
Đặc điểm đặc trưng của trường từ vựng

Trường từ vựng là một hệ thống, có tính cấp bậc

Điều đó có nghĩa là trường từ vựng sẽ bao hàm trong đó những trường từ vựng (hệ thống) nhỏ hơn, thuộc các cấp bậc khác nhau. 

Ví dụ trường từ vựng “động vật” sẽ bao hàm một số trường từ vựng nhỏ hơn như: 

  • Tên gọi của các loài động vật: hổ, báo, mèo, chó, lợn, gà, khỉ, dê,…. 
  • Giống: trống, mái, đực, cái,… 
  • Các bộ phận trên cơ thể: tai, chân, vuốt, nanh, đuôi, mõm, sừng,… 
  • Hoạt động: chạy, lồng, bò, vồ, tha, trườn, phi, lồng,… 

Hoặc trường từ vựng “thực vật” sẽ gồm có các trường từ vựng nhỏ hơn như: 

  • Tên gọi thực vật: cây hoa, cây cảnh, cây phượng, cây bàng, rau húng, rau bắp cải, rau tía tô, cây sả,… 
  • Tên gọi của các bộ phận: hoa, quả, lá, cành, nhụy, rễ, củ, thân,… 
  • Tính chất của thực vật: non mơn mởn, già, héo úa, tươi tốt,… 

Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng khác nhau

Điều này thường xảy ra với các từ có nhiều nghĩa.

Ví dụ từ “chạy” xuất hiện trong các trường từ vựng sau: 

  • Chỉ hoạt động dời vị trí này qua vị trí khác bằng chân với tốc độ nhất định: con mèo chạy, người chạy, con ngựa chạy, con chó chạy,… 
  • Tìm kiếm một cơ hội nào đó (mang ý nghĩa tiêu cực): chạy tiền, chạy thầy,
  • Chỉ hành vi trốn tránh điều gì đó: chạy loại, chạy giặc,… 
  • Vận hành máy móc, hệ thống: đồng hồ chạy, xe chạy, máy chạy,… 
  • Vận chuyển: chạy thóc vào nhà,… 

Hiện tượng chuyển nghĩa trường từ vựng

Chuyển nghĩa trường từ vựng có nghĩa là mang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này để gán cho sự vật, hiện tượng khác. Trong văn học, thủ thuật này được sử dụng khá phổ biến thông qua các phương thức như hoán dụ, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,…. Nhờ có sự chuyển đổi linh hoạt đó mà nghĩa của từ vựng ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu truyền đạt của con người. Đồng thời nó cũng giúp cho câu văn, câu thơ trở nên hay hơn, độc đáo hơn và thu hút hơn. 

Ví dụ về hiện tượng chuyển nghĩa của trường từ vựng: 

“Ruộng rẫy là chi.ến trư.ờng

Cuốc cày là v.ũ k.h.í

Nhà nông là chiến sĩ

Hậu phương thi đua với tiền phương”. 

=> Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển các từ thuộc trường từ vựng “quân sự” (chiến trường, vũ khí, chiến sĩ) sang trường từ vựng “nông nghiệp”. 

Bài tập về trường từ vựng

Xác định trường từ vựng là một dạng bài tập quen thuộc trong chương trình Ngữ Văn 8. Để các bạn học sinh có thể nắm vững khái niệm trường từ vựng là gì và đạt điểm điểm cao trong phần kiến thức này, chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập qua các dạng bài tập sau đây: 

Ví dụ 1: Hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thuộc trường từ vựng nào? 

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhau trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” 

(Trích “Trong lòng mẹ”, Nguyên Hồng)

Lời giải: Những từ in đậm trên thuộc trường từ vựng chỉ các bộ phận trên cơ thể con người. 

Ví dụ 2: Hãy xác định trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn sau: 

“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”

(Trích “Những ngày thơ ấu”, Nguyên Hồng)

Lời giải: 

  • Trường từ vựng chỉ thái độ con người: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, kính mến, thương yêu. 
  • Trường từ vựng chỉ mối quan hệ gia đình: mẹ, con cái, cô

Ví dụ 3: Hãy cho biết những từ dưới đây thuộc trường từ vựng nào? 

  1. lọ, tủ, vali, hòm, rương, thúng, rổ. 
  2. phấn khởi, buồn, lo sợ.
  3. cởi mở, độc ác, phúc hậu, hiền lành. 
  4. bút chì, bút dạ, phấn, bút máy. 
  5. nghe, tai, thính, điếc. 

Lời giải: 

  1. Trường từ vựng chỉ dụng cụ để đựng. 
  2. Trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lý của con người. 
  3. Trường từ vựng nói tính cách con người. 
  4. Trường từ vựng chỉ dụng cụ dùng để viết. 
  5. Trường từ vựng về “thính giác”. 

Trường từ vựng trong tiếng Anh là gì?

Trường từ vựng trong tiếng Anh là “The vocabulary”, đó là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. Khái niệm trường từ vựng là gì trong tiếng Anh khá giống trong tiếng Việt. 

Ví dụ: 

  • Trường từ vựng tiếng Anh về môi trường: Environment (môi trường), Acid rain (mưa axit), Biodiversity (sự đa dạng sinh học), Climate (khí hậu), Climate change (hiện tượng biến đổi khí hậu), Desertification (quá trình sa mạc hóa), Dust (bụi bẩn), Earthquake (động đất), Erosion (sự xói mòn), Exhaust (khí thải), Fossil fuel (nhiên liệu hóa thạch), Greenhouse effect (hiệu ứng nhà kính), Natural resources (tài nguyên thiên nhiên), Solar power (năng lượng mặt trời),…
  • Trường từ vựng tiếng Anh về trường học: Academy (học viện), High school (trung học phổ thông), Board (bảng viết), Canteen (khu nhà ăn), Classroom (lớp học), Desk (bàn), Computer room (phòng máy tính),…

Hy vọng qua bài viết “Khái niệm trường từ vựng là gì? Ví dụ luyện tập về trường từ vựng” sẽ mang đến cho quý bạn đọc thật nhiều kiến thức hay và bổ ích. Để câu văn, câu nói giàu giá trị gợi hình và để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc, chúng ta cần phải sử dụng linh hoạt các từ trong trường từ vựng nhé!

Bài viết tham khảo: List ảnh tâm trạng buồn đẹp nhất mà bạn không nên bỏ qua

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *