Hiện nay thị trường lao động đang cạnh tranh rất khốc liệt đòi hỏi mọi người phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Văn bằng 2 chính là một trong những lợi thế cạnh tranh giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Vậy văn bằng 2 là gì? Làm sao để được học văn bằng 2? Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây!
Contents
Hệ văn bằng 2 là gì?
Văn bằng 2 được hiểu là bằng cấp thứ 2 của người đã tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo chính quy của ngành học mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp. Văn bằng 2 được hình thành dựa trên nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sự nghiệp, nâng cao nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức.
Vì đối tượng theo học đã tốt nghiệp một văn bằng trước đó nên chương trình đào tạo của văn bằng 2 sẽ đi thẳng vào các nội dung chính của chuyên ngành. Do đó mà thời gian hoàn thành chỉ bằng một nửa so với ngành chính trước đó, hoặc thậm chí là ngắn hơn. Mặc dù chương trình học được rút ngắn, thế nhưng giá trị của bằng vẫn là chính quy như nhau.
Phân loại đối tượng tham gia học văn bằng 2
Đối tượng miễn thi văn bằng 2
Hiện nay, dựa theo quy chế đã được quy định thì những đối tượng sau sẽ được thuộc diện miễn thi:
- Đối tượng đã có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đăng ký theo học ngành đào tạo mới hệ không chính quy hoặc chính quy thuộc cùng một nhóm ngành và tài chính trường cao đẳng/ đại học đã tốt nghiệp.
- Đối tượng đã tốt nghiệp đại học chính quy các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký tham gia theo học ngành đào tạo mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ.
- Đối tượng đã tốt nghiệp hệ đại học chính quy những ngành đào tạo nằm trong nhóm ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật đăng ký theo học ngành đào tạo mới hệ không chính quy thuộc nhóm ngành ngoại ngữ, kinh tế.
XEM THÊM: Siêu văn bản là gì? Siêu văn bản được tạo ra bằng ngôn ngữ nào
Đối tượng không được miễn thi
Nếu là đối tượng thuộc diện không được miễn thi thì sẽ phải tham gia vào kỳ dự thi với hai môn thuộc phần kiến thức đại cương của ngành đào tạo thứ hai. Cụ thể là Hiệu trưởng của cơ sở đào tạo, trường học đó sẽ quy định ra nội dung, môn thi và hình thức thi rồi sẽ thông báo cho thí sinh trước.
Điều đặc biệt đối với những ai đăng ký văn bằng 2 sư phạm, an ninh quốc phòng hoặc các ngành đặc thù khác thuộc vào lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, thể dục thể thao thì Hiệu trưởng cơ sở, trường học sẽ quy định cụ thể điều kiện để có thể tham gia đăng ký dự tuyển cùng với đó là các thông tin về môn thi, nội dung, hình thức cũng như các thức tổ chức tuyển sinh.
Lợi ích của việc học văn bằng 2 là gì?
Giúp mở mang kiến thức và nâng tầm hiểu biết
Văn bằng 2 sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về một ngành hoàn toàn mới so với ngành thứ nhất, cung cấp cho bạn đủ lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các vị trí tuyển dụng hiện nay không bao giờ giới hạn trong một yêu cầu chuyên môn mà thường kèm theo các kỹ năng khác. Chính vì thế, học thêm một văn bằng là học thêm được những kỹ năng chuyên mới, tạo một lợi thế cực mạnh cho bạn trên thị trường lao động cạnh tranh khắc nghiệt.
Tăng thêm nhiều cơ hội làm việc
Lợi thế rõ ràng nhất cho việc có 2 văn bằng là cơ hội làm việc của bạn sẽ gấp đôi so với những người chỉ có một bằng. Theo như tình hình thị trường hiện nay, có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp xong sẽ làm trái ngành. Sau hoàn thành hoặc đang học chuyên ngành chính, sinh viên cảm thấy không phù hợp có thể lựa chọn học văn bằng 2 thay vì bỏ ngang ngành hiện tại để bắt đầu một ngành học mới.
Việc này vừa tiết kiệm thời gian vừa bảo đảm bạn sẽ có kiến thức và bằng cấp của cả 2 chuyên ngành, có thể làm việc ở cả 2 lĩnh vực với 2 bằng cấp chính quy. Cơ hội làm việc của bạn được nhân đôi lên và không có lý do gì nhà tuyển dụng lại từ chối một ứng viên sáng giá có đến 2 văn bằng chính quy.
Giúp mở rộng mối quan hệ
Trên thị trường lao động hiện nay, ngoài việc có chuyên môn tốt thì những mối quan hệ tốt cũng là một chất xúc tác mang lại sự thuận lợi trong quá trình làm việc. Trong một lớp học văn bằng 2, bạn sẽ gặp rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau với những vị trí công việc khác nhau.
Họ có thể là “người thầy” hoặc cũng có thể là “quý nhân” soi sáng cho con đường sự nghiệp của bạn. Khi bạn mở rộng quan hệ với họ có nghĩa là bạn đang tự thêm vào danh sách cơ hội tốt, mở rộng được nhiều cơ hội học hỏi và phát triển bản thân mình tốt hơn.
Một số câu hỏi có liên quan đến việc học văn bằng 2
Điều kiện để học văn bằng 2 là gì?
Để đăng ký học văn bằng 2 thì các bạn cần đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên một ngành học nào trước đó, ví dụ như báo chí, sư phạm, kế toán, du lịch, dược, điều dưỡng, xét nghiệp,…
- Thí sinh là công dân Việt Nam, không thuộc đối tượng đang thi hành án hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, lý lịch trong sạch.
- Thí sinh có đủ sức khỏe, niềm đam mê để theo học chuyên ngành mà mình đã đăng ký hệ văn bằng 2.
- Thí sinh cần nộp đủ, đúng hạn hồ sơ, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn học theo quy định của trường mà mình đăng ký học.
Hình thức đào tạo văn bằng 2 là gì?
Bên cạnh việc hiểu được văn bằng 2 là gì thì hình thức đào tạo cũng là thông tin quan trọng mà nhiều người quan tâm. Thực tế, việc học và đào tạo để được cấp chứng chỉ văn bằng 2 được thực hiện theo hình thức linh động. Trong đó, người học có thể lựa chọn một trong hai phương thức:
- Hệ văn bằng 2 chính quy: Học tập trung và liên tục tại nhà trường.
- Hệ văn bằng 2 không chính quy: Học viên có thể vừa làm vừa học, học từ xa, học có hướng dẫn (không đòi hỏi phải tập trung và liên tục như học tại nhà trường).
Học văn bằng 2 mất bao nhiêu năm?
Thời gian học văn bằng 2 thường rơi vào khoảng 1 năm đến 2 năm, tùy thuộc vào chương trình, ngành học và đơn vị đào tạo. Với những ngành học mới thuộc cùng nhóm ngành với ngành học đã tốt nghiệp thì thời gian học văn bằng 2 sẽ ngắn hơn do tiết kiệm được thời gian cho những bộ môn trùng lặp. Việc học hệ đào tạo chính quy cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với hình thức học từ xa do tính chất liên tục và tập trung tại trường.
XEM THÊM: Tôn trọng lẽ phải là gì? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
Học văn bằng 2 trường khác được không?
“Học văn bằng 2 trường khác được không?” chính là thắc mắc phổ biến nhất với những bạn trẻ khi mới tiếp xúc đến khái niệm này. Văn bằng 2 chính là loại chứng chỉ được cấp khi học viên đã hoàn thành chương trình học thứ 2, sau khi đã tốt nghiệp ngành học một. Ngành học 2 không nhất thiết phải thuộc cùng nhóm ngành với ngành học 1 và trường đào tạo cũng vậy. Bạn có thể đăng ký học văn bằng 2 tại các cơ sở, trường đào tạo khác tuy nhiên do không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên nên sẽ phải trải qua kỳ thi tuyển cùng một số các điều kiện khác.
Học văn bằng 2 ngành gì tốt?
Thật khó có thể khẳng định văn bằng 2 học ngành gì tốt bởi điều này còn phụ thuộc vào mục đích cũng như định hướng nghề nghiệp của bạn. Tuy nhiên nếu bạn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và thêm hoàn thiện kỹ năng của mình thì có thể tham khảo một số ngành như:
- Ngoại ngữ: Nhằm gia tăng cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, thêm tự tin trong giao tiếp và công việc.
- Luật: Tăng vốn hiểu biết cá nhân, nâng tầm kiến thức và trình độ cho ngành học một.
- Quản trị: Nhằm có được cái nhìn tổng quan, bồi dưỡng năng lực quản trị, quản lý đội nhóm,…
Như vậy bạn đã hiểu được hệ văn bằng 2 là gì rồi đúng không nào? Có thể thấy rằng học văn bằng 2 chính là cơ hội để bạn tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Vì vậy hãy suy nghĩ thật kỹ để lựa chọn ngành học sao cho phù hợp nhé!