Khách thể là gì? Tìm hiểu chi tiết về khách thể của tội phạm

Khách thể – thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các quan hệ pháp luật; là một trong bốn yếu tố cấu thành nên tội phạm (chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan).Vậy bạn có biết khách thể là gì không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này nhé. 

Khách thể là gì? Cho ví dụ

Cho đến nay vẫn không có bất cứ một văn bản vi phạm pháp luật nào định nghĩa rõ về khách thể là gì. Tuy nhiên qua một số đặc điểm, các trường hợp cụ thể thì chúng ta có hiểu: Khách thể là một lợi ích về mặt vật chất hoặc về mặt tinh thần hoặc cũng có thể là lợi ích cả về mặt tinh thần và vật chất mà khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó thì các chủ thể đều mong muốn đạt được.

Lợi ích về mặt vật chất là một loại khách thể
Lợi ích về mặt vật chất là một loại khách thể

Mặt khác, trong mỗi quy phạm pháp luật thì đa số đều được cấu thành từ 4 thành phần chính đó là: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan. Chính vì vậy mà khách thể cũng có rất nhiều loại.

  • Ví dụ 1: A tự sáng tác ra một tác phẩm nghệ thuật và đem đi đăng ký bản quyền thì ở đây quyền bản quyền đối với tác phẩm nghệ thuật đó chính là khách thể. 
  • Ví dụ 2: A trộm cắp 1 chiếc xe máy của B thì trong tình huống này khách thể chính là quyền sở hữu tài sản chiếc xe máy của B bị A xâm phạm. Lưu ý: Chiếc xe máy ở đây chính là đối tượng tác động chứ nó không phải là khách thể.

Khách thể của tội phạm là gì?

Khách thể của tội phạm có thể hiểu đơn giản là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm và được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong mỗi trường hợp thì khách thể của tội phạm sẽ khác nhau và thường rất khó để xác định đúng và đủ. Do đó mà nghiên cứu cần phải có cái nhìn sâu sắc thì mới có thể nắm được khách thể chính xác.

Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm

Việc phân tích khách thể tội phạm rất có ý nghĩa trong luật hình sự. Chỉ khi xác định đúng được khách thể thì ta mới có thể xác định được tội danh của tội phạm. Trong nhiều trường hợp, với cùng một loại hành vi và cùng một loại chủ thể nhưng chỉ cần khác khách thể thì cũng sẽ cấu thành nên các tội danh khác nhau. Do đó mà người áp dụng luật cần phải phân biệt được và sử dụng sao cho đúng.

XEM THÊM: Văn bằng 2 là gì? Những thông tin cần biết về hệ văn bằng 2

Các loại khách thể của tội phạm là gì?

Khách thể của tội phạm được chia thành 3 loại, cụ thể như sau:

Khách thể chung

Loại khách thể này là tổng hợp của tất cả những quan hệ xã hội đã bị tội phạm xâm hại. Với khách thể chung thì Luật hình sự đã được bảo vệ.

Khách thể chung của tội phạm
Khách thể chung của tội phạm

Những hành vi có liên quan đến phạm tội đều gây hại đến khách thể chung. Cho nên từ khách thể chung của tội phạm thấy được nhiệm vụ của Bộ Luật hình sự sẽ được làm rõ cũng như thấy được hết những chính sách hình sự của một quốc gia.

Ví dụ: Độc lập chủ quyền biển đảo là khách thể chung.

Khách thể loại

Loại khách thể này chính là nhóm những quan hệ xã hội có cùng một tính chất. Khách thể loại sẽ được các quy phạm hình sự bảo vệ và cũng có nhóm tội phạm xâm hại. Bên cạnh đó sẽ có những vai trò vô cùng quan trọng trong luật pháp. Thông qua khách thể loại thì Bộ Luật hình sự sẽ được xây dựng trong phần của các tội phạm.

Buôn bán ma túy - khách thể loại của tội phạm
Buôn bán ma túy – khách thể loại của tội phạm

Từ việc nhìn nhận các nhóm khách thể loại của tội phạm mà chúng ta sẽ đánh giá một cách thực tế về hành vi phạm tội một cách cụ thể đã xâm hại đến các khách thể của nhóm.  Ví dụ: Tội phạm ma tuý, tội phạm mại dâm…

XEM THÊM: Ketamin là gì? Những thông tin cần biết về Ketamin

Khách thể trực tiếp

Đây là một trong những quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại. Từ việc tội phạm gây thiệt hại đối với khách thể chung và khách thể của tội phạm thì việc gây thiệt hại đối với khách thể trực tiếp sẽ được thông qua.

Hành vi giết người - khách thể trực tiếp của tội phạm
Hành vi giết người – khách thể trực tiếp của tội phạm

Khi mà chúng ta sắp xếp những chương trong phần các tội phạm dựa vào khách thể loại và dựa vào những cơ sở khác thì sẽ xảy ra nhiều tội phạm khác trong cùng một chương. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc xử lý. Những tội phạm có cùng khách thể loại thì thường xâm hại đến khách thể loại nhưng không có nghĩa là nó xâm hại đến cùng khách thể trực tiếp. Qua đó có thể khẳng định rằng từng tội phạm sẽ có những khách thể trực tiếp riêng biệt. Ví dụ: Hành vi giết người, cướp của là xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.

Các yếu tố khác cấu thành nên tội phạm

Không chỉ xét đến yếu tố khách thể, chúng ta còn phải xem xét đến các yếu tố cấu thành nên tội phạm khác như: chủ thể, mặt chủ quan và mặt khách quan. Cụ thể được thể hiện như sau:

4 yếu tố cấu thành nên tội phạm
4 yếu tố cấu thành nên tội phạm

Yếu tố chủ thể

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chủ thể tội phạm bao gồm hai đối tượng là cá nhân và pháp nhân thương mại.

  • Cá nhân có hành vi phạm tội, có đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình, đạt độ tuổi theo đúng luật định và chịu toàn bộ trách nhiệm về những hành vi mình gây ra chính là chủ thể tội phạm. Hành vi phạm tội đó được quy định theo pháp luật hình sự. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, ngoài những tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng quy định.
  • Chủ thể của tội phạm cũng có thể là các pháp nhân thương mại. Không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân khi mà pháp nhân thương mại phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự. Cá nhân trong pháp nhân thương mại vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi trái pháp luật, mặc dù pháp nhân đó do cá nhân làm chủ đã phải chịu trách nhiệm hình sự.

XEM THÊM: Nhân sinh quan là gì? Quan niệm nhân sinh, thế giới quan là gì?

Yếu tố chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc là lỗi vô ý. Lỗi chính là trạng thái tâm lý của tội phạm được đánh giá dưới góc độ động cơ và mục đích của hành vi.

  • Lỗi vô ý là khi người phạm tội nhận thức rất rõ hành vi của mình có thể gây ra nguy hại hoặc không gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả của hành vi đó sẽ chưa xuất hiện hoặc hậu quả đó có thể khắc phục được. Lỗi vô ý được xếp vào loại lỗi vô ý do bất cẩn quá mức hoặc là quá tự tin.
  • Lỗi cố ý là khi người thực hiện nhận thức được tác hại hành vi của mình đối với xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi nhưng lại mong muốn hậu quả đó xảy ra. Lỗi cố ý được chia thành hai loại đó là cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.

Yếu tố khách quan 

Đặc điểm khách quan của tội phạm được thể hiện qua tính chất nguy hiểm của hành vi; hậu quả của hành vi; công cụ, tài nguyên, thủ thuật… nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi đó.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến khách thể là gì. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *