“Ấn Độ thuộc châu nào?” là từ khóa được tìm kiếm nhiều trên Google trong suốt thời gian vừa qua. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu xem Ấn Độ ở châu lục nào và giải đáp các thắc mắc liên quan đến Ấn Độ qua bài viết này nhé!
Contents
- Ấn Độ thuộc châu nào?
- Đôi nét giới thiệu về Ấn Độ
- Giải đáp thắc mắc liên quan đến Ấn Độ
- Ấn Độ có bao nhiêu dân số?
- Ấn Độ nằm ở khu vực nào?
- Ấn Độ nói tiếng gì?
- Ấn Độ giàu thứ mấy thế giới?
- Người Ấn Độ không ăn thịt bò và thịt lợn phải không?
- Ấn Độ xài tiền gì?
- Ý nghĩa cờ Ấn Độ là gì?
- Ấn Độ nằm trong đới khí hậu nào?
- Ấn Độ sử dụng chữ viết gì?
- Con sông nào linh thiêng nhất với người theo đạo Hindu của Ấn Độ?
- Ấn Độ là quê hương của tôn giáo nào?
- Công trình nào của Ấn Độ được coi là biểu tượng cho tình yêu vĩnh hằng?
- Con vật biểu tượng của Ấn Độ là gì?
- Điểm qua một số Ấn Độ meme hài hước
Ấn Độ thuộc châu nào?
Trong đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021 có câu hỏi như sau: “Sau chi.ến tra.nh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia Châu Phi giành được độc lập là quốc gia nào?”.
Trong 4 đáp án đưa ra thì có 1 đáp án thuộc Châu Phi, 3 đáp án còn lại là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á gồm: Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Rất nhiều học sinh đã nhầm lẫn và cho rằng Ấn Độ thuộc Châu Phi.
Sở dĩ có sự nhầm lẫn này là bởi cư dân cổ Ấn Độ là người Negrito, thuộc chủng tộc đen. Hậu duệ ngày nay của họ là các bộ lạc nói tiếng Munda. Hơn nữa, Ấn Độ là bán đảo có dạng hình tam giác, nằm ở khu vực phía Nam Châu Á. Hình dạng lãnh thổ này tương đối giống với mũi cực Nam ở Châu Phi.
Vì vậy, khi bạn được ai đó hỏi rằng Ấn Độ thuộc khu vực nào thì đáp án chính là Châu Á, cụ thể là khu vực Nam Á, chứ không phải là Châu Phi như sự nhầm lẫn của các sĩ tử trong kỳ thi THPT Quốc Gia đâu nhé!
Bài viết tham khảo: Ai Cập thuộc châu lục nào? Giải mã các bí mật về đất nước Ai Cập
Đôi nét giới thiệu về Ấn Độ
Ấn Độ có tên chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia Nam Á. Quốc gia này xuất hiện trên bản đồ thế giới từ ngày 15/8/1947. Sự thành lập của nhà nước Ấn Độ là kết quả của cuộc đấu tranh quyết liệt của người dân Nam Á thoát khỏi ách thống trị của Đế Quốc Anh.
Địa lý
- Diện tích Ấn Độ: Khoảng 2.973.190 Km2, có diện tích lớn thứ 7 thế giới.
- Vị trí địa lý: Ấn Độ có ranh giới với các quốc gia Trung Quốc, Pakistan, Nepal, Myanmar, Bangladesh, Bhutan, Afghanistan.
Địa hình
Ấn Độ có tất cả 27 bang + 7 lãnh thổ liên bang. Phần lớn lãnh thổ nằm ở tiểu lục địa Ấn Độ.
- Các bang ở khu vực phía Bắc + Đông Bắc nằm một phần trên dãy núi Himalaya.
- Phía Bắc + Trung + Đông Ấn Độ là đồng bằng Ấn – Hằng màu mỡ, phì nhiêu.
- Phía Tây Ấn Độ là sa mạc Thar.
- Phía Nam là đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi dãy núi biển Tây và Đông Ghats.
Ngoài ra, Ấn Độ còn là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như: sông hằng, Yamuna, Brahmaputra, Kaveri, Krishna,…
Về kinh tế
Ấn Độ có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như: sắt, mangan, barit, đá vôi, dầu thô, mica, quặng titan, kim cương, thori,…
Ngoài ra, nông nghiệp và công nghiệp của quốc gia này cũng rất phát triển với các sản phẩm như:
- Ngành nông nghiệp: lúa mì, đay, chè, trâu, cá, gia cầm, gia súc, gạo, khoai tây,…
- Ngành công nghiệp: hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, khai thác dầu mỏ, chế biến tép,…
Văn hóa
Ấn Độ có nhiều di sản văn hóa, là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa và nhiều hệ tư tưởng qua các thời kỳ. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất tại Ấn Độ là đền Taj Mahal, đây là di sản văn hóa được thế giới công nhận.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến Ấn Độ
Ngoài câu hỏi Ấn Độ thuộc châu nào thì còn rất nhiều thắc mắc liên quan đến quốc gia này. Supperclean.vn đã tổng hợp và giải đáp qua dưới đây, xin mời các bạn tham khảo?
Ấn Độ có bao nhiêu dân số?
Ấn Độ bao nhiêu triệu dân? Theo kết quả thống kê của website https://www.worldometers.info/ (ngày 2/3/2022) thì dân số của Ấn Độ ước tính khoảng 1.402.532.051 người, là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuổi thọ trung bình của người dân Ấn Độ không cao, ước tính khoảng 28,4 năm.
Ấn Độ nằm ở khu vực nào?
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, thuộc khu vực Châu Á. Về mặt vị trí địa lý, Ấn Độ tiếp giáp với những khu vực sau:
- Phía Bắc: giáp với Nepal, Trung Quốc, Bhutan
- Phía Đông Bắc: giáp với Bangladesh, Myanmar.
- Phía Tây Bắc: giáp với Afghanistan, Pakistan.
- Phía Tây + Đông + Nam: giáp với biển Ấn Độ Dương.
Ấn Độ nói tiếng gì?
Người dân Ấn Độ dùng ngôn ngữ gì? Tại Ấn Độ có đến 19 ngôn ngữ được công nhận trong Hiến Pháp là ngôn ngữ chính. Trong đó, tiếng Hindi được sử dụng phổ biến nhất (chiếm 41% dân số). Tiếp theo là tiếng Bengali (8,1%), tiếng Telugu (7,2%); tiếng Marathi (7%), tiếng Tamil (5,9%), tiếng Urdu (5%), Gujarati (4,5%), Kannada (3,7%), Malayalam (3,2%), Oriya (3,2%), Punjabi (2,8%), Assamese (1,2%), Maithili (1,2%) và một số ngôn ngữ khác (5,9%).
Ngoài ra, Tiếng Anh cũng được người Ấn Độ sử dụng để giao tiếp trong cuộc sống và công việc.
Ấn Độ giàu thứ mấy thế giới?
Ấn Độ là một nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Xếp thứ 3 thế giới khi tính theo sức mua tương đương và thứ 7 thế giới khi tính theo tỷ giá hối đoái với USD.
Nền kinh tế Ấn Độ khá đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau như: nông nghiệp, công nghiệp, chế tạo, dệt và các ngành dịch vụ. Nhiều nhà phân tích đưa ra dự báo nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Người Ấn Độ không ăn thịt bò và thịt lợn phải không?
Việc tiêu thụ thịt lợn, thịt bò được cho là điều cấm kỵ ở nhiều khu vực của Ấn Độ. Những người theo đạo Hindu (tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất) sẽ không ăn thịt bò. Với họ, bò là linh vật linh thiêng nên không được phép giết mổ, ăn thịt hay ngược đãi bò. Thậm chí, thịt bò còn trở thành thứ hàng cấm và bất kỳ ai ăn thịt bò đều sẽ có tội, gặp chuyện đen đủi. Không chỉ vậy, người dân theo đạo này còn không sử dụng bất kỳ vật dụng nào được chế tạo từ da bò.
Cũng giống như người theo đạo Hindu, người theo đạo Hồi cũng sẽ không giết mổ hay ăn thịt heo. Họ quan niệm rằng heo như một linh vật mang lại may mắn, phước lành cho gia đình họ. Vì vậy, họ phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ linh vật này.
Không ăn gia súc như heo, bò nhưng người Ấn Độ lại rất thích ăn thịt gà. Các món ăn chế biến từ gà xuất hiện phổ biến trong bữa cơm của người Ấn. Bên cạnh đó, do gần với biển Ấn Độ Dương nên họ cũng ăn hải sản, nhưng gà vẫn là món ăn chủ yếu và được yêu thích nhất.
Ấn Độ xài tiền gì?
Đơn vị tiền tệ chính thức của Ấn Độ là Rupee (đọc là Rupi). Đồng tiền này cũng được lưu thông hợp pháp ở Bhutan, không được lưu thông chính thức nhưng phổ biến ở Nepal.
Rupee có mã ISO 4217 là INR. Nó được ký hiệu là R$ hoặc Rs.
1 Rupee = 301,15 đồng.
Ý nghĩa cờ Ấn Độ là gì?
Quốc kỳ của mỗi quốc gia đều mang ý nghĩa riêng. Lá cờ của Ấn Độ được gọi là lá cờ tam tài (3 màu), có dạng hình chữ nhật nằm ngang.
- Màu đầu tiên là màu nghệ tây (còn gọi là Kasariya): Tượng trưng cho sự h.y si.nh, từ bỏ, không quan tâm đến mọi chuyện.
- Tiếp theo là màu trắng: Tượng trưng cho sự thuần khiết, sự thật và thể hiện lòng yêu hòa bình của người dân Ấn Độ.
- Cuối cùng là màu xanh lá cây: Tượng trưng cho sự sống, sự hưng thịnh và phát triển của một quốc gia.
Ấn Độ nằm trong đới khí hậu nào?
Khí hậu Ấn Độ khá đa dạng. Khu vực phía Nam là khí hậu nhiệt đới. Sang phía Nam là khí hậu ôn đới và bị ảnh hưởng bởi dãy Himalaya và sa mạc Thar. Dãy Himalaya ngăn gió lạnh từ Trung Á, giúp cho lãnh thổ của quốc gia này ấm hơn so với những khu vực khác có cùng vĩ độ. Đồng thời, sa mạc Thar tác động khiến gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi ẩm khi thổi vào lục địa, gây mưa cho khu vực nó đi qua từ tháng 6 – tháng 9.
Ấn Độ sử dụng chữ viết gì?
Tại Ấn Độ, ngữ chi Indo – Arya được đại đa số người dân Ấn Độ sử dụng (chiếm 72%). Số còn lại là hệ ngữ Dravida, chiếm 25%.
Con sông nào linh thiêng nhất với người theo đạo Hindu của Ấn Độ?
Đó chính là sông Hằng với chiều dài hơn 2500km, được bắt nguồn từ dãy Himalaya. Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng sẽ giúp gột rửa mọi tội lỗi, những việc làm sai trái mà cá nhân đó đã làm. Do vậy, nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng và sinh hoạt của người dân. Những người dân Ấn Độ mong muốn được hỏa thiêu hai bên bờ sông và lấy tro cốt của mình rải lên dòng sông với hy vọng linh hồn sớm được siêu thoát.
Ấn Độ là quê hương của tôn giáo nào?
Ở Ấn Độ của tất cả 6 tôn giáo chính, đó là: Ấn Độ giáo (Hindu giáo), Hồi giáo, Công giáo, Đạo Sikh, đạo thiền và Phật Giáo.
Vậy người Ấn Độ chủ yếu theo đạo gì? Có đến hơn 80% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu. Tiếp theo là đạo Hồi (chiếm 13%), Công giáo (2%), đạo Sikh (2%), đạo thiền (1%). Số lượng người Ấn Độ theo Phật giáo cũng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 0,75%.
Ở Ấn Độ có rất nhiều công trình Hindu giáo được xây dựng như thành phố Kanchipuram với hơn 1000 ngôi đền, đền Trichy (thờ thần Vishnu), đền vàng Srilakshmi (thờ thần Lakshmi),…
Công trình nào của Ấn Độ được coi là biểu tượng cho tình yêu vĩnh hằng?
Đó chính là đền Taj Mahal, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1983 và được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới năm 2007. Ngôi đền này nằm bên cạnh sông Yamuna, gắn liền với câu chuyện tình yêu vĩnh hằng của hoàng đế Shah Jahan với người vợ của mình là hoàng hậu Mumtaz Mahal.
Con vật biểu tượng của Ấn Độ là gì?
Đó là hổ Bengal, tượng trưng cho sự nhanh nhẹn và sức mạnh hùng dũng, phi thường. Hiện nay, số lượng hổ Bengal đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài hổ Bengal, Công lam cũng là loài chim biểu tượng của Ấn Độ.
Điểm qua một số Ấn Độ meme hài hước
Bài viết tham khảo: Pick me girl là gì? Pick me boy là gì? Tổng hợp pick me girl quotes
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Ấn Độ thuộc châu nào, Ấn Độ ở khu vực nào nhé! Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc về quốc gia này, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng mình sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!