Cấu trúc tuần tự là gì? Ưu điểm và ví dụ minh họa chi tiết

Mặc dù có cấu trúc đơn giản nhưng cấu trúc tuần tự là nền tảng quan trọng của nhiều chương trình lớn và phức tạp. Vậy cấu trúc tuần tự là gì? Có ưu điểm gì nổi bật? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Cấu trúc tuần tự là gì?

Cấu trúc tuần tự là cấu trúc mô tả thuật toán cơ bản nhất, cho phép thực hiện các câu lệnh tuần tự, theo một thứ tự cụ thể. Có thể là từ trên xuống dưới hoặc từ trái qua phải, khi một câu lệnh kết thúc nhiệm vụ của mình thì câu lệnh tiếp theo mới bắt đầu, không bỏ qua bất kỳ câu lệnh nào.

Mỗi bài toán hoặc nhiệm vụ thực hiện theo cấu trúc tuần tự  đều có thứ tự trước sau rõ ràng
Mỗi bài toán hoặc nhiệm vụ thực hiện theo cấu trúc tuần tự  đều có thứ tự trước sau rõ ràng

Các ví dụ về cấu trúc tuần tự

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc tuần tự là gì tin học 6, bạn đọc hãy tham khảo các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Tính hiệu của hai số

  • Bước 1: Từ bàn phím nhập số thứ nhất
  • Bước 2: Nhập số thứ 2
  • Bước 3: Thực hiện phép tính hiệu
  • Bước 4: Kết quả được hiển thị ra màn hình

Ví dụ 2: Tính chu vi của hình chữ nhật

  • Bước 1: Nhập chiều dài
  • Bước 2: Nhập chiều rộng
  • Bước 3: Tính chu vi hình chữ nhật bằng cách lấy tổng chiều dài và chiều rộng nhân với 2
  • Bước 4: Hiển thị kết quả ra ngoài màn hình

Ví dụ 3: In các số tự nhiên từ 1 – 10

  • Bước 1: Tạo i có giá trị bằng 1
  • Bước 2: Dùng vòng lặp for để lặp lại bước 3 và bước 4 cho i từ 1 đến 10
  • Bước 3: Hiển thị giá trị i lên màn hình
  • Bước 4: Tăng giá trị i lên 1 đơn vị

Ví dụ này có sử dụng vòng lặp for nhưng vẫn tuân thủ theo cấu trúc tuần tự. Các bước thực hiện vòng lặp tuân theo đúng thứ tự. Đồng thời, mỗi giá trị của i đều được hiển thị lên màn hình. 

Mô hình cấu trúc tuần tự
Mô hình cấu trúc tuần tự

Ví dụ 4: Thuật toán mô tả trò chơi

  • Bước 1: Khi lá cờ màu đỏ xuất hiện, click chuột vào lá cờ (Con mèo sẽ di chuyển)
  • Bước 2: Mèo di chuyển 20 bước
  • Bước 3: Nói “xin chào” trong 3 giây
  • Bước 4: Tiếp tục di chuyển thêm 10 bước
  • Bước 5: Kêu “meow meow”

Ví dụ 5: Thuật toán mô tả các bước rửa tay

  • Bước 1: Làm ướt bàn tay
  • Bước 2: Cho xà bông vào lòng bàn tay
  • Bước 3: Chà, miết mạnh hai lòng bàn tay
  • Bước 4: Chà ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
  • Bước 5: Rửa lại với nước sạch
  • Bước 6: Kết thúc các bước rửa tay

Đặc điểm của cấu trúc tuần tự là gì?

Dễ hiểu, dễ sử dụng

Cấu trúc tuần tự là cấu trúc đơn giản nhất, không có nhiều điều kiện nên rất đơn giản và dễ hiểu. Sử dụng loại cấu trúc này không đòi hỏi người lập trình phải có kiến thức chuyên sâu, phù hợp với những người mới bắt đầu.

Dễ bảo trì

Cấu trúc tuần tự có thứ tự các bước thực hiện rõ ràng. Không có câu lệnh xét điều kiện hay bỏ qua nên việc bảo trì khá đơn giản. Khi gặp vấn đề ở bước nào, ta chỉ cần sửa lỗi ở bước đó là được. 

Dễ dàng phát hiện và sửa lỗi 
Dễ dàng phát hiện và sửa lỗi

Tốc độ xử lý nhanh, khả năng tái sử dụng cao

Các câu lệnh trong cấu trúc được thực hiện theo đúng trình tự. Vì vậy, tốc độ xử lý chương trình cũng nhanh hơn so với cấu trúc rẽ nhánh hay vòng lặp. Ngoài ra, cấu trúc tuần tự có thể tái sử dụng các khối câu lệnh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều này giúp quá trình phát triển chương trình trở nên đơn giản và tiết kiệm nhiều thời gian hơn. 

Hạn chế của khi dùng cấu trúc tuần tự là gì?

  • Không phù hợp với các tình huống phức tạp: Với các tình huống phức tạp, có nhiều điều kiện thì cấu trúc tuần tự không thể xử lý hết các yêu cầu. Khi đó, cần kết hợp với cấu trúc rẽ nhánh và vòng lặp để gia tăng hiệu quả.
  • Không linh hoạt: Chỉ thực hiện các câu lệnh theo thứ tự nhất định, không linh hoạt trong việc thay đổi. 

XEM THÊM:

Điểm khác biệt giữa cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp và cấu trúc tuần tự là gì?

Cấu trúc rẽ nhánh Cấu trúc lặp Cấu trúc tuần tự
Đặc điểm
  • Là cấu trúc khi điều kiện thỏa mãn thì chương trình sẽ thực hiện lệnh. Ngược lại, nếu không thỏa mãn điều kiện thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua. 
  • Có tính linh hoạt cao, có thể thay đổi thứ tự thực hiện các bước trong thuật toán. 
Lặp lại một câu lệnh hoặc một khối câu lệnh nhiều lần cho đến khi thỏa mãn một điều kiện cụ thể. 
  • Là cấu trúc thực hiện các câu lệnh trong thuật toán theo một trình tự nhất định. 
  • Không có tính linh hoạt
Ví dụ Hiệu sách có chương trình khuyến mãi giảm 30% tổng hóa đơn đối với các đơn hàng trên 100k. Khi đó, ta có thuật toán mô tả hoạt động tính tiền như sau:

  • Bước 1: Tính tổng số tiền khách đã mua sách (T).
  • Bước 2: Nếu T ≥ 100k thì số tiền thanh toán là 0.7 x T
  • Bước 3: In hóa đơn.
S:=10;

For i:=1 to 3 do S:= S+i;

Giá trị ban đầu của S được gán là 10. Khi đó, các vòng lặp và giá trị tương ứng của S là:

Với i=1 => S= 10 + 1 = 11

Với i = 2 => S = 10 + 2 = 12

Với i = 3 => S = 10 + 3 = 13

Các bạn có thể tham khảo ví dụ ở trên. 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ cấu trúc tuần tự là gì lớp 6. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về loại cấu trúc này thì hãy bình luận bên dưới bài viết, supperclean.vn sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *