Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Cách xác định đúng chủ ngữ và vị ngữ

Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần quan trọng cấu tạo nên câu. Vậy chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Làm thế nào để xác định đúng được hai thành phần câu này? Vậy thì đừng bỏ lỡ những nội dung chia sẻ bên dưới đây nhé!

Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là thành phần chính trong câu. Đối tượng mà chủ ngữ đề cập đến có thể là con người, sự vật, sự việc, hiện tượng có hoạt động,… 

Chủ ngữ thường sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Ai? Con gì? Cái gì? 

Chủ ngữ thường là đại từ (tôi, tao, tớ, mày, cô ấy, anh ấy,..); danh từ (chỉ người, vật, hiện tượng,..) hoặc cụm danh từ. Trong một số trường hợp, chủ ngữ cũng có thể là tính từ, động từ, cụm tính từ hoặc cụm động từ. 

Trong một câu hoàn chỉnh có thể có một chủ ngữ hoặc cũng có thể có nhiều chủ ngữ. 

chủ ngữ là gì
Chủ ngữ là gì?

Ví dụ về chủ ngữ: 

  • Tôi đang làm bánh sinh nhật. (Chủ ngữ “Tôi” – đại từ)
  • Những bông hoa hồng đua nhau khoe sắc thắm dưới ánh nắng mặt trời. (Chủ ngữ “những bông hoa hồng” – cụm danh từ). 
  • Cô giáo em rất hiền lành và xinh đẹp. (Chủ ngữ “cô giáo em” – danh từ). 
  • Tôi, Hoa và Lan chơi cùng với nhau từ khi còn bé xíu. (Câu có nhiều chủ ngữ “Tôi, Hoa, Lan”). 
  • Kiên nhẫn là đức tính tốt mà các bạn học sinh cần phải có. (Chủ ngữ “kiên nhẫn” là một tính từ). 
  • Học tập là niềm tự hào của mỗi bạn học sinh. (Chủ ngữ “học tập” là một động từ). 

Trong thực tế, dù là một thành phần chính của câu nhưng trong một số trường hợp, chủ ngữ bị người nói lược bỏ đi. Việc lược bỏ này có thể khiến cho câu nói trở nên cốc lộc, bất lịch sự, thiếu văn minh. Vì vậy khi giao tiếp, chúng ta cần phải nói đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để câu có cấu trúc hoàn chỉnh, diễn đạt ý trọn vẹn và đặc biệt là không gây ra hiểu lầm, xung đột không đáng có khi giao tiếp. 

Ví dụ, thay vì câu không có chủ ngữ “Đang học bài” thì chúng ta nên nói “Con/ em/ anh/ chị/ tớ đang học bài”. Như vậy, câu nói sẽ trở nên có ngữ điệu, có cảm tình và không bị cốc lốc, không bị đánh giá là thiếu lịch sự.

Bài viết tham khảo: Trợ từ là gì? Các loại trợ từ. Phân biệt trợ từ và thán từ

Vị ngữ là gì?

Tương tự như chủ ngữ, vị ngữ là một thành phần chính, bắt buộc phải có để cấu trúc câu được hoàn chỉnh và người nói có thể diễn đạt được một ý trọn vẹn. 

Vị ngữ là thành phần thể hiện hoạt động, tính chất, trạng thái, đặc điểm, bản chất,… của người/ vật/ hiện tượng được chủ ngữ đề cập đến.

Vị ngữ có thể là động từ/ cụm động từ, danh từ/ cụm danh từ hoặc tính từ/ cụm tính từ. Một câu có thể có duy nhất một vị ngữ hoặc cũng có thể có nhiều vị ngữ. 

Vị ngữ thường được dùng để trả lời cho các câu hỏi như: Như thế nào? Làm cái gì? Là gì?,… 

vị ngữ
Khái niệm vị ngữ

Ví dụ về vị ngữ: 

  • Cô ấy đang xem phim. (Vị ngữ “đang xem phim). 
  • Bộ quần áo này đẹp quá! (Vị ngữ “đẹp quá”)
  • Chiếc tủ này gỗ tốt lắm. (Vị ngữ “gỗ tốt lắm” và vị ngữ của câu này là một cụm chủ – vị). 
  • Hoa dọn nhà, trông em và nấu cơm. (Vị ngữ “dọn nhà, trông em và nấu cơm”). 

Cách nhận biết chính xác chủ ngữ và vị ngữ

Khi đã hiểu rõ chủ ngữ là gì, vị ngữ là gì thì việc nhận biết 2 thành phần này cũng cực kỳ đơn giản. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết chủ ngữ và vị ngữ chuẩn chỉnh 100%: 

Cách nhận biết chủ ngữ là gì?

  • Thường đứng đầu câu và đứng trước vị ngữ. 
  • Chủ thể mà chủ ngữ đề cập đến là con người, sự vật, hiện tượng,… 
  • Trả lời cho các dạng câu hỏi như: Ai? Con gì? Cái gì? Hiện tượng gì đã xảy ra?…

Ví dụ: Linh là học sinh giỏi nhất của tôi.

Trong câu hỏi trên, “Linh” là chủ ngữ và có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau: 

  • “Linh” là một danh từ riêng chỉ người. 
  • Trả lời cho câu hỏi “Ai là học sinh giỏi nhất của tôi?”. 

Cách nhận biết vị ngữ

  • Nhận biết vị ngữ qua từ nối với chủ ngữ. 
  • Vị ngữ đề cập đến đặc điểm, hành động trạng thái, tính chất,… của chủ thể được chủ ngữ nhắc đến. 
  • Trả lời cho các câu hỏi như: Như thế nào? Làm cái gì? Là gì?…

Ví dụ: Linh là học sinh giỏi nhất của tôi. 

Chúng ta có thể xác định vị ngữ của câu trên như sau: 

  • Thông qua câu hỏi “Linh là gì?”
  • Vị ngữ “học sinh giỏi nhất của tôi” đề cập đến đặc điểm của chủ thể (Linh) được nhắc đến trong vị ngữ. 
chủ ngữ, vị ngữ là gì
Cách nhận biết chính xác chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Một số thành phần phụ khác trong câu

Ngoài chủ ngữ và vị ngữ, trong câu còn có rất nhiều thành phần phụ khác như: 

Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, phương tiện, mục đích, cách thức, kết quả,… của sự vật, sự việc được đề cập đến trong câu. 

Trạng ngữ thường bổ sung cho các câu hỏi như: Ở đâu? Vì sao? Khi nào? Bao giờ? Bằng cách nào? Để làm gì?..

Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu và ngăn cách với thành thần chính bằng dấu phẩy. Hoặc cũng có thể đứng giữa câu hoặc đứng cuối câu. 

Ví dụ về trạng ngữ: 

  • Ngày mai, tôi sẽ đi Sapa với gia đình. (Trạng từ chỉ thời gian) 
  • Để đạt được điểm cao trong kỳ thi này, tôi đã phải nỗ lực rất nhiều. (Trạng từ chỉ mục đích)
  • Thi thoảng, tôi lại về quê thăm ông bà nội. (Trạng từ chỉ thời gian)
  • Với giọng hát ấm áp, cô ấy đã chinh phục được ban giám khảo. (Trạng từ chỉ cách thức)
  • Trước cổng trường, các cô lao công đang quét rác. (Trạng từ chỉ địa điểm)
  • Tôi cố gắng chăm chỉ học tập vì một tương lai tốt đẹp hơn. (Trạng từ chỉ nguyên nhân). 

Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ/ tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ/ tính từ đó. 

Ví dụ về bổ ngữ: 

  • Bài hát rất hay. 
  • Gió thổi mạnh. 

Định ngữ

Định ngữ là thành phần phụ trong câu, có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ/ cụm danh từ. 

Ví dụ về định ngữ: 

  • Cô ấy có mái tóc đen mượt mà. 
  • Cuốn sách bố tặng rất hay. 
  • Ngôi nhà này là thành quả sau hơn 5 năm cố gắng của tôi. 

Bài tập nhận biết chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần khác trong câu

Ví dụ: Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong những câu văn dưới đây!

  1. Những bông hoa đang lắc lư mình theo nhịp gió dưới cái nắng nhẹ của mùa thu.
  2. Bằng sự cố gắng của mình, Hoa đã đỗ thủ khoa trường Sân Khấu Điện Ảnh.
  3. Vì còn sớm, Hồng đã tranh thủ giúp mẹ quét nhà trước khi đi học. 
  4. Mới hơn 5 giờ chiều, trời đã tối rồi!
  5. Tại ngôi nhà này, cô ấy đã cất tiếng nói đầu tiên. 

Lời giải:

STT Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ
1 Những bông hoa Đang lắc lư mình theo nhịp gió Dưới cái nắng nhẹ của mùa thu.
2 Hoa Đã đỗ thủ khoa trường Sân Khấu Điện Ảnh Bằng sự cố gắng của mình
3 Hồng Đã tranh thủ giúp mẹ quét nhà trước khi đi học Vì còn sớm
4 Trời Đã tối rồi Mới hơn 5 giờ chiều
5 Cô ấy Đã cất tiếng nói đầu tiên Tại ngôi nhà này

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi chủ ngữ là gì, vị ngữ là gì và cách nhận biết 2 thành phần chính này trong câu. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hay và bổ ích!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *