Chuyển động cơ là gì? Cho ví dụ minh họa về chuyển động cơ học

Chuyển động cơ là kiến thức nền tảng cơ bản để học tốt các chuyên đề về chuyển động thẳng, chuyển động thẳng biến đối đều,… Vậy chuyển động cơ là gì? có những loại chuyển động nào? Hãy cùng supperclean.vn ôn luyện về nội dung kiến thức này trong bài viết dưới đây nhé!

Chuyển động cơ là gì?

Chuyển động cơ là sự thay đổi về vị trí của vật so với vật khác (vật mốc) theo thời gian. Chuyển động cơ còn được gọi là chuyển động cơ học hay gọi tắt là chuyển động. Vì vậy, với các câu hỏi như chuyển động cơ học là gì lớp 8 hay chuyển động là gì, bạn có thể vận dụng cách giải thích trên.

Chuyển động cơ là sự dịch chuyển của vật thể theo thời gian
Chuyển động cơ là sự dịch chuyển của vật thể theo thời gian

Ví dụ về chuyển động cơ học

Để bạn đọc dễ hình dung khái niệm chuyển động cơ là gì, supperclean.vn sẽ đưa ra một vài ví dụ minh họa sau:

  • Con tàu chở cá đang di chuyển trên biển. => Vật mốc: Mặt biển
  • Con tàu đang rời ga. => Vật mốc: Ga tàu
  • Người đi bộ đang di chuyển trên đường so với cột mốc. => Vật mốc: Cột mốc
  • Một người ngồi trên xe ô tô chuyển động so với cây bên đường. => Vật mốc: Cây bên đường.

Các khái niệm liên quan đến chuyển động cơ học

Để hiểu và làm tốt các dạng bài tập về chuyển động cơ học, bạn cần nắm rõ các khái niệm sau:

Vật mốc là gì?

Vật mốc là một vật bất kỳ được chọn làm mốc; thường là Trái Đất hoặc những vật cố định gắn liền với Trái Đất như cây cối, nhà cửa, biển hiệu,… Trong các bài tập về chuyển động, người có thể chọn các vật đang di chuyển để làm mốc. Vì vậy, bạn cần đọc và tìm hiểu đề thật kỹ để tránh sự sai sót.

Vật mốc là vật được chọn làm mốc để kiểm tra xem vật chuyển động hay đứng yên
Vật mốc là vật được chọn làm mốc để kiểm tra xem vật chuyển động hay đứng yên

Vật đứng yên là gì? Thế nào là vật đứng yên?

Một vật đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi theo thời gian so với vật mốc. Ví dụ như sau:

  • Biến báo giao thông đứng yên so với mặt đường.
  • Các lớp học đứng yên so với sân trường.
  • Cột mốc đang đứng yên so với hàng cây bên lề đường.
  • Cuốn sách đứng yên so với mặt bàn.

Chất điểm là gì?

Trong chuyển động, một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của vật rất nhỏ so với độ dài đường đi. Chất điểm có khối lượng và chính là khối lượng của vật.

Ví dụ về chất điểm:

  • Bạn lái xe từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh, mặc dù chiếc xe có kích thước lớn nhưng so với quãng đường Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh thì nó không đáng kể. Vì vậy, chiếc xe được coi là chất điểm.
  • Con tàu di chuyển trên biển, kích thước con tàu không đáng kể so với biển nên con tàu là chất điểm.
  • Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời nhưng kích thước của nó so với bán kính quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời cũng không đáng kể. Vì vậy, Trái Đất được xem là chất điểm trong chuyển động này.

Qũy đạo là gì?

Qũy đạo là tập hợp tất cả các vị trí của chất điểm khi nó chuyển động tạo ra một đường nhất định. Hay nói cách khác, quỹ đạo là đường mà vật chuyển động vạch ra.

Ví dụ về quỹ đạo:

  • Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời vạch ra một đường quỹ đạo gần giống với hình tròn.
  • Kim giờ chuyển động trên đồng hồ vạch ra đường quỹ đạo tròn.
Chuyển động của quả cầu khi chuyền từ người này sang người khác là một quỹ đạo cong
Chuyển động của quả cầu khi chuyền từ người này sang người khác là một quỹ đạo cong

Tính tương đối của chuyển động cơ là gì?

Một vật đang chuyển động hoặc đang đứng yên đều có tính tương đối. Nguyên nhân là bởi khi cùng xét một vật, nó có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Vì vậy, tính tương đối của chuyển động sẽ phụ thuộc vào vật mốc.

Ví dụ: Người ngồi trên ô tô đang chuyển động so với mặt đường hoặc cây bên đường. Tuy nhiên, người ngồi trên ô tô đang đứng yên so với chiếc ô tô hoặc so với các hành khách khác.

Các dạng chuyển động cơ bản thường gặp

Chuyển động thẳng

Khi vật chuyển động thẳng sẽ tạo thành quỹ đạo là một đường thẳng. Ví dụ, một hòn đá rơi từ tầng 20 xuống tầng 1.

Chuyển động cong

Đây là chuyển động có quỹ đạo là một đường cong. Ví dụ khi chơi bóng bàn, quả bóng được chuyền qua chuyền lại tạo thành quỹ đạo cong.

Chuyển động tròn

Đối với chuyển động tròn, vật chuyển động sẽ tạo thành quỹ đạo là một đường tròn. Ví dụ như chuyển động của kim đồng hồ, chuyển động của bánh xe máy,…

Kim đồng hồ quay hình thành quỹ đạo tròn
Kim đồng hồ quay hình thành quỹ đạo tròn

Cách làm bài tập về chuyển động cơ là gì?

Có 2 dạng bài tập thường gặp trong chuyển động là:

– Dạng số 1: Xác định vật đang chuyển động hay đứng yên:

Trong thực tế, ta có thể dễ dàng xác định xem vật đang đứng yên hay chuyển động bằng mắt thường. Tuy nhiên trong vật lý, muốn nhận được biết được thì ta sẽ dựa vào vị trí của vật so với vật được chọn làm mốc.

  • Nếu vị trí của vật A thay đổi so với vật B theo thời gian thì có nghĩa là vật A đang chuyển động so với vật B. Khi đó, vật B là vật được chọn làm mốc.
  • Nếu vị trí của vật A không thay đổi so với vật B theo thời gian thì tức là vật A đang đứng yên so với vật B.

– Dạng số 2: Chứng minh tính tương đối của vật chuyển động hoặc đứng yên:

Đối với dạng bài tập này, bạn cần chỉ ra 3 đối tượng A, B, C với nguyên tắc sau: A chuyển động so với B nhưng đứng yên so với C. Lúc này, bài toán sẽ quay trở về dạng số 1.

Phương pháp làm bài tập về chuyển động cơ học
Phương pháp làm bài tập về chuyển động cơ học

Bài tập về chuyển động

Bài tập số 1: Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?

  • A. Quả tạo rụng từ trên cây xuống đất.
  • B. Sự di chuyển của các đám mây trên bầu trời.
  • C. Quả lắc đồng hồ đung đưa.
  • D. Sự thay đổi về đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.

Lời giải:

Chọn đáp án d. Vì không có sự thay đổi của vật này so với vật khác theo thời gian nên không phải là chuyển động cơ học.

Bài tập số 2: Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học và chỉ ra vật mốc?

Lời giải:

  • Viên đạn bay trong không khí. => Vật mốc: Chiếc súng dùng để bắt viên đạn hoặc cây bên đường,…
  • Trái Đất quay quanh Mặt Trời. => Vật mốc: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
  • Hành khách ngồi trên con tàu đang rời ga. => Vật mốc: Ga tàu

Bài tập số 3: Câu nói sau có đúng trong mọi trường hợp hay không?

“Nếu khoảng cách từ vật đến vật mốc không thay đổi thì có nghĩa là vật đó đang đứng yên so với vật mốc”.

Lời giải:

Không. Bởi nếu vật mốc được chọn là tâm đường tròn, vật chuyển động trên quỹ đạo tròn đó với vật mốc là tâm và bán kính R thì khoảng cách giữa vật chuyển động giữa vật mốc và vật luôn là R. Tuy nhiên, vật đó không đứng yên mà nó vẫn đang chuyển động.

XEM THÊM: Gia tốc là gì? Công thức tính & phân loại các loại gia tốc

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ chuyển động cơ là gì. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về chủ đề này thì hãy bình luận bên dưới cho supperclean.vn biết nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *