Cốt truyện được xem là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về câu chuyện. Vậy cốt truyện là gì? Cốt truyện gồm những thành phần nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết này của supperclean.vn để hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Cốt truyện là gì? Cốt truyện tiếng Anh là gì?
Cốt truyện là một chuỗi hệ thống các biến cố, sự kiện, hành động được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Cốt truyện là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Trong tiếng Anh, cốt truyện là storyline, có phiên âm là stɔː.ri.laɪn.
Ví dụ về cốt truyện Sọ dừa:
- Sọ Dừa là cậu bé có hình dáng xấu xí, không giống người thường, được một người phụ nữ lớn tuổi sinh ra sau một lần uống nước trong cái sọ dừa khi vào rừng nhặt củi. Khi trưởng thành, cậu đi chăn bò thuê cho nhà phú ông.
- Sọ dừa nhờ mẹ đến hỏi cưới con gái phú ông nhưng bị hai cô chị chê bai, chỉ có cô út đồng ý. Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng nhưng Sọ Dừa đều đáp ứng được.
- Đến ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dạng con người và đến đón cô Út.
- Sau khi kết hôn, cả hai có cuộc sống hạnh phúc và Sọ Dừa đỗ trạng nguyên, được cử đi sứ.
- Hai cô chị tìm cách hãm hại cô em nhưng may mắn cô em thoát chế và sống trên đảo hoang.
- Cuối cùng, hai vợ chồng đoàn tụ và sống với nhau hạnh phúc đến cuối đời.
Phân loại cốt truyện
Có thể chia cốt truyện thành 2 loại, đó là:
- Cốt truyện đơn tuyến: Hay còn gọi là cốt truyện đơn giản, chỉ gồm một vài nhân vật với một tình huống cụ thể. Truyện có cốt truyện đơn giản chủ yếu là truyện dân gian hoặc một số tác phẩm truyện ngắn. Ví dụ như Tắt đèn, Bỉ vỏ, Sọ dừa, Thánh gióng,…
- Cốt truyện đa tuyến: Đây là loại cốt truyện có diễn biến phức tạp và đa dạng tính cách nhân vật. Từ đó, tái hiện nhiều cuộc đời trên các bình diện khác nhau. Một vài tác phẩm có cốt truyện đa tuyến như Vỡ bờ, Bão biển,…
Đặc điểm của cốt truyện là gì?
Khái niệm về cốt truyện là gì lớp 6 đã được supperclean.vn giải đáp ở trên. Vậy cốt truyện có những đặc điểm gì? Dưới đây là các đặc điểm của cốt truyện:
- Cốt truyện gồm có nhiều chuỗi sự kiện nhằm khái quát những xung đột xảy ra trong cuộc sống. Thông qua cốt truyện, tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
- Bộc lộ tính cách và mối quan hệ giữa các nhân vật.
- Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của tất cả các tác phẩm văn học; tức là vẫn có những tác phẩm không có cốt truyện.
- Cốt truyện phản ánh sự sáng tạo của tác giả.
Cốt truyện gồm những phần nào?
Cốt truyện được chia thành 5 phần chính, đó là:
Phần trình bày
Có nhiệm vụ giới thiệu khái quát về bối cảnh cũng như các nhân vật của tác phẩm. Thông qua phần trình bày, người đọc có thể hiểu sơ bộ về lai lịch, tài năng,… và mối quan hệ của các nhân vật. Trong phần này, mâu thuẫn chưa xuất hiện và phát triển. Cũng không có sự kiện đặc biệt giúp thay đổi tình thế hay đặt nhân vật trước các thử thách.
Ví dụ trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, phần trình bày là cảnh lý trưởng đi thu thuế ở đình làng, cảnh đói nghèo của gia đình chị Dậu.
Phần tạo thắt nút
Tạo thắt nút của cốt truyện là gì? Đây là khởi điểm xảy ra mâu thuẫn và xung đột; được đánh dấu bằng một sự kiện đặc biệt nào đó. Sự kiện này sẽ đặt nhân vật trước sự lựa chọn và yêu cầu nhân vật tham gia vào xung đột.
Trong cốt truyện, phần thắt nút không dài nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng bộc lộ trực tiếp mâu thuẫn được tích tụ và đặt nhân vật trước những thử thách. Sự kiện này có tác dụng thay đổi tình tế ban đầu và lôi cuốn nhiều nhân vật cùng tham gia. Qua đó, các nhân vật sẽ bộc lộ tính cách, phẩm chất và tài năng của bản thân.
Trong tác phẩm Tắt đền, phần thắt nút là cảnh bọn lính lệ và tuần đinh đến đánh đập anh Dậu để đòi sưu thuế.
Phần phát triển tình huống
Phần này bao gồm rất nhiều sự kiện và biến cố khác nhau; được vận động qua các mối quan hệ và mâu thuẫn xảy ra. Đây là phần dài nhất của cốt truyện; bao gồm toàn bộ sự kiện từ thắt nút cho đến trước khi xảy ra cao trào. Nhân vật được đặt trong nhiều cảnh ngộ và xung đột nên bộc lộ rõ tính cách của bản thân. Từ đó, cốt truyện sẽ bước vào giai đoạn đỉnh điểm (cao trào).
Phần phát triển của Tắt đèn được thể hiện qua các sự kiện như:
- Mấy đứa con của chị Dậu bị bỏ đói
- Chồng bị bắt, chị Dậu phải tất cả ngược xuôi để tìm cách chạy vạy
- Người nhà lí trưởng trả đưa anh Dậu trở lại trong tình trạng mê man bất tỉnh, cái xác lạnh ngắt
Phần cao trào
Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của cốt truyện; là thời điểm mà xung đột phát triển đến độ gay gắt, đòi hỏi cần được giải quyết theo một chiều hướng nhất định.
Cao trào chỉ là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhân vật chính. Nó ý nghĩa ý quyết định về số phần đối với nhân vật.
Phần cao trào của Tắt đèn là cảnh chị Dậu bị dồn vào đường cùng đã túm lấy người nhà lí trưởng lẳng một cái, ngã nhào ra thềm.
Phần mở nút
Mở nút cốt truyện là gì? Thực chất, đây là phần kết thúc, là sự kiện xảy ra ngay sau cao trào. Mở nút là bước chấm dứt quá trình phát triển và giải quyết xung đột.
Tuy nhiên, sự kết thúc của các tác phẩm cũng rất đa dạng. Có thể là kết thúc đánh dấu sự giải quyết trọn vẹn xung đột. Cũng có kết thúc tuy đã xóa bỏ xung đột nhưng các mâu thuẫn vẫn tiếp tục căng thẳng hoặc chưa được xóa bỏ hoàn toàn.
Trong tác phẩm Tắt đèn, mở nút là lúc chị Dậy bị bắt lên hầu quan. Sau đó là xa chồng con đi làm vú hần quan cố. Đặc biệt là phân cảnh chị choàng dậy mở cửa té ra sân: “Trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị”.
Cốt truyện không nhất thiết phải có đầy đủ các phần như trên. Cũng không nhất thiết phải trình bày theo thứ tự trước sau như vậy. Có những cốt truyện mở đầu bằng cách đặt người đọc vào dòng chảy của quá trình phát triển truyện. Có những tác phẩm lại lồng ghép theo kiểu “truyện trong truyện”,…. Tất cả đều là dụng ý nghệ thuật của tác giả nhằm nhấn mạnh hoặc truyền tải một thông điệp nhất định.
Vai trò của cốt truyện là gì?
Cốt truyện có vai trò rất quan trọng trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Cốt truyện đóng vai trò là cách để xây dựng và triển khai các sự kiện, mối quan hệ giữa các nhân vật. Nó bao gồm các sự kiện, biến cố và hành động trong tác phẩm, tạo nên một câu chuyện có tính logic và hấp dẫn. Bên cạnh đó, cốt truyện còn giúp khán giả hoặc độc giả hiểu rõ hơn về các nhân vật, tình huống và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Giải đáp một số thắc mắc về cốt truyện
Ngoài câu hỏi cốt truyện trong tác phẩm văn học là gì, còn rất nhiều thắc mắc liên quan đến cốt truyện như:
Cơ sở hình thành cốt truyện là gì?
Có 2 cơ sở chung để hình thành cốt truyện, đó là:
- Cơ sở khách quan: Đây là xung đột xã hội; được tác giả thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong tác phẩm của mình. Bởi vậy, cốt truyện thường mang tính lịch sử.
- Cơ sở chủ quan: Thông qua cốt truyện, tác giả vừa thể hiện xung đột xã hội vừa bày tỏ cảm xúc và đánh giá chủ quan đối với cuộc sống. Đó chính là yếu tố chủ quan của cốt truyện.
Truyện không có cốt truyện là gì?
Truyện không có cốt truyện là những loại truyện không có tình huống ly kỳ lắt léo, không thể tóm tắt và khó có thể kể lại được do kỹ thuật “tự ý dòng ý thức” của tác giả. Những tác phẩm này thường có sự đan xen phức tạp giữa yếu tố tự sự với trữ tình và miêu tả nội tâm nhân vật.
Thạch Lam là nhà văn thành công nhất với nhiều tác phẩm truyện không có cốt truyện. Truyện ngắn của ông đậm chất trữ tình, không đi sâu vào mâu thuẫn hiện thực, không tạo dựng các tình huống kịch tính mà tập trung khám phá tâm hồn con người.
XEM THÊM:
Trên đây là bài viết tổng hợp toàn bộ thông tin về cốt truyện là gì lớp 4, mong rằng sẽ thật hữu ích với quý bạn đọc. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể khám phá chi tiết nhiều điều thú vị hơn trong cuộc sống nhé!