Miêu tả là một trong các dạng văn cơ bản mà chúng ta được tiếp xúc đầu tiên với bộ môn Ngữ Văn. Vậy miêu tả là gì? Có những loại văn miêu tả nào? Cách làm bài văn miêu tả chi tiết ra sao? Tất cả thông tin sẽ được supperclean.vn bật mí trong bài viết này nhé.
Contents
Khái niệm miêu tả là gì?
Miêu tả hay nghệ thuật miêu tả là việc sử dụng ngôn ngữ để tái hiện và làm nổi bật sự vật, sự việc, con người được nhắc đến. Từ đó giúp người đọc có thể hình dung rõ hơn về đối tượng đó.
Văn miêu tả là gì?
Văn miêu tả là một thể loại văn học quen thuộc mà chúng ta được tiếp cận ngay từ khi bắt đầu làm quen với bộ môn Ngữ Văn. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe có thể hình dung rõ nét về đặc điểm, tính chất của sự vật,… Trong văn miêu tả, khả năng diễn đạt bằng ngôn từ và năng lực quan sát là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, chúng cũng cần tới tính sáng tạo và liên tưởng.
Đặc điểm của văn bản miêu tả là gì?
- Có tính thẩm mỹ cao: Văn miêu tả không chỉ tái hiện lại sự vật, hiện tượng mà còn đòi hỏi người viết phải có tính thẩm mỹ cao.
- Sự chân thật: Để làm văn miêu tả, người viết cần dựa vào hình ảnh ngoài đời, quan sát sự vật – hiện tượng để làm. Vì vậy, dù có sáng tạo hay liên tưởng đến đâu thì cần phải gắn liền với sự chân thật.
- Ngôn ngữ sống động: Ngôn ngữ trong văn miêu tả rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có nhịp điệu khiến người đọc dễ hình dung và ghi nhớ. Bên cạnh đó, văn miêu tả thường kết hợp sử dụng với các biện pháp như liên tưởng, nhận xét, so sánh,… để làm nổi bật sự vật.
- Thể hiện khả năng quan sát và tư duy thẩm mỹ của người viết: Khả năng quan sát và tư duy của mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, mỗi đoạn văn miêu tả đều mang trong mình vẻ đẹp độc nhất, thể hiện rõ nét tư duy thẩm mỹ của người viết. Khi miêu tả càng chi tiết thì khả năng kết nối và gây ấn tượng với người đọc càng lớn, giúp họ theo dõi câu chuyện dễ dàng và lâu hơn.
Mục đích của văn miêu tả là gì?
Giúp người đọc dễ dàng hình dung về sự vật
Văn miêu tả có vai trò giúp cho câu chuyện thêm chi tiết hơn, khơi gợi khung cảnh quen thuộc trong trí tưởng tượng của người đọc. Nhờ vậy, người đọc có thể hình dung rõ hơn về sự vật, đối tượng được nhắc đến mà không cần quan sát trực tiếp.
Tạo kết nối và dẫn dắt người đọc vào mạch truyện
Không chỉ tạo dựng bối cảnh giúp người đọc liên tưởng, miêu tả còn giúp nội dung bài viết có cảm xúc hơn. Từ đó có thể gây ấn tượng, thu hút và dẫn dắt người đọc vào mạch truyện dễ hơn.
Phân loại văn miêu tả
Khái niệm về yếu tố miêu tả là gì đã được mình giải thích chi tiết ở trên. Vậy có những dạng văn miêu tả nào? Các loại phổ biến nhất là:
- Văn tả cảnh: Yêu cầu người viết tái hiện lại cảnh vật thiên nhiên. Đôi khi là hiện tượng tự nhiên hoặc một cảnh vật xung quanh chúng ta. Ví dụ: Tả quê em buổi sáng sớm, tả cánh đồng lúa chín, tả cảnh hoàng hôn, tả cây bưởi,…
- Văn tả người: Để tả người, chúng ta sẽ tập trung vào các đặc điểm như ngoại hình, dáng đi, cử chỉ, tính cách, hành động, lời nói, cách cư xử,… Ví dụ: Tả người bạn yêu quý nhất, tả người bạn cùng bạn, tả thầy/ cô giáo,…
- Tả con vật: Yêu cầu người làm sẽ tả một con vật mà bạn yêu thích nhất như chó, mèo, lợn,… Tả con vật thường thiên nhiên về mô tả dáng vẻ bên ngoài và các hoạt động của chúng.
XEM THÊM: Tình thái từ là gì? Ví dụ và bài tập về tình thái từ
Hướng dẫn làm văn miêu tả
Yêu cầu khi làm văn miêu tả là gì?
- Mô tả chi tiết về sự vật, sự việc hoặc đối tượng bạn muốn miêu tả
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu và kết hợp nhiều biện pháp tu từ như so sánh, liên tưởng,….
- Không miêu tả dài dòng, miêu tả các đặc điểm không cần thiết khiến người đọc chán nản, mất hứng thú.
- Tập trung vào những lời nhận xét, đánh giá để tạo sự kết nối với người đọc.
- Tùy theo mục đích và đối tượng để sử dụng văn phong miêu tả phù hợp.
Cách làm văn miêu tả
– Lưu ý 1: Quan sát kỹ đối tượng miêu tả
Quan sát là kỹ năng quan trọng khi làm văn miêu tả, quyết định trực tiếp đến chất lượng bài viết. Nếu bạn quan sát tốt thì bài viết sẽ trau chuốt và tỉ mỉ hơn. Ngược lại, nếu ít tập trung khi quan sát thì bài viết sẽ rất khô khan, hời hợt và ít hình ảnh.
– Lưu ý 2: Chọn hướng triển khai phù hợp
Ngoài việc hiểu rõ khái niệm văn miêu tả là gì, khi làm bài, bạn cần lựa chọn bố cục triển khai phù hợp thì bài văn sẽ súc tích và mạch lạc hơn. Có 2 dạng bố cục phổ biến, đó là:
- Đi từ tổng quan đến chi tiết: Phù hợp với dạng văn tả ảnh, giúp thể hiện chiều sâu của cảnh vật và người đọc dễ dàng mường tượng ra khung cảnh. Với phương pháp này, ta sẽ bắt đầu từ bức tranh tổng quát rồi miêu tả chi tiết các sự vật nhỏ bên trong.
- Đi từ chi tiết nổi bật đến các chi tiết ít nổi bật hơn: Phù hợp với văn miêu tả con người, động vật và đồ vật. Kiểu bố cục này cũng đi từ yếu tố tổng quan, tức là lựa chọn các chi tiết về kích thước, hình dáng của đối tượng để phác họa. Sau đó, điểm vào các chi tiết nổi bật của đối tượng như tính cách, chất liệu,…. rồi đến các chi tiết ít nổi bật hơn.
XEM THÊM: Câu cảm thán là gì? Đặc điểm, vai trò và ví dụ minh họa
– Lưu ý 3: Sử dụng từ ngữ phù hợp với đối tượng
Để bài văn miêu tả trở nên hay và hấp dẫn, người viết phải có vốn từ vựng rộng. Sử dụng các tính từ sẽ giúp câu văn trở nên sâu sắc và có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, cần lựa chọn tính từ phù hợp với đối tượng miêu tả để dễ dàng chạm đến cảm xúc người nghe. Tránh lỗi dùng sai từ khiến câu văn bị đa nghĩa, lủng củng làm người đọc khó hiểu.
Ví dụ: Cây đa đứng sừng sững đầu làng. => Tính từ “sừng sững” không phù hợp với đối tượng “ cây đa” bởi nó tạo cảm giác đồ sộ, to lớn cho cây bàng.
Ngoài dùng tính từ, hãy sử dụng thêm các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ để câu văn thêm sinh động. Đồng thời giúp người đọc liên tưởng rõ nét hơn về đối tượng.
– Lưu ý 4: Thêm thắt các yếu tố biểu cảm
Khi làm văn miêu tả, miêu tả là phương thức biểu đạt chính. Tuy nhiên, bạn cần chú ý thêm thắt yếu tố cảm xúc. Chúng sẽ giúp bài văn có chiều sâu tốt hơn và dễ dàng chiếm lấy cảm tình của người đọc.
XEM THÊM: Câu trần thuật là gì? Đặc điểm, chức năng và dấu hiệu nhận biết
Dàn ý chung của bài văn miêu tả
Bước lập dàn ý được tiến hành sau khi quan sát đối tượng và trước bước viết bài. Dưới đây là dàn ý chung dành cho dạng văn miêu tả:
Mở Bài | Thân Bài | Kết bài |
|
|
Nhận xét / nêu cảm nghĩ về đối tượng. |
Một số câu hỏi liên quan
Phương thức biểu đạt miêu tả là gì?
Phương thức miêu tả là phương thức mà người viết (tác giả) dùng ngôn ngữ giúp người đọc/ người nghe dễ dàng hình dung được sự việc/ sự vật được nói đến. Để nhận thức phương thức biểu đạt miêu tả của đoạn văn, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Thường sử dụng các động từ, tính từ mạnh kết hợp với biện pháp tu từ để miêu tả đối tượng.
- Chứa nội dung miêu tả chi tiết về hình dáng bên ngoài và nội tâm bên trong của sự vật.
Xây dựng bố cục cho bài văn tả người, tả cảnh và tả con vật
– Bố cục bài văn tả cảnh:
Mở Bài | Thân Bài | Kết bài |
Giới thiệu về cảnh sắp được tả. | Tập trung tả cảnh theo thứ tự nhất định như:
|
Phát biểu cảm nhận của bản thân về cảnh vật đó. |
– Bố cục bài văn tả người/ tả con vật:
Mở Bài | Thân Bài | Kết bài |
|
|
Nêu cảm nghĩ cá nhân về đối tượng đó. |
Kết bài:
Bố cục bài văn tả người
Sự khác biệt giữa văn tự sự và miêu tả là gì?
- Văn tự sự: Yếu tố chính là tự sự (kể), có sử dụng yếu tố miêu tả nhưng rất ít. Văn tự sự thường kể theo một trình tự nhất định với nhân vật, các sự kiện/ diễn biến và kết quả.
- Văn miêu tả: Yếu tố chính là miêu tả. Tác giả sẽ tập trung miêu tả về ngoại hình, tính cách và các đặc điểm riêng biệt của đối tượng bằng việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
Trên đây là bài viết giải thích khái niệm văn miêu tả là gì lớp 6, lớp 4 và một số thông tin liên quan. Mong rằng sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc trong quá trình ôn luyện hơn nhé!