Franchise là gì? Thông tin chi tiết từ A-Z về mô hình franchise business

Franchise đang là hình thức kinh doanh phổ biến và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn thời gian gần đây. Vậy franchise là gì? Mô hình kinh doanh này có gì nổi bật? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Franchise là gì?

Franchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh, nhượng quyền thương mại. Đây là một phương thức kinh doanh đặc biệt, trong đó chủ thương hiệu cho phép một cá nhân hoặc tổ chức (gọi chung là bên nhận quyền) kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mình tại một khu vực cụ thể. 

Franchise là gì?
Franchise là gì?

Franchise gồm có 2 thành phần, đó là: bên nhượng quyền (Franchisor) và bên nhận nhượng quyền (Franchisee). Bên nhượng quyền có nhiệm vụ cung cấp cho đối tác công thức, mô hình kinh doanh, cách thức vận hành,… tùy theo điều khoản hợp đồng. Đồng thời, hỗ trợ bên nhận nhượng quyền về mặt quảng bá thương hiệu, hướng dẫn vận hành kinh doanh,…  

Các chi phí đầu tư về nhân lực, cơ sở hạ tầng,… sẽ do bên nhận nhượng quyền đảm nhận. Franchisee phải chi trả cho Franchisor một khoản phí sử dụng thương hiệu hoặc chiết khấu doanh thu trong khoảng thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình kinh doanh, khuôn mẫu,… do bên nhượng quyền cung cấp. 

Master franchise là gì?

Master franchise là đại lý nhượng quyền độc quyền. Đối với hình thức này, chủ thương hiệu sẽ chọn đối tác tại một khu vực hoặc quốc gia để nhượng quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu. Đối tác có thể là một cá nhân, công ty và phạm vi được độc quyền kinh doanh có thể là thành phố hoặc cả một quốc gia. 

Để nhận master franchise, bên mua nhượng quyền phải chi trả khoản phí cao hơn so với franchise riêng lẻ. Bù lại, họ có quyền chủ động mở thêm nhiều cửa hàng hoặc bán lại franchise cho bất kỳ ai, miễn sao nằm trong khu vực mình kiểm soát. 

Khi đó, đại lý nhượng quyền độc quyền sẽ là người đứng ra ký kết hợp đồng với franchise. Họ sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho franchise thay thế cho chủ thương hiệu. Phần phí thu được từ franchise sẽ được chủ thương hiệu chia sẻ master franchise theo tỷ lệ thỏa thuận. Thông thường, master franchise sẽ được tỷ lệ nhiều hơn so với chủ thương hiệu vì họ đã mất công sức và chi phí để tìm kiếm đối tác. 

Master franchise phải chi trả khoản phí nhượng quyền cao hơn nhưng nhận được nhiều lợi ích hơn
Master franchise phải chi trả khoản phí nhượng quyền cao hơn nhưng nhận được nhiều lợi ích hơn

Nguồn gốc của mô hình franchise là gì?

Theo nhiều tài liệu ghi chép, mô hình kinh doanh nhượng quyền sơ khai xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17 – 18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, mô hình này chính thức được thừa nhận và phát triển tại Hoa Kỳ từ khoảng giữa thế kỷ 19. Dấu mốc là nhà máy sản xuất máy khâu Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền cho đối tác của mình. 

Tuy nhiên, phải mãi sau những năm 1945 thì franchise mới thực sự phát triển. Khi đó, rất nhiều khách sạn, nhà hàng, hệ thống kinh doanh ra đời. Từ những năm 60, franchise trở nên thịnh hành tại nhiều quốc gia phát triển như Pháp, Anh, Mỹ,…

Các hình thức franchise

Chắc hẳn bạn đã hiểu về franchise là gì rồi phải không? Vậy có những hình thức nhượng quyền nào? Theo như mình tìm hiểu, hiện nay đang có 4 hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến là:

Management Franchise

Đây là hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý. Tức là ngoài việc sang nhượng sở hữu thương hiệu, công thức kinh doanh, mô hình,… bên nhượng quyền còn hỗ trợ bên nhận nhượng quyền về người quản lý và điều hành. 

Full Business Format Franchise

Full Business Format Franchise là gì? Đây là mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện. Khi đó, bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm sau: 

  • Hệ thống kinh doanh: chính sách quản lý, mô hình, chiến lược kinh doanh, cẩm nang điều hành,…
  • Công nghệ sản xuất
  • Bí quyết kinh doanh
  • Hệ thống thương hiệu
  • Sản phẩm/ dịch vụ

Trong khi đó, bên nhận nhượng quyền phải thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí, bao gồm: phí nhượng quyền ban đầu + phí hoạt động. 

Equity Franchise

Đây là hình thức nhượng quyền thương hiệu có tham gia đầu tư vốn. Hiểu đơn giản, thương hiệu sẽ nhượng quyền và tham gia đầu tư với một tỷ lệ vốn nhất định để tham gia vào quá trình kiểm soát hệ thống của bên nhận nhượng quyền. Điều này giúp thương hiệu dễ dàng kiểm soát bên nhận nhượng quyền sử dụng thương hiệu như thế nào. 

Các hình thức nhượng quyền franchise phổ biến
Các hình thức nhượng quyền franchise phổ biến

Non – Business Format Franchise

Non – Business Format Franchise là gì? Đây là hình thức nhượng quyền kinh doanh không toàn diện. Mô hình này có các nguyên tắc quản lý lỏng lẻo. Ví dụ như nhượng quyền phân phối dịch vụ/ sản phẩm. Hoặc nhượng quyền thương hiệu hoặc nhượng quyền công thức sản xuất. 

Ưu – nhược điểm của mô hình franchise là gì?

Về ưu điểm

– Đối với franchisor: 

  • Giúp thương hiệu tăng độ phủ sóng và quy mô kinh doanh với ít chi phí hơn. Từ đó, giúp độ nhận diện trong tâm trí khách hàng tăng cao.
  • Tạo ra nguồn thu nhập ổn định hàng tháng từ việc thu chi phí nhượng quyền. 
  • Tiết kiệm nhiều khoản phí cho hoạt động mở rộng thị trường như chi phí thuê nhân công, nghiên cứu thị trường,…. 

– Đối với franchisee:

  • Tận dụng các lợi thế của thương hiệu như danh tiếng, quy trình sản xuất, tệp khách hàng,… 
  • Nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ bên nhượng quyền như quảng cáo, cách tiếp thị, lựa chọn địa điểm kinh doanh, đào tạo nhân sự,… 
  • Sử dụng sự uy tín của thương hiệu để kinh doanh. Đây là một tài sản vô cùng lớn và cần rất nhiều thời gian để xây dựng. 
  • Có sẵn tệp khách hàng từ hệ thống thương hiệu. 
Franchisee có thể tận dụng sẵn tệp khách hàng của thương hiệu
Franchisee có thể tận dụng sẵn tệp khách hàng của thương hiệu

Về nhược điểm

– Đối với franchisor: 

  • Có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và độ uy tín của thương hiệu do bên nhận nhượng quyền có quy trình vận hành không phù hợp hoặc kinh doanh kém hiệu quả.
  • Mất kiểm soát chi nhánh nhượng quyền nếu như quy trình quản lý kém, không hiệu quả. 

– Đối với franchisee:

  • Không được toàn quyền sở hữu thương hiệu mà phải kinh doanh theo thỏa thuận với thương hiệu
  • Khi một cơ sở gặp vấn đề khiến khách hàng không hài lòng có thể ảnh hưởng đến các cơ sở khác trong cùng thương hiệu. 
  • Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các cửa hàng nhượng quyền khác của thương hiệu
  • Bên nhận nhượng quyền luôn phải hoạt động theo yêu cầu của thương hiệu nên bị hạn chế về sự sáng tạo trong quá trình hoạt động. 

Các thương hiệu nhượng quyền franchise nổi tiếng tại Việt Nam

Theo thống kê, mô hình nhượng quyền kinh doanh đang rất phát triển và có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam. Chúng có rất nhiều thương hiệu lớn (cả trong và ngoài nước) đang phủ sóng trên khắp mọi miền đất nước như: 

Pizza Hut

Pizza Hut là một ông lớn tại Mỹ với hơn 16.000 cửa hàng tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Thương hiệu này nổi tiếng với rất nhiều món ăn như pizza, mỳ Ý, xúc xích, bánh mì bơ tỏi,… 

Thương hiệu Pizza Hut của Mỹ hiện đang có nhiều cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam
Thương hiệu Pizza Hut của Mỹ hiện đang có nhiều cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam

KFC 

KFC là thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng trong ngành F&B. Theo nhiều thông tin khi mua nhượng quyền, KFC bảo hộ độc quyền 1.5 năm để hướng dẫn và đảm bảo quyền lợi kinh doanh cho tất cả các cửa hàng nhượng quyền. 

Chi phí nhượng quyền của KFC dao động từ 2 – 3 triệu USD. Đây là một con số tương đối hợp lý cho các startup. 

Highland Coffee

Highland Coffee đã có hơn 20 năm phát triển và trở thành chuỗi cà phê nhượng quyền thành công nhất của Việt Nam. Hiện nay, thương hiệu này đã có hơn 400 cửa hàng trên khắp 32 tỉnh thành Việt Nam. Chi phí mua nhượng quyền Highland Coffee ban đầu dao động từ 3 – 6 tỷ đồng. 

Ngoài ra, còn rất nhiều thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng và rất thành công khác như: Lotteria, Gong Cha, Jollibee, Kichi Kichi, Burger King,…

XEM THÊM:

Hy vọng qua bài viết chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ franchise là gì và các hình thức nhượng quyền phổ biến. Để một thương hiệu nhượng quyền thành công, ngoài chất lượng sản phẩm thì yếu tố dịch vụ cũng cần được đặt lên hàng đầu. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *