Cụm tính từ là gì? Ví dụ và bài tập minh họa | Tiếng Việt lớp 4

Cụm tính từ là chủ điểm ngữ pháp tiếng Việt lớp 4 quan trọng mà các bạn học sinh cần nắm vững. Vậy cụm tính từ là gì? Cụm tính có vai trò gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để ôn luyện kiến thức về từ loại này nhé!

Tính từ là gì?

Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, hoạt động,… Trong các loại từ loại tiếng Việt, tính từ có khả năng biểu đạt cao nhất. Bởi mỗi tính từ có khả năng khơi gợi cảm xúc và hình ảnh ở nhiều mức độ khác nhau. Chỉ cần thay đổi một chút thì sắc thái biểu đạt của từ cũng thay đổi rất nhiều. 

Tính từ được chia thành 2 loại lớn, đó là:

  • Tính từ tự thân: Có chức năng biểu thị màu sắc, kích thước, phẩm chất, hương vị, mức độ,… của một hiện tượng hay sự vật nhất định.

Ví dụ: đỏ, đen, cao, thấp, béo, gầy, xinh, xấu, nhanh, chậm, đông đúc, hiu quạnh, ầm ĩ, yên ắng,…

Các loại tính từ tự thân thường gặp
Các loại tính từ tự thân thường gặp
  • Tính từ không tự thân: Vốn dĩ chúng không phải là tính từ mà thuộc từ loại khác nhưng được chuyển và dùng như một tính từ. Tính từ tự thân phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sử dụng.

Ví dụ: Cách chơi của anh ấy rất Messi => Tính từ “rất Messi” mang ý nghĩa chỉ cách đá bóng rất giống Messi)

Cụm tính từ là gì lớp 4?

Cụm tính từ là một tổ hợp được tạo thành bởi tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó. Cụm tính từ có cấu tạo phức tạp và ý nghĩa đầy đủ hơn tính từ nhưng hoạt động với chức năng, vị trí giống như tính từ.

Ví dụ về cụm tính từ: 

  1. Đoạn đường này vốn đã rất yên tĩnh
  2. Cái vòi voi sun sun như con đỉa.
  3. Tai voi bè bè như chiếc quạt thóc.
Định nghĩa về cụm tính từ
Định nghĩa về cụm tính từ

Vai trò của cụm tính từ là gì?

Trong câu, cụm tính từ đảm nhận chức năng làm vị ngữ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ (làm chủ ngữ). 

Ví dụ: 

  1. Anh ấy rất cao.
  2. Tuy lửa đã tắt những than vẫn còn rực hồng.

Ngoài ra, cụm tính từ cũng đảm nhận chức năng làm chủ ngữ và bổ ngữ. Tuy nhiên, các chức năng ngữ pháp này rất ít gặp. 

Cấu tạo của cụm tính từ

Cụm tính từ có cấu tạo 3 phần, đó là:

Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau

Thường là các từ:

  • Chỉ mức độ
  • Chỉ cách thức, thời gian
  • Mang hàm ý khẳng định hoặc phủ định
  • Sự tiếp diễn
Tính từ

Thường là các từ:

  • Chỉ ý so sánh
  • Chỉ sự miêu tả
  • Chỉ sự định tính, định lượng
  • Mốc đánh giá,…
đang trẻ như một thanh niên
sáng vằng vặc trên bầu trời
nhỏ bé lại
rất  xinh/ cao/ trắng/ đen,…

Một số cụm từ khác thường gặp trong tiếng Việt

Cụm danh từ

Cụm danh từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong câu, cụm danh từ thường dùng làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc bổ ngữ. 

Cụm danh từ có cấu tạo đầy đủ như sau:

Mô hình cấu tạo chi tiết của cụm danh từ

Ví dụ về cụm danh từ:

Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau
một  cái bánh nhỏ
con đường nhỏ
những  kỉ niệm thơ ấu
tất cả bàn ghế gỗ
những chiếc bút ấy

Cụm động từ

Cụm động từ là cụm từ có động từ là thành phần chính (trung tâm) kết hợp với các thành phần phụ trước và phụ sau tạo thành. Chúng thường đảm nhận chức năng làm vị ngữ trong câu.

Tương tự như cụm tính từ hay cụm danh từ, cụm động từ cũng có cấu tạo 3 phần. 

Ví dụ về cụm động từ:

Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau
đang đùa ở đầu nhà
yêu thương con cái hết mực
đành  tìm cách khác
đã đi  nhiều nước
cũng đi học

Bài tập về cụm tính từ

Để hiểu rõ hơn về khái niệm cụm tính từ là gì Ngữ Văn lớp 6 và sử dụng chính xác, chúng ta sẽ cùng nhau giải một số bài tập sau đây:

Bài tập 1: Hãy đặt câu có chứa cụm tính từ?

Lời giải:

  1. Bầu trời thật trong trẻo.
  2. Những chùm phượng trông thật rực rỡ.
  3. Hồng trông rất gầy và tiều tụy. 

Bài tập 2: Tìm cụm tính từ trong các ví dụ dưới đây và vẽ mô hình cấu tạo của chúng:

  1. Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.
  2. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
  3. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, Sơn thấy rõ như gần.
  4. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.

Lời giải:

Ví dụ Phần trước Phần trung tâm Phần sau
a vốn đã rất yên tĩnh
b nhỏ lại
sáng vằng vặc ở trên không
c trong hơn mọi hôm
d vui lắm
Bài tập về cụm tính từ
Bài tập về cụm tính từ

Bài tập 3: Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:

  1. Cụm tính từ nào có đầy đủ cấu trúc 3 phần?
  1. Vẫn duyên dáng
  2. Xinh đẹp bội phần
  3. Rất chăm chỉ
  4. Còn đẹp lắm

=> Chọn đáp án d.

  1. Xác định cụm tính từ trong các ví dụ dưới đây:
  1. Đang ngồi đan len
  2. Quả roi ngọt lịm như đường.
  3. Rất chuyên cần.
  4. Bỏ học đi chơi

=> Chọn đáp án c.

  1. Cho câu văn “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng.” Phần phụ sau trong cụm tính từ biểu thị ý nghĩa gì?
  1. Vị trí sự vật
  2. Phạm vị của vật
  3. Sự so sánh
  4. Nguyên nhân của tính chất, đặc điểm được đề cập đến.

=> Chọn đáp án a.

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ tính từ và cụm tính từ là gì Tiếng Việt, hy vọng sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn gặp khó khăn khi làm bài tập về cụm tính từ thì hãy để lại bình luận, supperclean.vn sẽ hỗ trợ bạn giải đáp!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *