Câu kể là gì? Phân loại, vai trò và bài tập minh họa

Câu kể là một trong các kiểu câu được dùng rất phổ biến trong tiếng Việt. Vậy câu kể là gì? Có những loại câu kể nào? Câu kể dùng để làm gì?. Những kiến thức về câu kể sẽ được supperclean.vn chia sẻ dưới đây. 

Câu kể là gì?

Câu kể là kiểu câu dùng để kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc hoặc thể hiện tình cảm, tâm tư, ý kiến của con người về một hiện tượng cụ thể trong cuộc sống thường ngày. Câu kể thường có cấu tạo đầy đủ cụm chủ ngữ – vị ngữ. Chúng thường được kết thúc bằng một dấu chấm. 

Câu kể còn được biết đến với tên gọi là câu trần thuật
Câu kể còn được biết đến với tên gọi là câu trần thuật

Ví dụ về câu kể:

  1. Hôm nay, tôi đi khai giảng.
  2. Mẹ tôi là một bác sĩ nha khoa.
  3. Trường của tôi rất to, khang trang và sạch sẽ.
  4. Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi rất xinh và hiền.
  5. Bố tôi là công an giao thông.

Câu kể dùng để làm gì?

Như vậy, bạn đã hiểu thế nào là câu kể lớp 3 rồi phải không? Vậy câu kể dùng để làm gì? Dưới đây là các tác dụng của câu kể:

Dùng để kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc cụ thể

Ví dụ: 

  1. Mẹ tôi là giáo viên mầm non. (dùng để giới thiệu)
  2. Sáng nay, tôi thấy nó dậy rất sớm, ăn mặc chỉnh tề rồi vội vã ra khỏi nhà. (dùng để kể)
  3. Bạn gái nó rất xinh, trắng và cao ráo. (dùng để tả)

Dùng để nói lên ý kiến hoặc thể hiện tâm tư, tình cảm của người nói

Ví dụ: 

  1. Trời hôm nay nắng to quá! (dùng để tả và nêu nhận định của người nói)
  2. Con bé đó khổ quá! Cha thì ốm yếu, bệnh tật; còn mẹ thì bỏ đi. (thể hiện sự thương hại của người nói)
Vai trò của câu kể trong giao tiếp
Vai trò của câu kể trong giao tiếp

Câu kể là gì? – Cách phân loại

Câu kể là câu gì? Đó là kiểu thường có cấu trúc như ai làm gì? ai là gì? ai thế nào? Do vậy, người ta thường dựa vào cấu trúc của câu kể để phân loại. Gồm có:

Câu kể ai là gì

Đây là kiểu câu kể dùng để giới thiệu, nhận xét, nêu định nghĩa về con người, sự vật hoặc sự việc cụ thể nào đó. Câu kể ai là gì lớp 4 có cấu 2 phần, đó là:

  • Chủ ngữ: Trả lời cho câu hỏi con gì, cái gì. Chủ ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhận.
  • Vị ngữ: Trả lời cho câu hỏi là con gì, là cái gì. Vị ngữ sẽ nói rõ về đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của đối tượng được nhắc đến trong chủ ngữ. Vị ngữ thường do danh từ, cụm danh từ, tính từ đảm nhận.

Chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể ai là gì nối với nhau bằng từ “là”. 

Ví dụ về câu kể ai là gì:

  1. Quả là một bộ phận của cây.
  2. Chị gái tôi là luật sư.
  3. Lan là một học sinh giỏi.
  4. Đây là ngôi trường rộng nhất thành phố.
  5. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. 

Câu kể ai làm gì

Đây là kiểu câu kể dùng để kể, tả về hoạt động, hành động của con người, sự vật, sự việc cụ thể nào đó. Câu kể ai làm gì cũng có cấu tạo 2 phần, đó là:

  • Chủ ngữ: Có thể là người hoặc con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa và thực hiện hành động được nhắc đến trong vị ngữ. Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ đảm nhận.
  • Vị ngữ: Nêu rõ về hoạt động của đối tượng được nhắc đến trong chủ ngữ. Vị ngữ thường do động từ đảm nhận.

Để hiểu rõ thế nào là câu kể ai làm gì, mời bạn đọc cùng tham khảo ví dụ dưới đây:

  1. Một đàn cò trắng đang bay lượn trên bầu trời.
  2. Cô ấy nấp sau cánh cửa.
  3. Thầy giáo đứng trên bục giảng.
  4. Hoa nhét vội lá thư vào tay Hùng rồi chạy biến. 
  5. Chú mèo con đang rình chuột sau nhà. 
Bảng tóm tắt kiến thức về các loại câu kể thường gặp
Bảng tóm tắt kiến thức về các loại câu kể thường gặp

Câu kể ai thế nào

Câu kể ai thế nào là gì? Đây là kiểu câu dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm, trạng thái của con người, sự việc, sự vật được nhắc đến trong chủ ngữ. Các thành phần chính của câu kể ai thế nào là:

  • Chủ ngữ: Trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì và thường do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhận.
  • Vị ngữ: Đề cập đến đặc điểm, trạng thái, tính chất của sự vật được chủ ngữ đề cập đến. Vị ngữ do tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ tạo thành. 

Ví dụ về câu kể ai thế nào:

  1. Bộ quần áo rộng, dài và rất xấu.
  2. Chiếc bảng đen cũ kỹ.
  3. Cỏ cây, hoa lá héo rũ rượi.
  4. Hoa rất trung thực và thẳng thắn.
  5. Căn phòng rộng rãi nhưng trống trơn. 

Bí quyết giúp bé làm bài tập về câu kể hiệu quả

Để chinh phục các dạng bài tập về câu kể, câu kể ai là gì, câu kể ai thế nào,… các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp sau khi dạy trẻ:

  • Củng cố kiến thức lý thuyết về khái niệm, tác dụng và đặc điểm của câu kể là gì lớp 4 để trẻ có kiến thức tổng quan nhất.
  • Thường xuyên làm bài tập về câu kể để áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, tránh trường hợp học vẹt. 
  • Thường xuyên đặt câu hỏi liên quan đến câu kể hoặc liên hệ đến các hoạt động thực tiễn thường ngày để giúp con hiểu và ghi nhớ hiệu quả hơn. 

Bài tập ôn luyện về câu kể

Ví dụ 1: Câu kể là câu như thế nào?

  1. Kết thúc bằng dấu chấm
  2. Dùng để giới thiệu, kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.
  3. Dùng để nêu lên ý kiến hoặc bày tỏ cảm xúc, tâm tư, nguyện vọng của người nói.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

=> Chọn đáp án d. 

Ví dụ 2:  Hãy tìm câu kể ai là gì trong các đoạn văn dưới đây:

Giáo viên chủ nhiệm dẫn vào lớp một bạn mới và nói với chúng tôi: “Đây là Hồng Anh, thành viên mới của lớp chúng ta. Bạn Hồng Anh là học sinh từ trong Nam chuyển ra. Bạn ấy là một ca sĩ nhí tài năng. Các em hãy làm quen với bạn mới đi nào”. Cả lớp vỗ tay để chào đón bạn mới. Còn Hồng Anh thì mới xấu hổ, chỉ bẽn lẽn gật đầu. 

Lời giải: 

Câu kể ai là gì được sử dụng trong đoạn văn trên là: 

  1. Đây là Hồng Anh, thành viên mới của lớp chúng ta. => Dùng để giới thiệu
  2. Bạn Hồng Anh là học sinh từ trong Nam chuyển ra. => Dùng để giới thiệu
  3. Bạn ấy là một ca sĩ nhí tài năng. => Dùng để nhận định.
Một số bài tập thường gặp về câu kể
Một số bài tập thường gặp về câu kể

Ví dụ 3: Hãy cho biết các câu kể dưới đây dùng để làm gì?

  1. Chiều chiều, đám trẻ mục đồng hò hét nhau cùng đi thả diều.
  2. Bầu trời trong vắt và rất xanh.
  3. Anh trai tôi rất chu đáo và đĩnh đạc.
  4. Mọi người trong gia đình tôi rất hạnh phúc khi gặp lại cô Ba.
  5. Anh trai tôi là lính biên phòng, rất ít khi về nhà. 

Lời giải:

  1. Dùng để kể
  2. Dùng để tả
  3. Thể hiện đánh giá, nhận định của người nói. 
  4. Nhận định của người nói.
  5. Dùng để giới thiệu và nhận định của người nói. 

Ví dụ 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn về chủ đề tự chọn có sử dụng câu kể. 

Tôi có 5 người bạn thân. Chúng tôi mỗi người một sở thích, một tính cách nhưng lại rất hòa hợp, chơi với nhau từ khi lọt lòng cho đến nay. Nam là người rất năng nổ và hoạt bát. Cậu ấy là là người đầu têu mỗi cuộc vui của chúng tôi. Hưng thì hiền lành, hơi ít nói nhưng rất tốt bụng. Hương là cô gái dịu dàng, xinh xắn và có khả năng ngoại giao rất tốt. Ngọc là người tháo vát, sôi nổi và rất khéo tay. Lan là cô gái hơi nhút nhát, ngại tiếp xúc với người lạ nhưng hát rất hay.

XEM THÊM:

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về câu kể là gì lớp 3. Nếu bạn có thắc mắc hay gặp khó khăn khi làm bài tập về câu kể thì hãy để lại câu hỏi dưới bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *