Dẫn chứng là gì? Lý lẽ là gì? Cách lấy dẫn chứng khi làm văn nghị luận

Ngoài luận điểm thì lý lẽ và dẫn chứng cũng đóng vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận. Vậy dẫn chứng là gì? Lý lẽ là gì? Cách lấy dẫn chứng thuyết phục và gây ấn tượng như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Dẫn chứng là gì?

Dẫn chứng là bằng chứng được đưa ra để làm cơ sở chứng minh cho luận điểm, luận cứ. Dẫn chứng tạo nền tảng vững chắc cho lập luận, giúp bài văn nghị luận có “chất sống”, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn. 

Khái niệm về dẫn chứng
Khái niệm về dẫn chứng

Lý lẽ là gì?

Lý lẽ là những lời lẽ để khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề nào đó. Trong văn nghị luận, lý lẽ phải đơn giản, ngắn gọn; tránh dài dòng, khó hiểu và làm sáng tỏ luận điểm.

Ví dụ về lý lẽ: Hồng là học sinh giỏi, bạn ấy học tốt rất nhiều môn học như Toán, Tiếng Anh, Tin Học,…

Lý lẽ là lý luận, đánh giá cá nhân về một vấn đề cụ thể
Lý lẽ là lý luận, đánh giá cá nhân về một vấn đề cụ thể

Phạm vi dẫn chứng là gì?

Phạm vi dẫn chứng là phạm vi, khuôn khổ đề tài để lấy dẫn chứng khi làm văn nghị luận. Phạm vi dẫn chứng trong văn nghị luận được chia thành 2 nhóm chính, đó là:

  • Phạm vi dẫn chứng trong các tác phẩm văn học: Đó có thể là một đoạn thơ, bài thơ, nhân vật (lời nói, ngoại hình, hành động, diễn biến tâm lý), tình tiết truyện, hình ảnh, xung đột kịch,… Tất cả các dẫn chứng đều được lấy trong khuôn khổ các tác phẩm văn chương để phục vụ cho dạng bài nghị luận văn học.
  •  Phạm vi dẫn chứng xã hội: Đó là các dẫn chứng về người thật, việc thật trong xã hội. Các dẫn chứng này thường được sử dụng trong bài văn nghị luận xã hội. 

Vai trò của dẫn chứng là gì?

Trong văn nghị luận, dẫn chứng đóng vai trò đặc biệt quan, giúp tăng sức thuyết phục cho hệ thống luận điểm và luận cứ. Nếu thiếu dẫn chứng thì các lý lẽ đưa ra dù sắc bén đến đâu cũng không đủ sức thuyết phục, không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe. Khi đó, bài văn nghị luận trở thành những triết lý suông của riêng bạn. 

Bên cạnh đó, dẫn chứng tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của độc giả. Đồng thời cũng chứng tỏ sự hiểu biết về đề tài và vốn kiến thức xã hội của người làm. 

Giúp bài văn hay, hấp dẫn và có tính thuyết phục cao
Giúp bài văn hay, hấp dẫn và có tính thuyết phục cao

Cách đưa dẫn chứng vào bài 

Thông thường, mỗi luận điểm sẽ có một dẫn chứng đi kèm. Tuy nhiên, nếu không chọn đúng lý lẽ và phân tích sâu vào dẫn chứng thì bài viết sẽ rất nhạt nhòa hoặc đi sai trọng tâm. Do vậy, khi lấy dẫn chứng, bạn cần ghi nhớ kiến thức sau: 

  • Bài văn nghị luận về hiện tượng xã hội: Nên đưa nhiều dẫn chứng vào phần trình bày thực trạng. 
  • Bài văn nghị luận về đạo lý, tư tưởng: Trong phần chứng minh và phân tích cần có dẫn chứng đi kèm. 

Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

Đối với dạng bài này, bạn phải thích sự tử tế là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với con người. Đồng thời, đưa ra thực trạng về sự tử tế trong cuộc sống (cả mặt tích cực và tiêu cực). Trong phần này, bạn cần đưa ra các dẫn chứng cụ thể. Ví dụ như sau:

  • Dẫn chứng về việc làm tử tế: Trong series “Những điều nhỏ xíu”, Hoa hậu Thùy Tiên đã kể câu chuyện về hành trình ê kíp của mình đi đăng ký hiến tạng và hiến xác cho y học tại chùa Giác Ngộ. Sau khi chương trình lên sóng, phía nhà chùa đã tiếp nhận rất nhiều đơn đăng ký hiến tạng mới. 
  • Dẫn chứng về sự việc thiếu tử tế: Lợi dụng dịch bệnh, nhiều cơ sở kinh doanh đã bán khẩu trang với mức giá “trên trời”,… 

Ngoài ra, để dẫn dắt dẫn chứng vào bài, bạn có thể tham khảo một số cách gợi mở như sau: 

  • Câu nói trên khiến tôi nhớ đến….
  • …. là minh chứng “sống” cho…..
  • Quả thật, chúng ta đã từng bắt gặp trong thực tế….. 

Cách lấy dẫn chứng cho bài văn nghị luận

Khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của dẫn chứng là gì, ta cần biết cách lựa chọn và đưa vào thật khéo léo để tăng sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài văn. Dưới đây là các cách lấy dẫn chứng hiệu quả nhất:

Đưa ra số liệu cụ thể

Khi lấy dẫn chứng trong bài văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội nên đưa ra các số liệu cụ thể và rõ ràng. Chúng sẽ trở thành những “con số biết nói” giúp tăng sức thuyết phục cho lập luận. 

Ví dụ: Khi bàn luận về vấn đề ô nhiễm môi trường, bạn có thể đưa ra những con số về lượng rác thải ra mỗi ngày như: “mỗi ngày có khoảng 35 tấn rác được thải ra đại dương”, “mỗi năm, Việt Nam dùng hơn 100000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; trung bình mỗi ngày thải ra hơn 23 triệu tấn chất thải sinh hoạt, trong đó lượng chất thải nguy hại lên đến 630 nghìn tất”,…. 

Đưa ra số liệu chính xác, chi tiết
Đưa ra số liệu chính xác, chi tiết

Lấy dẫn chứng là các sự việc hiển nhiên

Sự việc hiển nhiên là những việc làm tiêu biểu, được dư luận xã hội thừa nhận rộng rãi. Dẫn chứng này sẽ giúp tăng tính chính xác cho vấn đề, giúp người đọc hoàn toàn tin tưởng vào các lý lẽ và luận điểm bạn đưa ra. 

Ví dụ: Khi bàn luận về ô nhiễm môi trường, ngoài việc đưa ra số liệu cụ thể, bạn có thể chỉ ra các tác hại của ô nhiễm môi trường như: biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, ô nhiễm nguồn nước/ đất, mất cân bằng hệ sinh thái,…. 

Lấy dẫn chứng về người nổi tiếng

Nhân vật nổi tiếng được nhiều người biết đến và thừa nhận. Vì vậy, các dẫn chứng này sẽ tạo hiệu quả thuyết phục tốt hơn. 

Tuy nhiên, cần đảm bảo dẫn chứng về người nổi tiếng phải phù hợp với chủ đề bàn luận. 

Ví dụ: Khi bàn luận về chủ đề “tình thương”, “sự cho đi là mãi mãi”, “ cuộc sống tươi đẹp” có thể lấy các dẫn chứng thực tế như: 

  • Cô gái nhỏ 7 tuổi Nguyễn Hải An mắc căn bệnh ung thư đã quyết định hiến giác mạc để mang lại ánh sáng cho người khác. 
  • Kiến trúc sư Phạm Qúy Đình với hành trình hơn 365.000km xuyên Việt và xây dựng 105 ngôi trường cho trẻ em vùng cao. 

Trích câu nói của những người nổi tiếng

Đây cũng là cách lấy dẫn chứng được nhiều người lựa chọn. Chúng sẽ giúp cho bài văn nghị luận trở nên thú vị hơn, không bị khô khan. 

Các sai lầm khi lấy dẫn chứng cho bài văn nghị luận

Dẫn chứng là gì? Dẫn chứng để nền tảng và cơ sở để chứng minh tính đúng đắn cho lý lẽ, luận điểm nêu ra. Bởi vậy, dẫn chứng phải thật hấp dẫn và chính xác thì mới đủ sức thuyết phục. Dưới đây là các sai lầm thường gặp khi lấy dẫn chứng:

Dẫn chứng cũ, không thực tế

Nhiều học sinh chỉ chăm chăm vào các bài văn mẫu của giáo viên mà không cập nhật kiến thức xã hội. Vì vậy, các bạn thường lấy dẫn chứng cũ thay vì dẫn chứng đương thời. Điều này khiến bài nghị luận trở nên cũ kỹ và bị đánh giá là thiết kiến thức xã hội.

Lấy dẫn chứng chung chung

Lỗi này thường xảy ra khi làm các chủ đề liên quan đến phẩm chất con người. Ví dụ, khi đề cập đến một tính cách tốt đẹp, các bạn thường lấy hình tượng Bác Hồ. Dẫn chứng này không sai nhưng nó kiến bài văn trở nên kém nổi bật.

Hoặc những dẫn chứng chung chung như “hiện nay có nhiều bạn học sinh lười đọc sách….”. Đây là dẫn chứng yếu, không có sức thuyết phục. 

Các lỗi sai khi lấy dẫn chứng 
Các lỗi sai khi lấy dẫn chứng

Không phân tích dẫn chứng

Mặc dù lấy dẫn chứng rất hay nhưng không phân tích hay bình luận thì bài văn nghị luận này cũng không được đánh giá cao. Vậy nên hãy lưu ý để tránh lỗi này nhé!

Bài văn nghị luận cần bao nhiêu dẫn chứng?

Không có yêu cầu cụ thể cho bài văn cần bao nhiêu dẫn chứng là đủ. Số dẫn chứng nên căn cứ trực tiếp vào yêu cầu đề và dung lượng bài viết. Một bài luận không thể có một dẫn chứng vì nó không đủ làm sáng tỏ vấn đề. Đồng thời, cũng không nên dẫn quá nhiều dẫn chứng sẽ làm “loãng” vấn đề.

Tóm lại, bạn xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh và phương diện để sử dụng lượng dẫn chứng phù hợp. Thông thường, cứ một lý lẽ và luận điểm cần ít nhất 1 dẫn chứng để làm sáng tỏ. 

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết chia sẻ lí lẽ và dẫn chứng là gì cũng như cách đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận. Supperclean.vn hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các bạn làm bài văn nghị luận tốt nhất và đạt điểm cao!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *