Nhân vật trữ tình là gì? So sánh nhân vật trữ tình và nhân vật kịch

Nhân vật trữ tình là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong văn học, đặc biệt là văn học trữ tình. Những nhân vật này luôn mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc, tình cảm chân thành. Vậy bạn có biết nhân vật trữ tình là gì không? Nhân vật trữ tình có đặc điểm gì khác so với nhân vật kịch?

Nhân vật trữ tình là gì?

Nhân vật trữ tình là một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong văn học; chỉ các nhân vật sở hữu tâm hồn thi sĩ cùng cảm xúc sâu sắc và chân thành. Những nhân vật này thường xuất hiện chủ yếu trong các tác phẩm văn học trữ tình. 

Nó phản ánh tâm trạng, tình cảm cũng như suy ngẫm của tác giả thông qua những trải nghiệm, khó khăn hay những mâu thuẫn trong cuộc sống của chính nhân vật.

Nhân vật trữ tình xuất hiện trong các tác phẩm thơ ca trữ tình
Nhân vật trữ tình xuất hiện trong các tác phẩm thơ ca trữ tình

Ví dụ: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai?” Nhân vật trữ tình của câu ca dao có thể là một cô gái hay một chàng trai đang yêu, đang tương tư. Mặc dù nhân vật trữ tình trong câu ca dao này không phải là ai cụ thể nhưng nhờ vậy mà nhiều người tìm thấy được tâm trạng của bản thân mình trong câu ca dao đó.

Đặc điểm của nhân vật trữ tình là gì?

  • Tình cảm sâu sắc, chân thành: Nhân vật trữ tình thể hiện tình cảm một cách trọn vẹn chứ không hề hời hợt hay ích kỷ. Họ có thể yêu, ghét, trân trọng hoặc là căm thù một cách rất mãnh liệt.
  • Tâm hồn thi sĩ, yêu thơ ca: Nhân vật trữ tình thường có tâm hồn nghệ sĩ, đam mê nghệ thuật, đặc biệt đó là thơ ca. Họ có khả năng diễn đạt những cảm xúc và suy tư của mình thông qua các ngôn ngữ nghệ thuật.
  • Cảm xúc phức tạp, mâu thuẫn: Nhân vật trữ tình có tâm hồn phức tạp, thường chịu ảnh hưởng của những mâu thuẫn hay những khó khăn trong cuộc sống. Điều này khiến cho họ dễ dàng thấu hiểu cũng như đồng cảm với những nỗi đau hay niềm vui của người khác.
  • Thường gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống: Nhân vật trữ tình thường phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Từ đó rèn luyện nên tính cách và trí tuệ của họ.

Vai trò của nhân vật trữ tình

Nhân vật trữ tình thể hiện suy nghĩ, tình cảm
Nhân vật trữ tình thể hiện suy nghĩ, tình cảm
  • Thể hiện tình cảm và suy nghĩ sâu sắc: Nhân vật trữ tình chính là người biểu đạt những cảm xúc, tình cảm cung như suy nghĩ sâu sắc của tác giả hoặc là của chính bản thân nhân vật. Họ giúp cho người đọc tiếp cận với những giá trị nhân văn và suy ngẫm về tình yêu, hy vọng hay sự đau khổ của cuộc sống.
  • Tạo động lực cho người đọc: Nhân vật trữ tình thường có sức ảnh hưởng rất lớn đến người đọc, đặc biệt là với người có cùng suy nghĩ và tình cảm. Họ có thể giúp cho người đọc cảm nhận được những cảm xúc, tình cảm đầy chân thành; tình yêu cuồng nhiệt và động viên tinh thần của người đọc
  • Tạo nên giá trị văn học: Nhân vật trữ tình giúp cho các tác phẩm trở nên phong phú, đầy cảm hứng và gợi cảm. Họ giúp tác giả thể hiện được một cách trọn vẹn và sâu sắc những tình cảm, tâm trạng và suy nghĩ của mình.
  • Tạo sự đa dạng cho văn học: Nhân vật trữ tình giúp cho văn học trở nên phong phú và đa dạng hơn. 

Phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật kịch

Trong nhiều tác phẩm nghệ thuật thì nhân vật trữ tình và nhân vật kịch thường là những đối tượng được khai thác nhằm mang lại những cung bậc cảm xúc đặc biệt cho câu chuyện. Hai loại nhân vật này đều có những vai trò và đóng góp riêng trong câu chuyện.

Nhân vật kịch là gì?

Nhân vật kịch - chỉ xuất hiện trong các vở kịch
Nhân vật kịch – chỉ xuất hiện trong các vở kịch

Nhân vật kịch là những nhân vật được xây dựng để thể hiện tính cách, hành vi hoặc những tình huống kịch tính ở trong câu chuyện. Nhân vật kịch thường được tạo ra để làm nổi bật các tình tiết gay cấn, căng thẳng hay gây sốc cho câu chuyện. Một số đặc điểm của nhân vật kịch như:

  • Mang tính đột ngột, bất ngờ; thường xuyên tạo ra những tình huống có tính gây cấn.
  • Thể hiện tính cách phức tạp, đa chiều và thường có những động cơ hoặc là hành động gây ra tranh cãi.
  • Thường là đối thủ hoặc đối địch với nhân vật chính; tạo ra các mâu thuẫn và xung đột.
  • Không nhất thiết phải thay đổi hoặc là phát triển trong quá trình câu chuyện diễn ra.

XEM THÊM:

Phân biệt nhân vật kịch và nhân vật trữ tình

  • Giống nhau

– Nhân vật trữ tình và nhân vật kịch đều là nhân vật do nghệ sĩ sáng tạo ra; được thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ.

– Nhân vật trữ tình và nhân vật kịch đều là yếu tố cơ bản nhất trong một tác phẩm; là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề tư tưởng. Nó được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung để khắc họa.

  • Khác nhau
Nhân vật trữ tình Nhân vật kịch
Nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc thường là cảm xúc của cá nhân trước một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Tuy nhiên nó lại mang tính khái quát; hay nói cách khác là cảm xúc đó đại diện cho tâm trạng của nhiều người. Nhân vật kịch thường có tính cách nổi bật (hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc anh hùng hoặc đê hèn…) và trong một vở kịch thì thường chia nhân vật ra thành các tuyến. Mâu thuẫn, xung đột trong kịch cũng chính là mâu thuẫn, xung đột của các tuyến nhân vật này.
Nhân vật trong các tác phẩm trữ tình là loại nhân vật mang nhiều cảm xúc khác nhau. Vào thời điểm mới xuất hiện trong tác phẩm thì thường mang tâm sự giãi bày. Mỗi một tác phẩm đều sẽ thể hiện một hoặc là nhiều tâm sự giãi bày nào đó. Nhân vật thường xuất hiện trong dòng xoáy của cuộc sống – vào lúc mà cuộc sống sôi động nhất. Nhân vật xuất hiện để giải quyết các xung đột. Nói cách khác, lúc mâu thuẫn xuất hiện, lúc cuộc đời xung đột thì nhân vật kịch mới xuất hiện.
Nhân vật trữ tình không hành động và mọi tác động của môi trường sống thì chỉ dẫn đến các cảm xúc buồn hoặc là vui chứ nó không hề dẫn đến hành động cụ thể nào cả. Nhân vật kịch là nhân vật hành động, thông qua hành động nhân vật bộc lộ được tính cách của mình. 
Nhân vật trữ tình chỉ xuất hiện khi mà sự việc đã xảy ra; lúc mà cuộc sống bao quanh nó không còn sự sôi động với tất cả sự gay cấn của nó nữa. Đặc điểm của thể loại trữ tình này là biểu cảm; thể hiện cảm xúc chủ quan của một chủ thể đối với một hoặc là nhiều sự vật, sự kiện nào đó trong thế giới khách thể. Tức là bộc lộ cảm xúc về một điều gì đó đã xảy ra rồi hay đã diễn ra chứ không còn là ở lúc cao trào và sôi động nhất nữa. Nhân vật kịch có sự biến đổi dễ dàng, nhanh chóng cùng với việc giải quyết các xung đột. Nghĩa là phải đứng trong cuộc, liên tục phải thay đổi mình để phù hợp với xung đột, mâu thuẫn kịch và đi giải quyết xung đột, mâu thuẫn ấy. Nếu như chỉ đứng ngoài và đợi khi sự việc xảy ra, không còn cao trào nữa thì không ai xem kịch cả.
Nhân vật trữ tình ít nhiều gắn bó với cuộc đời thực của tác giả nhưng không có nghĩa là nó đồng nhất với tác giả. Qua nhân vật trữ tình thì chúng ta có thể thấy được bóng dáng của tác giả.  Nhân vật trong kịch thì chỉ tồn tại trong bối cảnh xã hội của vở kịch đó. Thông qua xã hội trong vở kịch để phản ánh cuộc sống xã hội thật ngoài đời.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến nhân vật trữ tình là gì cũng như sự khác biệt giữa nhân vật trữ tình và nhân vật kịch. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại nhân vật này và dễ dàng hơn trong việc phân tích các tác phẩm văn học.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *